Nội dung text GIÁO TRÌNH 1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
GIÁO TRÌNH SỬA CHỮA BẾP TỪ
Trang 3 MỤC LỤC I) CÁC CÔNG CỤ CẦN CÓ ĐỂ SỬA CHỮA BẾP TỪ...................................................................................5 II) CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA BẾP TỪ.................................................................................................8 III) SƠ ĐỒ KHỐI CỦABẾP TỪ.....................................................................................................................................................................................15 IV) CHITIẾT VỀ KHỐI NGUỒN .......................................................................................................20 V) TÌM HIỂU VỀ KHỐI VI XỬ LÝ BÊN TRONGBẾP TỪ....................................................................................................31 VI) KHỐI ĐIỀU KHIỂN VÀ HIỂN THỊ CỦA BẾP TỪ....................................................................................................................39 VII) KHỐI CÔNG SUẤT VÀ ĐIỀU KHIỂN CÔNG SUẤT................................................................50 VIII) KHỐI MẠCH ĐỒNG BỘ XUNG ĐIỀUKHIỂN IGBT........................................................63 IX) KHỐI GIÁM SÁT ĐIỆN ÁP ĐẦU VÀO...........................................................................................73 IX) KHỐI CẢM BIẾN DÒNG ĐIỆN ...................................................................................................76 X) KHỐI ĐIỀU KHIỂN QUẠT LÀM MÁT......................................................................................84 XI) KHỐI CÒI,CHUÔNG BÁO................................................................................................................87 XII) KIỂM TRA LINH KIỆN BẰNG ĐỒNG HỒ VẠN NĂNG .........................................................89 XIII) CÁC BƯỚC XÁC ĐỊNH LỖI CỦA BẾP TỪ...............................................................................................103 XIV) TỔNG HỢP CÁC PAN BỆNH THƯỜNG GẶP...............................................................................104 XV) KINH NGHIỆM SỬA NHANH BẤT CỨ LOẠI BẾP TỪ NÀO......................................................109 XVI) KINH NGHIỆM THAY SÒ IGBT BẾP TỪ KHÔNG BỊ NỔ.................................................................110`` XVII) CÂU HỎI ÔN TẬP CHO TOÀN BỘ BẾP......................................................................................112 XVIII) THAM KHẢO SƠ ĐỒ MỘT BẾP TỪ ĐƠN CHÂU ÂU .............................................. 113 XIX) CÁC KÝ HIỆU, THUẬT NGỮ VÀ MỘT SỐ MÃ LỖI.............................................................124 XX) PHỤ LỤC....................................................................................................................................125
Trang 4 I) CÁC CÔNG CỤ CẦN CÓ ĐỂ SỬA CHỮA BẾP TỪ 1) Đồng hồ vạn năng: Là một thiết bị quan trọng bậc nhất khi đến với nghề điện tử (thiết bị này còn gọi tắt là VOM), đây là một dụng cụ cho phép người kỹ thuật viên đo được những đại lượng điện cơ bản như hiệu điện thế, điện trở, cường độ dòng điện... Các đồng hồ vạn năng hiện đại còn có thể đo được nhiệt độ, trị số tụ điện, diode, hệ số khuếch đại của transistor, trị số điện cảm, tần số.. Hình 1. Chiếc đồng hồ vạn năng mà NVT đang dùng 2) Ampe kìm Mặc dù một chiếc đồng hồ vạn năng có khả năng đo dòng điện nhưng sử dụng chức năng này khá phức tạp và không an toàn nên người ta sử dụng một thiết bị đo dòng an toàn , dễ dùng hơn đó là ampe kìm. Thông thường một chiếc ampe kìm có thể đo được những giá trị dòng điện từ mA đến vài trăm A vơi một thao tác đơn giản là kẹp kìm vào một sợi dây của mạch điện. Với một bếp từ đơn thì dòng điện hoạt động ổn định của bếp khi có nồi là từ 6 đến 10A. Nếu vượt quá 10A thì cần xem lại mạch điện trong bếp.