Nội dung text ĐỀ 9 - GK1 LÝ 12 - FORM 2025 - TDN2- GV.docx
ĐỀ THI THAM KHẢO ĐỀ 9 – TDN2 (Đề thi có … trang) ĐỀ ÔN TẬP KIỂM TRA GIỮA HỌC KÌ I Môn thi: VẬT LÍ KHỐI 12 Thời gian làm bài: 50 phút không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………………..……. Lớp: …………………………………………………………………….. PHẦN I. Câu trắc nhiệm nhiều phương án lựa chọn (4,5 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Mỗi câu trả lời đúng thí sinh được 0,25 điểm. Câu 1. Khi nói về hiện tượng nóng chảy của một chất rắn kết tinh, kết luận nào dưới đây không đúng? A. Sự chuyển một chất từ thể rắn sang thể lỏng gọi là sự nóng chảy. B. Trong thời gian nóng chảy nhiệt độ của vật không thay đổi. C. Quá trình nóng chảy luôn đòi hỏi nhiệt lượng lớn hơn quá trình hóa hơi. D. Các chất khác nhau có nhiệt độ nóng chảy khác nhau. Hướng dẫn Tùy vào bản chất và khối lượng của vật mà cần một nhiệt lượng cho quá trình nóng chảy hay hóa hơi khác nhau. Câu 2. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nhiệt kế? A. Nhiệt kế thủy ngân có thể đo chính xác nhiệt độ trong khoảng từ -39°C đến 357°C. B. Nhiệt kế rượu thường được sử dụng để đo nhiệt độ thấp hơn nhiệt kế thủy ngân. C. Nhiệt kế điện tử đo nhiệt độ bằng cách dựa vào sự thay đổi điện trở của các vật liệu. D. Nhiệt kế rượu có thể đo chính xác nhiệt độ trên 300°C. Hướng dẫn Nhiệt kế rượu không thể đo chính xác nhiệt độ trên 300°C, vì rượu sẽ bay hơi và không thể tồn tại trong điều kiện nhiệt độ cao như vậy. Câu 3. Phát biểu nào sau đây đúng khi nói về nguyên lý I của nhiệt động lực học? A. Nội năng của một hệ không thay đổi nếu chỉ thực hiện công mà không trao đổi nhiệt với môi trường. B. Nhiệt lượng cung cấp cho một hệ luôn được chuyển hoàn toàn thành công. C. Độ biến thiên nội năng của hệ bằng tổng công và nhiệt lượng mà hệ nhận được. D. Nếu không có công thực hiện, nhiệt lượng trao đổi với môi trường không làm thay đổi nội năng của hệ. Câu 4. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về nhiệt dung riêng ? A. Nhiệt dung riêng cao làm cho chất dễ dàng tăng nhiệt độ. B. Nhiệt dung riêng của các chất khác nhau thường khác nhau. C. Nồi, chảo nấu ăn cần được chế tạo từ các vật liệu có nhiệt dung riêng nhỏ. D. Nhiệt dung riêng không thay đổi theo áp suất. Hướng dẫn Nhiệt dung riêng của vật càng lớn thì càng cần nhiều nhiệt lượng để 1 kg vật tăng 1 0 C nên nhiệt dung riêng cao làm cho chất khó tăng nhiệt độ. Câu 5. Nhiệt kế nào sau đây thường được sử dụng để đo nhiệt độ không khí trong phòng? A. Nhiệt kế thủy ngân. B. Nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế y tế. D. Nhiệt kế áp suất. Câu 6. Đơn vị nào sau đây là đơn vị của nhiệt hóa hơi? A. J. B. J/kg. C. J/kg.K. D. J/kg. 0 C. Câu 7. Quá trình nào sau đây là quá trình thu nhiệt? A. Đông đặc. B. Ngưng tụ. C. Ngưng kết. D. Nóng chảy. Hướng dẫn Vật chất thu nhiệt để chuyển hoá từ rắn sang lỏng như nước đá tan, lỏng sang khí như đun nước thì nước thu nhiệt biến thành hơi hoặc từ rắn sang khí như đun nóng iot rắn, làm các tinh thể iot thăng hoa chuyển thành hơi màu tím. Câu 8. Trong thí nghiệm đo nhiệt dung riêng của một chất rắn, khi nhiệt độ cuối cùng của hệ đạt được, lượng nhiệt mà chất rắn đã truyền cho nước là
A. bằng lượng nhiệt mà nước đã hấp thụ. B. gấp đôi lượng nhiệt mà nước đã hấp thụ. C. bằng nhiệt lượng nước truyền cho chất rắn. D. bằng một nửa lượng nhiệt mà nước đã hấp thụ. Câu 9. Các thao tác cơ bản để đo nhiệt nóng chảy riêng của cục nước đá là a. Khuấy liên tục nước đá, cứ sau 2 phút lại đọc số đo trên oát kế và nhiệt độ trên nhiệt kế rồi ghi lại kết quả. b. Cho viên nước đá khối lượng m(kg) và một ít nước lạnh vào bình nhiệt lượng kế, sao cho toàn bộ điện trở chìm trong hỗn hợp nước đá. c. Bật nguồn điện. d. Cắm đầu đo của nhiệt kế vào bình nhiệt lượng kế. e. Nối oát kế với nhiệt lượng kế và nguồn điện. Thứ tự đúng các thao tác là A. b, a, c, d, e. B. b, d, e, c, a. C. b, d, a, e, c. D. b, d, a, c, e. Câu 10. Nguyên nhân nước có nhiệt dung riêng cao lại được sử dụng trong các hệ thống làm mát? A. Dễ dàng bay hơi khi được đun nóng, giúp cho hệ thống làm mát nhanh. B. Khả năng hấp thụ nhiệt lượng lớn mà không thay đổi nhiều về nhiệt độ. C. Có nhiệt độ sôi cao, giúp duy trì trạng thái lỏng trong quá trình làm việc. D. Không có khả năng truyền nhiệt với các vật tiếp xúc. Câu 11. Các vật rắn giữ được hình dạng và thể tích của chúng là do loại lực A. hấp dẫn. B. ma sát. C. tương tác phân tử. D. hạt nhân. Câu 12. Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về sự bay hơi và sự sôi? A. Sự bay hơi là quá trình hóa hơi xảy ra ở bề mặt thoáng của chất lỏng. B. Sự sôi là quá trình hóa hơi xảy ra cả ở bề mặt thoáng và trong lòng khối chất lỏng. C. Sự bay hơi không phụ thuộc vào độ ẩm và áp suất lớp không khí ở mặt thoáng chất lỏng. D. Sự sôi phụ thuộc nhiệt độ, diện tích mặt thoáng, áp suất và bản chất của chất lỏng. Hướng dẫn Sự bay hơi phụ thuộc vào độ ẩm và áp suất trên mặt chất lỏng: Độ ẩm càng thấp thì sự bay hơi càng nhanh, áp suất càng thấp thì sự bay hơi càng nhanh. Câu 13. Thực hiện một công 170 J lên khối khí và nội năng khối khí tăng thêm 170 J. Khối khí đã A. nhận nhiệt 340 J. B. nhận nhiệt 170 J. C. tỏa nhiệt 340 J. D. không trao đổi nhiệt. Hướng dẫn 1701700UAQQQΔ : Khối khí không trao đổi nhiệt với môi trường Câu 14. Bảng dưới đây ghi tên các loại nhiệt kế và giới hạn đo của chúng Loại nhiệt kế Thang nhiệt độ Thủy ngân Từ -10 0 C đến 110 0 C Rượu Từ -30 0 C đến 60 0 C Kim loại Từ 0 0 C đến 400 0 C Y tế Từ 34 0 C đến 42 0 C Để đo nhiệt độ của bàn là ta cần dùng A. nhiệt kế thủy ngân. B. nhiệt kế rượu. C. nhiệt kế kim loại. D. nhiệt kế y tế. Hướng dẫn Bàn là khi hoạt động có nhiệt độ rất cao đến 200 0 C – 300 0 C, chỉ có nhiệt kế kim loại mới có giới hạn đo phù hợp để đo nhiệt độ bàn là. Câu 15. Đổ 1,7 lít nước ở 20 0 C vào một ấm nhôm có khối lượng 600g và sau đó đun bằng bếp điện. Sau 30 phút thì đã có 10% khối lượng nước đã hóa hơi ở nhiệt độ sôi 100 0 C. Biết rằng 75% nhiệt lượng mà bếp cung cấp được dùng vào việc đun nước. Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4190J/(kg.K) của nhôm là 880J/(kg.K), nhiệt hóa hơi của nước ở 100 0 C là 2,26.10 6 J/kg, khối lượng riêng của nước là 1kg/l. Công suất cung cấp nhiệt của bếp điện gần nhất với giá trị A. 776 W. B. 796 W. C. 992 W. D. 735 W. Hướng dẫn Khối lượng nước: m = DV = 1,7kg Nhiệt lượng cần thu vào:
(10020)0,1...(10020) 996280 thunuochham nnnAlAl QQQQ mcmLmc J Công suất của bếp: 75%9962800,75..738thutoaQQPtPW Câu 16. Biết nhiệt dung riêng của nước là c = 4190J/(kg.K) và nhiệt hóa hơi riêng của nước là L = 2,26.10 6 J/kg. Để làm cho m = 250g nước lấy ở t 1 = 20 0 C sôi ở t 2 = 100 0 C và 15% khối lượng của nó đã hóa hơi khi sôi thì cần cung cấp một nhiệt lượng gần nhất với giá trị A. 196,6 kJ. B. 121,2 kJ. C. 168,6 kJ. D. 112,1 kJ. Hướng dẫn Nhiệt lượng cần thu vào: (10020)0,15 168550168,6 thunuochh nnnn QQQ mcmL JkJ Câu 17. Lượng nước sôi ở 100 0 C có trong một chiếc ấm có khối lượng m = 300 g. Đun nước tới nhiệt độ sôi, dưới áp suất khí quyển bằng 1 atm. Cho nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.10 6 J/(kg.K). Khi cung cấp nhiệt lượng 460 kJ thì khối lượng nước còn lại trong ấm là A. 100 g. B. 50 g. C. 200 g. D. 220 g. Hướng dẫn Lượng nước đã hóa hơi: 6 460000 0,2200 2,3.10 Q mkgg LΔ Khối lượng nước còn lại: '100mmmgΔ Câu 18. Thả một cục nước đá có khối lượng 40g ở 0 0 C vào cốc nước có chứa 0,2kg nước ở 20 0 C. Bỏ qua nhiệt dung của cốc, nhiệt dung riêng của nước 4,2J/(g.K), nhiệt nóng chảy của nước đá là 334 J/g . Nhiệt độ cuối của cốc nước là A. 2,3 0 C. B. 5,2 0 C. C. 7,1 0 C. D. 3,4 0 C. Hướng dẫn Gọi nhiệt độ cuối của cốc nước là t Nhiệt lượng cục nước đá tỏa ra: (0)13360168toaddnQmmcttl Nhiệt lượng nước thu vào: (20)840(20)thunnQmctt 0 3,4thutoaQQtC Phần II. Câu trắc nghiệm đúng sai (4 điểm) Câu 1. Đồ thị biểu diễn sự thay đổi nhiệt độ theo thời gian của nước đá như hình vẽ bên dưới Nội dung Đúng Sai
a Từ phút thứ 0 đến phút thứ 6 nước đá nhận nhiệt để tăng nhiệt độ đến đồng thời chuyển dần sang thể lỏng S b Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 là thời gian nước đá nóng chảy. Đ c Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước đá được giữ không đổi ở 0 0 C nên nội năng của nó không thay đổi. S d Sau phút thứ 10 thì nước đá đã tan chảy hết. Đ Hướng dẫn giải a) Từ phút thứ 0 đến phút thứ 6 nước đá vẫn chưa bắt đầu quá trình chuyển thể nên còn đang ở thể rắn. b) Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 nhiệt độ của nước đá được giữ không đổi ở 0 0 C nên nước đá đang trong quá trình chuyển thể (nóng chảy). c) Nội năng của vật phụ thuộc vào nhiệt độ và thể tích của vật. Từ phút thứ 6 đến phút thứ 10 tuy có nhiệt độ không đổi nhưng nước đá đang chuyển thể từ thể rắn sang thế lỏng → làm thay đổi thể tích → thay đổi nội năng của nước đá d) Từ phút thứ 10 về sau, nhiệt độ của vật tăng dần theo thời gian chứng tỏ quá trình nước đá nóng chảy đã hoàn thành. Câu 2. Thang nhiệt độ Celsius và Fahrenheit là hai thang nhiệt độ phổ biến và sử dụng nước làm tiêu chuẩn để thiết lập các mốc quan trọng. Nội dung Đúng Sai a Cả thang nhiệt độ Celsius và Fahrenheit đều sử dụng nước làm tiêu chuẩn để thiết lập các mốc quan trọng vì nước là chất lỏng phổ biến và có các điểm chuyển pha rõ ràng ở điều kiện thông thường. Đ b Thang nhiệt độ Celsius lấy mốc nước đá đang tan là 0 0 C và nước đang sôi là 100 0 C Đ c Thang nhiệt độ Fahrenheit cũng lấy mốc nước đá đang tan và nước đang sôi nhưng chia làm 160 khoảng. S d Nhờ sự dãn nở vì nhiệt, nước cũng thường được sử dụng làm chất lỏng trong nhiệt kế giống như rượu và thủy ngân. S Hướng dẫn giải c) Thang nhiệt độ Fahrenheit lấy mốc nước đá đang tan là 32 0 F và nước đang sôi là 212 0 F, chia làm 180 khoảng. d) Nước là một chất lỏng có hệ số dãn nở không lý tưởng, thể tích thay đổi vì nhiệt không đều, đặc biệt là khi ở gần điểm đóng băng. Vì vậy, nước không phù hợp để sử dụng làm chất lỏng trong nhiệt kế Câu 3. Để đun sôi 1,7 lít nước ở nhiệt độ 25 0 C đựng trong ấm bằng nhôm có khối lượng 350g, người ta dùng bếp dầu. Biết nhiệt dung riêng của nước và nhôm lần lượt là 4200 J/kg.K và 880 J/kg.K, năng suất toả nhiệt của dầu là q = 44.10 6 J/kg và hiệu suất của bếp là 40%. Nội dung Đúng Sai a Nhiệt lượng hệ ấm chứa nước cần thu vào để bắt đầu sôi là 558600 J. Đ b Khối lượng dầu cần thiết cho quá trình trên là 0,5kg S c Cho biết nhiệt hoá hơi riêng của nước là L = 2,3.10 6 J/kg. Nhiệt lượng cần cung cấp để lượng nước trên khi ở 100 0 C hoá hơi hoàn toàn là 3,91 MJ. Đ d Cho rằng bếp dầu cung cấp nhiệt lượng đều đặn thì mất thời gian 15 phút để nước trong ấm bắt đầu sôi. Nếu tiếp tục đun thêm thì toàn bộ lượng nước sẽ hoá hơi hoàn toàn sau 40 phút. S Hướng dẫn giải a) Khối lượng nước: m = D.V = 1.1,7 = 1,7kg Nhiệt lượng để hệ ấm chứa nước cần thu vào để bắt đầu sôi ở 100 0 C