PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BÀI 1. NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ.docx

Ngày soạn:…/…/… Ngày dạy:…/…/… BÀI 1: NGHỀ NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC KĨ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ I. MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Kiến thức Sau bài học này, HS sẽ: - Trình bày được khái niệm nghề nghiệp. - Trình bày được tầm quan trọng của nghề nghiệp đối với con người và xã hội. - Trình bày được ý nghĩa của việc lựa chọn đúng đắn nghề nghiệp của mỗi người. - Kể tên và phân tích được đặc điểm, những yêu cầu chung của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. 2. Năng lực Năng lực chung: - Năng lực giao tiếp và hợp tác: thông qua hoạt động nhóm. - Năng lực tự chủ và tự học: thông qua việc chủ động, tích cực thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: thông qua tìm tòi, khám phá thêm về các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. Năng lực riêng: - Nhận thức công nghệ: Phân tích được đặc điểm, yêu cầu của các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ. - Giao tiếp công nghệ: Vận dụng được kiến thức đã học vào thực tế để phân biệt được các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ; biết cách bổ sung thêm các thông tin liên quan đến ngành nghề này; Chủ động học tập, tìm hiểu các ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ.
3. Phẩm chất - Trách nhiệm: có trách nhiệm tìm hiểu các nội dung bài học và các tài liệu liên quan. - Chăm chỉ: vận dụng kiến thức đã học về yêu cầu, đặc điểm của các ngành nghề vào việc tìm hiểu các ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật, công nghệ phù hợp với bản thân. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC 1. Đối với giáo viên - Giáo án, SGK, SGV, SBT Công nghệ định hướng nghề nghiệp 9 – Kết nối tri thức. - Hình ảnh về một số ngành nghề thuộc lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. - Phiếu học tập. - Máy tính, máy chiếu (nếu có). 2. Đối với học sinh - SHS, SBT Công nghệ định hướng nghề nghiệp 9 – Kết nối tri thức. - Đọc trước nội dung bài học và sưu tầm tranh ảnh, tư liệu về bài học Nghề nghiệp trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Huy động khả năng quan sát và sự hiểu biết của HS để tìm hiểu ngành nghề trong lĩnh vực kĩ thuật và công nghệ. Thu hút HS chú ý tới chủ đề bài học. b. Nội dung: GV yêu cầu HS quan sát Hình 1.1 SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: - Mỗi người trong hình làm nghề gì? - Em hãy mô tả công việc của những nghề đó? c. Sản phẩm: HS nêu tên nghề nghiệp và mô tả công việc của những nghề trong Hình 1.1. d. Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV yêu cầu HS làm việc cá nhân, quan sát Hình 1.1 SGK tr.5 và trả lời câu hỏi: - Mỗi người trong hình làm nghề gì? - Em hãy mô tả công việc của những nghề đó? Hình 1.1. Hình ảnh minh họa một số nghề nghiệp trong xã hội Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS quan sát hình ảnh, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi. - GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện 4 HS lần lượt nêu tên nghề nghiệp và mô tả công việc của những nghề trong Hình 1.1. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án: Tên nghề nghiệp và mô tả công việc của những nghề trong Hình 1.1: - Cảnh sát giao thông: + Thực hiện mệnh lệnh, lên kế hoạch kiểm tra, rà soát các hành vi vi phạm, thực hiện, tổ chức các công tác ngăn chặn hành vi vi phạm an toàn giao thông và xử lí các hành vi vi phạm. + Thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, nhằm mục đích đảm bảo trật tự, an ninh đường bộ trên những tuyến đường được giao nhiệm vụ. - Giáo viên: + Giảng dạy, giáo dục cho HS, lên kế hoạch, tiến hành các tiết dạy học, thực hành và phát triển các khóa học nằm trong chương trình giảng dạy của nhà trường. + Là người kiểm tra, ra đề, chấm điểm thi cho HS để đánh giá chất lượng từng người. - Thợ sơn: Người chuyên đi làm các công việc để làm cho các công trình trở nên hoàn thiện và đẹp hơn thông qua quy trình làm việc và các công việc chuẩn bị cho quá trình sơn nhà ở, các công trình lớn, tùy thuộc vào từng loại công trình khác nhau mà môi trường làm việc của thợ sơn tường vì thế cũng có sự thay đổi. + Nhà khoa học: Nghiên cứu về hệ thống các tri thức, các hiện tượng tự nhiên, xã hội cùng các phương pháp khoa học.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.