PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 10. ĐỀ VIP 10 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN NGỮ VĂN 2025 - N3.Image.Marked.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 10 – N3 (Đề thi có... trang) KÌ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc văn bản sau: Những bức tường Có những bức tường ta xây và ta phá, có những bức tường ta không xây và không nhìn thấy. Anh và em đi trên mặt đất này giữa những bức tường ta xây và phá nhưng tất cả đều bị bao quanh bởi những bức tường không nhìn thấy. Giữa những cái bắt tay có một bức tường, giữa em và người em thấy trong gương có một bức tường, giữa hai chiếc gối nằm kề nhau có một bức tường. Khi ta ngước mắt nhìn trời xanh trên mặt đất đã có những bức tường, khi ta cúi xuống nhìn mặt đất xung quanh ta đã có những bức tường khi ta nghĩ đến những miền xa phía trước ta đã có những bức tường. Những bức tường, những bức tường, những bức tường có mặt khắp nơi, trong những lời vui đoàn tụ trong những lời buồn chia tay, những bức tường ta không xây những bức tường không thể phá... Đêm đêm anh vẫn nghe lũ quạ cười nói huyên thuyên trên những bức tường này. (Trương Đăng Dung, Những bức tường, dẫn theo https://www.thivien.net) Chú thích:
Trương Đăng Dung là nhà thơ, dịch giả, nhà lý luận văn học hàng đầu ở nước ta hiện nay. Bài thơ “Những bức tường” của tác giả Trương Đăng Dung được sáng tác vào tháng 04/2007, thể hiện những suy ngẫm sâu sắc về các "bức tường" vô hình tồn tại trong đời sống con người. Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra dấu hiệu để xác định thể thơ của văn bản trên. Câu 2. Hình ảnh bức tường xuất hiện ở những không gian nào trong văn bản. Câu 3. Phân tích hiệu quả của phép điệp được sử dụng trong đoạn thơ: Những bức tường, những bức tường, những bức tường có mặt khắp nơi, trong những lời vui đoàn tụ trong những lời buồn chia tay, những bức tường ta không xây những bức tường không thể phá... Câu 4. Phân tích ý nghĩa của âm thanh lũ quạ trong hai dòng thơ sau: Đêm đêm anh vẫn nghe lũ quạ cười nói huyên thuyên trên những bức tường này. Câu 5. Liên hệ với cuộc sống thực tế và cho biết suy nghĩ của anh/chị về những “bức tường” vô hình đang tồn tại trong xã hội ngày nay. (trình bày 5-7 dòng). II. PHẦN VIẾT (6,0 điểm) Câu 1. (2,0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ý nghĩa hình ảnh những bức tường trong văn bản phần đọc hiểu. Câu 2. (4,0 điểm) Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc gìn giữ môi trường mạng xã hội tích cực, có văn hóa. --------------Hết----------------
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Số chữ trong các dòng không bằng nhau là dấu hiệu để xác định thể thơ tự do của văn bản. 0,5 2 Hình ảnh bức tường xuất hiện ở những không gian sau: + Giữa con người với con người (giữa cái bắt tay, giữa em và người trong gương, giữa hai chiếc gối). + Giữa con người và thiên nhiên (khi nhìn trời, nhìn đất) + Xuất hiện ở những hoàn cảnh khác nhau như đoàn tụ hay chia tay. 0,5 3 - Phép điệp cụm từ những bức tường. - Hiệu quả: + Nhấn mạnh ý nghĩa biểu tượng của những bức tường. Những bức tường không chỉ là ranh giới vật lý mà còn là hình ảnh ẩn dụ cho những giới hạn vô hình: sự ngăn cách, cô lập trong tâm hồn, mối quan hệ, và cả trong nhận thức của con người. + Nhấn mạnh rằng những rào cản không chỉ giới hạn ở một không gian hay thời điểm cụ thể mà tồn tại ở mọi nơi, mọi hoàn cảnh. + Góp phần tạo nhịp điệu dồn dập, qua đó, tác giả khơi gợi sự suy ngẫm, trăn trở về những rào cản vô hình trong cuộc sống mà ai cũng từng đối diện. 1,0 4 Ý nghĩa của âm thanh lũ quạ trong hai câu thơ cuối: - Gợi sự chế giễu, bất lực trước những bức tường vô hình tồn tại khắp nơi trong cuộc sống và mối quan hệ con người. - Khơi gợi sự trăn trở về cách vượt qua những rào cản vô hình này. 1,0 5 Những bức tường vô hình đang tồn tại trong xã hội ngày nay có thể là: Sự thiếu thấu hiểu trong mối quan hệ gia đình, khoảng cách thế hệ, sự cạnh tranh và đố kị trong công việc, định kiến xã hội, và sự cô lập do công nghệ khiến con người ít giao tiếp trực tiếp. 1,0 II LÀM VĂN 6,0 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích ý nghĩa hình ảnh những bức tường trong văn bản phần đọc hiểu. 2,0 a. Xác định được yêu cầu hình thức, dung lượng của đoạn văn Xác định đúng yêu cầu về hình thức và dung lượng (khoảng 200 chữ) của đoạn văn. Thí sinh có thể trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, phối hợp, móc xích hoặc song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Ý nghĩa hình ảnh những bức tường trong bài thơ. 0,25 1 c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo những nội dung sau: - Nghĩa của hình ảnh những bước tường trong bài thơ: 1,0
+ Giới hạn trong tâm hồn con người: Những nỗi sợ hãi, định kiến, xung đột nội tâm khiến con người xa cách chính mình và những người khác. + Giới hạn trong các mối quan hệ: Sự ngăn cách giữa con người với nhau, ngay cả trong những mối quan hệ thân thiết nhất. + Giới hạn trong cuộc sống: Những rào cản vô hình mà con người không thể vượt qua, như quy luật tự nhiên, định mệnh, và sự hữu hạn của đời người. - Hình ảnh những bức tường trong bài thơ là hình tượng đa tầng nghĩa góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng, chủ đề bài thơ. d. Diễn đạt: Đảm bảo chuẩn chính tả, dùng từ, ngữ pháp tiếng Việt, liên kết câu trong đoạn văn. 0,25 e. Sáng tạo: Thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận, có cách diễn đạt mới mẻ. 0,25 Viết bài văn nghị luận (khoảng 600 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc gìn giữ môi trường mạng xã hội tích cực, có văn hóa. 4,0 a. Đảm bảo được yêu cầu về hình thức, dung lượng của bài văn nghị luận Đảm bảo được yêu cầu về hình thức bài văn và dung lượng (khoảng 600 chữ) của bài văn. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận Trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc gìn giữ môi trường mạng xã hội tích cực, có văn hóa. 0,5 2 c. Viết được bài văn nghị luận bảo đảm các yêu cầu Lựa chọn được các thao tác lập luận phù hợp; kết hợp nhuần nhuyễn, lí lẽ và dẫn chứng; trình bày được hệ thống ý phù hợp theo bố cục ba phần của bài văn nghị luận. Có thể triển khai theo hướng: * Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần nghị luận. * Thân bài - Giải thích vấn đề: + Môi trường mạng xã hội tích cực, có văn hóa là không gian trực tuyến an toàn, văn minh, nơi thông tin được chia sẻ có kiểm chứng và tôn trọng các giá trị đạo đức, nhân văn. Đó là nơi mọi người giao tiếp, chia sẻ ý kiến trên tinh thần xây dựng, tôn trọng lẫn nhau. + Trách nhiệm là ý thức tự giác và hành động cụ thể để bảo vệ, xây dựng môi trường mạng xã hội lành mạnh. - Bàn luận các khía cạnh của vấn đề: + Tầm quan trọng của môi trường mạng tích cực, có văn hóa: . Đối với cá nhân: Góp phần định hình nhân cách, lối sống, đặc biệt là đối với giới trẻ – những người dễ bị ảnh hưởng bởi các luồng thông tin tiêu cực. Tạo môi trường học tập, giải trí, phát triển bản thân lành mạnh. . Đối với cộng đồng: Xây dựng một xã hội đoàn kết, tiến bộ, giảm thiểu mâu thuẫn, xung đột trên không gian mạng. Phát triển nền tảng thông tin chính xác, tránh tin giả, góp phần nâng cao nhận thức cộng đồng. . Đối với quốc gia: Bảo vệ giá trị văn hóa truyền thống và hình ảnh đất nước trước bạn bè quốc tế. 2,5

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.