Nội dung text Bài 6. Hồ Chí Minh - Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi.docx
Trường:....................................................... Tổ:............................................................... Họ và tên giáo viên:……………………… ……………………………………………. TÊN BÀI DẠY: BÀI 6 – HỒ CHÍ MINH – VĂN HÓA PHẢI SOI ĐƯỜNG CHO QUỐC DÂN ĐI Môn học: Ngữ Văn/Lớp: 12 Thời gian thực hiện: ….. tiết A. TỔNG QUAN MỤC TIÊU BÀI HỌC 1. Về năng lực đặc thù Học sinh vận dụng được những hiểu biết về tác gia Hồ Chí Minh để đọc hiểu một số tác phẩm của Người; nhận biết và phân tích được quan điểm của tác giả về lịch sử, văn hoá được thể hiện trong văn bản. Học sinh nhận biết và phân tích được vai trò của cách lập luận và ngôn ngữ biểu cảm trong văn bản nghị luận. Học sinh vận dụng được kiến thức về lịch sử văn học và kĩ năng tra cứu để sắp xếp một số tác giả, tác phẩm lớn theo tiến trình lịch sử văn học; biết đặt tác phẩm trong bối cảnh sáng tác và bối cảnh hiện tại để có đánh giá phù hợp. Học sinh phân tích và đánh giá được hiệu quả của việc dùng các biện pháp tu từ và cách diễn đạt thể hiện tính khẳng định, phủ định trong văn bản nghị luận. Học sinh viết được báo cáo kết quả của bài tập dự án; có sử dụng sơ đồ, bảng biểu, có thuyết minh các hình ảnh minh hoạ, có sử dụng trích dẫn, cước chú và biết trình bày phần tài liệu tham khảo.
Học sinh trình bày kết quả của bài tập dự án, sử dụng các phương tiện hỗ trợ phù hợp. 2.1 Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,... 3. Về phẩm chất - Biết thể hiện lòng tôn kính đối với vị lãnh tụ vĩ đại của đất nước và có ý thức học tập, phấn đấu noi theo tấm gương sống vì dân, vì nước của Người. NỘI DUNG BÀI HỌC Đọc ● Tri thức ngữ văn ● Tác gia Hồ Chí Minh ● Tuyên ngôn độc lập ● Mộ (Chiều tối) và Nguyên tiêu (Rằm tháng giêng) ● Những trò lố hay là Varen và Phan Bội Châu Thực hành tiếng Việt ● Một số biện pháp làm tăng tính phủ định, khẳng định trong văn bản nghị luận Viết ● Viết báo cáo kết quả của bài tập dự án Nói và nghe ● Trình bày kết quả của bài tập dự án Củng cố mở rộng ● Thực hành đọc: Vọng nguyệt (Ngắm trăng) và Cảnh khuya
B. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY TIẾT 1. TRI THỨC NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU 1. Về năng lực đặc thù - Học sinh nhận biết và ghi nhớ được các khái niệm về quan điểm sáng tác, đánh giá tác phẩm trong bối cảnh thời đại và tính phủ định, khẳng định của văn bản nghị luận 2. Về năng lực chung - Học sinh phát triển: Tư duy phản biện, năng lực hợp tác, giải quyết vấn đề,... 3. Về phẩm chất: Học sinh có ý thức trau dồi tri thức, yêu văn chương. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU 1. Học liệu: Sách giáo khoa, sách giáo viên, phiếu học tập 2. Thiết bị: Máy chiếu, bảng, dụng cụ khác nếu cần. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC TỔ CHỨC THỰC HIỆN SẢN PHẨM 1. HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG – TẠO TÂM THẾ a. Mục tiêu hoạt động: Tạo tâm thế thoải mái và gợi dẫn cho học sinh về nội dung bài học b. Nội dung thực hiện: ĐỒNG TÌNH hay KHÔNG ĐỒNG TÌNH? Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV đưa ra các quan điểm, HS trình bày ý kiến đồng tình hay không đồng tình. Quan điểm 1: Đã sống ở trên đời phải có danh gì với núi sông GV gợi dẫn, đây đều là các quan điểm từ thời trung đại đúng hay không đúng còn phụ thuộc vào bối cảnh thời đại.
Quan điểm 2: Kiều đã lựa chọn trả nghĩa cho chàng Kim bằng cách trao duyên mình cho em gái là Thúy Vân, nhờ em kết đôi với Kim Trọng Quan điểm 3: Người phụ nữ bắt buộc cần có “công, dung, ngôn, hạnh” Bước 2. Thực hiện nhiệm vụ Học sinh suy nghĩ và trả lời Bước 3. Báo cáo, thảo luận Học sinh chia sẻ câu trả lời của mình trước lớp. Bước 4. Kết luận, nhận định Giáo viên dẫn dắt vào bài học 2. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu hoạt động: - Học sinh nhận biết và ghi nhớ được các khái niệm về quan điểm sáng tác, đánh giá tác phẩm trong bối cảnh thời đại và tính phủ định, khẳng định của văn bản nghị luận b. Nội dung thực hiện: Phát vấn Bước 1. Giao nhiệm vụ học tập GV đặt câu hỏi cho HS: - Em hiểu thế nào là quan điểm sáng tác? Quan điểm sáng tác của các nhà văn cách mạng có đặc điểm gì? - Những lưu ý khi đánh giá một tác phẩm 1. Quan điểm sáng tác Quan điểm sáng tác là hệ thống tư tưởng, nguyên tắc chi phối hoạt động sáng tác của nhà văn, do chính nhà văn xác định dựa trên những trải nghiệm đời sống và nghệ thuật của mình. Quan điểm sáng tác có thể được chính nhà văn phát biểu một cách