Nội dung text ĐỀ 2 - GV.docx
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. ĐÁP ÁN + LỜI GIẢI CHI TIẾT PHẦN I. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NGHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN 1.C 2.C 3.B 4.D 5.A 6.D 7.D 8.A 9.A 10.B 11.A 12.C 13.D 14.D 15.C 16.C 17.A 18.A PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a) Đ 3 a) Đ b) Đ b) S c) S c) Đ d) S d) Đ 2 a) S 4 a) S b) Đ b) S c) Đ c) S d) S d) S PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa chúng có khoảng cách. C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. Câu 1: Chọn đáp án C Lời giải: A. đúng B. đúng. Có thể khoảng cách là lớn, là nhỏ nhưng giữa chúng phải có khoảng cách nó sẽ giãn đoạn. C. sai. Với nước sẽ bị ngược lại. Trong nước khi ta giảm nhiệt độ của nó dưới 4 0 C thì nó sẽ nở ra khi nhiệt độ giảm và co lại khi nhiệt độ tăng D. đúng. Chọn đáp án C Câu 2: Hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng. Câu 2: Chọn đáp án C Lời giải: A. đúng B. đúng. Đốt một ngọn nến → Chuyển từ thể rắn sang thể lỏng C. Đốt một ngọn đèn dầu → Đốt cái dầu ở dạng lỏng → dầu sẽ thấm qua sợi bấc → đốt trực tiếp sợi dây, khi sợ dây cháy sẽ cháy cả dầu thấm vào sợ dây đó D. đúng. Đúc một cái chuông đồng → đầu tiên phải nấu nóng chảy các khối đồng → sau đó đưa dạng đồng nóng chảy vào khuân để đúc Mã đề thi: 2
Chọn đáp án C Câu 3: Máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng cuộn thứ cấp thì có thể A. giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp. B. tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp. C. giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp. D. tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp. Câu 3: Chọn đáp án B Lời giải: Cuộn sơ cấp lớn hơn cuộn thứ cấp → Máy hạ áp → Làm giảm điện áp → Tăng dòng điện PUI không đổi; U giảm; I tăng Chọn đáp án B Câu 4: Lực Lorentz là A. lực Trái Đất tác dụng lên vật. B. lực điện tác dụng lên điện tích. C. lực từ tác dụng lên dòng điện. D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường. Câu 4: Chọn đáp án D Lời giải: Lực Lorentz là lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường fqvB fB fv →→ →→ Chọn đáp án D Câu 5: Nếu chất A có nhiệt dung riêng lớn hơn chất B, thì chất nào sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn để tăng nhiệt độ của 1 kg chất lên 1 K? A. Chất A B. Chất B C. Cả hai cần nhiệt lượng như nhau. D. Không so sánh được. Câu 5: Chọn đáp án A Lời giải: Nhiệt lượng thu vào: Qm.c.t Cùng m, cùng ∆t chất nào có nhiệt dung riêng lớn hơn → cần cung cấp nhiều nhiệt lượng riêng Chọn đáp án A Câu 6: Trong thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của cục nước đá không cần thiết phải có dụng cụ nào sau đây? A. Đồng hồ bấm giây. B. Oát kế. C. Nhiệt lượng kế. D. Thước mét. Câu 6: Chọn đáp án D Lời giải: Thí nghiệm với bình nhiệt lượng kế: Được cấp năng lượng từ 1 nguồn đun có công suất là P, thời gian t, cung cấp nhiệt lượng Q để làm m kg nước đá nóng chảy P.tQm P.t m + Cần 1 đồng hồ bấm giây để xác định thời gian đun + Cần Oát kế để xác định công suất đun + Cần 1 nhiệt lượng kế để có một môi trường trao đổi nhiệt tốt Chọn đáp án D Câu 7: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.10 6 J/kg ở nhiệt độ 100 0 C có nghĩa là A. một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J để bay hơi hoàn toàn. B. mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J để bay hơi hoàn toàn. C. mỗi kilogam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100 0 C D. mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100 0 C Câu 7: Chọn đáp án D Lời giải:
Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.10 6 J/kg ở nhiệt độ 100 0 C có nghĩa là: mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100 0 C Chọn đáp án D Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không thể hiện rõ thuyết động học phân tử? A. Không khí nóng thì nổi lên cao, không khí lạnh chìm xuống trong bầu khí quyển. B. Mùi nước hoa lan tỏa trong một căn phòng kín. C. Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn trong nước yên lặng. D. Cốc nước được nhỏ mực, sau một thời gian có màu đồng nhất. Câu 8: Chọn đáp án A Lời giải: B. đúng. Nói đến sự các phân tử chuyển động hỗn loạn về xung quanh C. đúng. Mặt nước dù yên lặng các hạt phấn hoa vẫn chuyển động hỗn loạn bởi vì các phân tử chất lỏng trên bề mặt nước yên lặng (nhưng thực ra các phân tử chuyển động hỗn loạn), va chạm với các hạt phấn hoa. Nhìn các hạt phấn hoa cũng chuyển động hỗn loạn theo sự va chạm giữa các phân tử nước trên bề mặt nước D. đúng. Nói đến sự hoà tan. Khi ta quấy mực tím và cốc nước → thấy được sự hoà tan → các phân tử chất lỏng chuyển động về các phía tan ra → có màu đồng nhất trong cốc nước Chọn đáp án A Câu 9: Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào A. hình dạng và kích thước của mạch điện. B. đường kính của dây dẫn làm mạch điện. C. khối lượng riêng của dây dẫn. D. điện trở suất của dây dẫn. Câu 9: Chọn đáp án A Lời giải: Ta có: B B.S.cosS B;n →→ Hình dạng và kích thước nói lên diện tích của khung dây Vì dụ: Cho hình vuông có cạnh dài a → Diện tích: 2Sa Chọn đáp án A Câu 10: Thể tích của một lượng khí nhất định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối ở áp suất không đổi là nội dung của A. Định luật Boyle. B. Định luật Charles. C. Định luật Gay Lussac. D. Định luật Danhton. Câu 10: Chọn đáp án B Lời giải: pV const T VTpconst∼ Định luật Boyle → Đẳng nhiệt Định luật Gay Lussac → Đẳng tích Định luật Danhton → áp suất của hỗn hợp khí Chọn đáp án B Câu 11: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng liên hệ giữa A. Áp suất, thể tích và nhiệt độ của khí. B. Khối lượng, thể tích và nhiệt độ của khí. C. Áp suất, nhiệt độ và số mol của khí. D. Khối lượng, áp suất và số mol của khí. Câu 11: Chọn đáp án A Lời giải: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng: pV const T → Áp suất, thể tích và nhiệt độ của khí
Số mol xuất hiện ở phương trình Claperon: pV nR T Chọn đáp án A Câu 12: Để tăng động năng chuyển động nhiệt trung bình của các phân tử chất khí trong một ống xi lanh, ta A. Cho ống xi lanh chuyển động nhanh hơn. B. Dãn đẳng nhiệt khói khí trong ống xi lanh. C. Dãn đẳng áp khối khí trong ống xi lanh. D. Cho ống xi lanh tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp hơn như cho vào cốc nước lạnh. Câu 12: Chọn đáp án C Lời giải: Ta có: d 3 EkT 2 dET (tức nhiệt độ của khối khí phải tăng lên) C. pconst Dãn đẳng áp: pV const; T Mà pconst ; V tăng → T tăng Chọn đáp án C Câu 13: Theo nguyên lí I nhiệt động lực học, khi nội năng của vật tăng thì có thể vật đã A. nhận công |A| và tỏa nhiệt |Q| (với |Q| > |A|). B. vừa sinh công |A| vừa tỏa nhiệt |Q|. C. sinh công |A| và nhận nhiệt |Q| (với |Q| < |A|). D. vừa nhận công |A| vừa nhận nhiệt |Q|. Câu 13: Chọn đáp án D Lời giải: UAQ Nội năng của vật tăng U0 Nhận công A0 ; nhận nhiệt Q0 Chọn đáp án D Câu 14: Ba khối khí lí tưởng có cùng khối lượng biến đổi đẳng nhiệt có đồ thị là các đường hypebol được biểu diễn trong đồ thị pOV như hình bên. So sánh nào sau đây là đúng? A. T 1 = T 2 = T 3 . B. T 1 > T 2 > T 3 . C. T 1 < T 3 < T 2 . D. T 1 < T 2 < T 3 . O p V 3T 2T 1T Câu 14: Chọn đáp án D Lời giải: Nhật xét: Càng gần tâm O nhiệt độ càng thấp 123TTT Hoặc: Xét về cùng 1 thể tích O p V 3T 2T 1T1p 2p 3p