Nội dung text KHBD Word - HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT.docx
1 BÀI 5: HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT (tiết 22,23) I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Vai trò của hô hấp; các hình thức hô hấp; bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp. 2. Năng lực - Nhận biết cơ quan hô hấp ở động vật. - Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật: trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào. - Trình bày được 4 hình thức trao đổi khí ở động vật và giải thích được một số hiện tượng thực tiễn. - Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, trình bày được các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể; ống khí; mang; phổi. - Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp - Vận dụng hiểu biết về hô hấp trao đổi khí để phòng các bệnh về đường hô hấp. - Giaỉ thích được tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe. - Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao; thực hiện được việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn. - Giải thích được tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp. - Trình bày được quan điểm của bản thân về việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá. - Vận dụng sự hiểu biết về hô hấp trong khai thác và bảo vệ động vật. 3. Phẩm chất - HS chăm chỉ, tự giác trong việc nghiên cứu SGK và làm phiếu học tập về hô hấp. - Có ý thức trong việc bảo vệ sức khỏe của bản thân và bảo vệ môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Máy tính, máy chiếu. - Phiếu học tập 01: Tìm hiểu vai trò của hô hấp và các hình thức trao đổi khí ở động vật. - Phiếu học tập 02: Tìm hiểu bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC Hoạt động 1: Mở đầu 1. Mục tiêu - Nhận biết cơ quan hô hấp ở động vật. 2. Nội dung - Trò chơi “Ô CỬA BÍ MẬT” - Có 3 ô cửa, lựa chọn 1 ô cửa và trả lời câu hỏi phía sau ô cửa. Trả lời đúng sẽ được chọn 1 hộp quà chứa phần thưởng trong 2 hộp quà đã cho. Câu hỏi trắc nghiệm: Chọn phương án trả lời đúng. Câu hỏi 1: Cơ quan hô hấp của giun đất? A. Da B. Mang C. Ống khí D. Phổi Câu hỏi 2: Cơ quan hô hấp của cá? A. Túi khí và phổi B. Mang C. Túi khí D. Phổi Câu hỏi 3: Cơ quan hô hấp của chim? A. Túi khí và phổi B. Mang C. Túi khí D. Phổi 3. Sản phẩm học tập - HS trả lời bằng lời nói. - Đáp án: Câu 1: A ; Câu 2: B; Câu 3: A. 4. Tổ chức hoạt động
2 GV chuyển giao nhiệm vụ: - HS làm việc cá nhân. - Thời gian 30s/ lựa chọn 1 ô cửa trả lời câu hỏi phía sau ô cửa đó. Trả lời đúng câu hỏi sẽ được chọn một hộp quà chứa phần thưởng trong 2 hộp quà đã cho. HS thực hiện nhiệm vụ: - HS chú ý đọc câu hỏi và quan sát hình ảnh để đưa ra câu trả lời. GV tổ chức thảo luận HS xung phong chọn ô cửa và trả lời câu hỏi tương ứng. GV kết luận: - Đáp án của các câu hỏi. - Ở các loài động vật khác nhau có cơ quan hô hấp khác nhau để thích nghi với chức năng sống. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về “ HÔ HẤP Ở ĐỘNG VẬT” Hoạt động 2: Tìm hiểu vai trò của hô hấp và các hình thức trao đổi khí ở động vật - Phân tích được vai trò của hô hấp ở động vật: trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào. - Trình bày được 4 hình thức trao đổi khí ở động vật và giải thích được một số hiện tượng thực tiễn. - Dựa vào hình ảnh, sơ đồ, trình bày được các hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể; ống khí; mang; phổi. 2. Nội dung Phiếu học tập số 01: Tìm hiểu vai trò của hô hấp và các hình thức trao đổi khí ở động vật. (Phụ lục) 3. Sản phẩm học tập - HS viết phiếu học tập. - Đáp án phiếu 01. (Phụ lục) 4. Tổ chức hoạt động GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - HS làm việc theo nhóm 4 HS. - Thời gian 15 phút. - Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập 01. Thực hiện nhiệm vụ: - Đọc SGK, tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. - Lưu ý: Đưa thông tin đúng vào hình làm rõ vấn đề tại sao cơ thể bắt buộc lấy O 2 từ môi trường và thải CO 2 ra môi trường. Chỉ ra được 4 bề mặt trao đổi khí đặc trưng cho 4 hình thức trao đổi khí ở động vật. Từ kết quả hoàn thành bảng chỉ ra được sự khác biệt trong quá trình hô hấp giúp cho sinh vật thích nghi với môi trường sống. Báo cáo – Thảo luận: - GV gọi ngẫu nhiên 3 nhóm lên nộp bài. - GV chọn 1 bài tốt nhất, đại diện nhóm HS chia sẻ sản phẩm của mình, các nhóm khác nhận xét hoàn thiện phiếu học tập; nhóm khác lên trình bày lại kiến thức. ❖ Kết luận: Phiếu học tập; Nội dung cốt lõi. VAI TRÒ CỦA HÔ HẤP - Gồm 2 quá trình: Trao đổi khí với môi trường và hô hấp tế bào. - Lấy O 2 từ môi trường bên ngoài cung cấp cho tế bào; tham gia vào sự oxi hóa trong tế bào bằng các phản ứng sinh hóa tạo năng lượng cho các hoạt động sống. - Thải CO 2 sinh ra từ quá trình chuyển hóa trong TB ra ngoài môi trường, đảm bảo cân
3 bằng môi trường bên trong cơ thể. CÁC HÌNH THỨC TRAO ĐỔI KHÍ - Có 4 hình thức trao đổi khí: qua bề mặt cơ thể, qua hệ thống ống khí, qua mang, qua phổi. - Mỗi loài các đặc điểm cấu tạo cơ quan hô hấp phù hợp với nhu cầu sử dụng của TB và cơ thể. EM CÓ BIẾT - Hoạt động phổi của một con gấu đang thở trong lúc bị mổ. - Con người có 300 triệu phế nang. Mỗi phế nang có nhiều mạch máu li ti bọc xung quanh. Những bong bóng cực nhỏ này nếu trải đều ra sẽ có diện tích bề mặt là 70m 2 MỞ RỘNG - Giải thích vì sao sau cơn mưa lớn giun đất thường chui hết lên khỏi mặt đất? # Giun đất hô hấp qua toàn bộ lớp biểu bì trên mặt cơ thể; trời mưa lượng khí O 2 trong đất bị giảm nên giun đất phải chui lên bề mặt để lấy O 2 . - Tại sao hệ hô hấp của người và của chim trao đổi khí với không khí rất hiệu quả? # Ở người: phổi được tạo thành từ hàng triệu phế nang nên diện tích bề mặt trao đổi khí rất lớn. Phế nang có hệ thống mao mạch bao quanh dày đặc. Máu chảy trong các mao mạch trao đổi khí O 2 và CO 2 với dòng không khí ra, vào phế nang. # Ở chim: phổi có hệ thống túi khí và không có phế nang. Phế quản phân nhánh thành các ống khí rất nhỏ, gọi là mao mạch khí. Không khí trong các mao mạch khí trao đổi khí O 2 và CO 2 với máu trong các mao mạch máu. Phổi chim cũng có hiện tượng dòng chảy song song và ngược chiều, đó là chiều máu chảy trong các mao mạch máu song song và ngược chiều với dòng không khí lưu thông và các mao mạch khí. - Tế bào hồng cầu trong máu có vai trò vận chuyển O 2 từ phổi đến các tế bào và vận chuyển CO 2 từ tế bào về phổi. Tại sao những người sống ở vùng núi cao có số lượng hồng cầu trong máu lại tăng lên so với khi sống ở vùng đồng bằng? # Do không khí trên cao có áp lực thấp nên khả năng kết hợp của oxygen với hemoglobin (Hb) thấp nên số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxygen cho hoạt động của con người. Hoạt động 3: Tìm hiểu bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp 1.Mục tiêu - Tìm hiểu được các bệnh về đường hô hấp - Vận dụng hiểu biết về hô hấp trao đổi khí để phòng các bệnh về đường hô hấp. - Giải thích được tác hại của hút thuốc lá đối với sức khỏe. - Giải thích được vai trò của thể dục, thể thao; thực hiện được việc luyện tập thể dục thể thao đều đặn. - Giải thích được tác hại của ô nhiễm không khí đến hô hấp. 2. Nội dung - Phiếu học tập 02: Tìm hiểu bệnh hô hấp và phòng bệnh hô hấp. (Phụ lục) 3. Sản phẩm học tập - HS viết vào phiếu học tập. - Đáp án phiếu 02. (Phụ lục) 4. Tổ chức hoạt động GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - HS làm việc theo nhóm 4 HS. - Thời gian 15 phút.
4 - Nghiên cứu thông tin SGK, hoàn thành nội dung phiếu học tập 02. Thực hiện nhiệm vụ: - Đọc SGK, tìm kiếm thông tin trả lời câu hỏi vào phiếu học tập. - Từ cơ chế gây bệnh hô hấp HS có thể giải thích các hiện tượng tràn dịch màng phổi, tắc nghẽn phổi… và dự đoán sự ảnh hưởng của hô hấp lên các hoạt động của các bộ phận khác trong cơ thể. Phần lợi ích của tập thể dục thường xuyên cần quan sát hình ảnh và điền thông tin phù hợp từ đó rút ra được sự trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường mang lại lợi ích cụ thể như thế nào cho tế bào và cơ thể. Báo cáo – Thảo luận: - GV gọi ngẫu nhiên sản phẩm của 5 nhóm, lựa chọn 1 sản phẩm chiếu lên màn hình, các nhóm khác nhận xét bổ sung. - GV hệ thống hoá kiến thức. ❖ Kết luận: Phiếu học tập; Nội dung cốt lõi. BỆNH HÔ HẤP VÀ PHÒNG BỆNH HÔ HẤP - Nguyên nhân: vi khuẩn và virus, ô nhiễm môi trường (khói bụi, hóa chất, chất hữu cơ bay hơi, …) khói thuốc lá. - Bệnh thường gặp: hen suyễn, viêm đường hô hấp, lao, … - Cơ chế gây bệnh: Các chất này đi vào phổi gây phản ứng viêm, phá hủy cấu trúc phế nang và làm xơ hóa phế nang dẫn đến ứ đọng không khí, chức năng trao đổi khí của phế nang bị suy giảm. - Phòng bệnh: hạn chế khả năng xâm nhập của mầm bệnh vào cơ thể bằng các biện pháp rửa tay thường xuyên, vệ sinh mũi họng, đeo khẩu trang, …. LỢI ÍCH CỦA VIỆC LUYỆN TẬP THỂ DỤC THỂ THAO Tập thể dục thường xuyên giúp tăng thể tích O 2 khuếch tán vào máu, tăng sử dụng O 2 và phân giải glycogen ở cơ, tăng tốc độ vận động và sự dẻo dai của các cơ quan hô hấp, do đó giúp hệ hô hấp trở nên khỏe mạnh hơn. EM CÓ BIẾT - Vị tu sĩ Hindu Shiva Nanda này sinh ngày 8/8/1896 đang xin kỷ lục Guinnes chứng nhận mình là "người già nhất thế giới“ (2016). Mặc dù đã 120 tuổi nhưng ông vẫn rất khoẻ mạnh, thậm chí còn có khả năng tập Yoga kéo dài hàng giờ đồng hồ Hoạt động 4: Luyện tập 1. Mục tiêu - Trình bày được quan điểm của bản thân về việc xử phạt người hút thuốc lá ở nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 16 tuổi hút thuốc lá. - Vận dụng sự hiểu biết về hô hấp trong khai thác và bảo vệ động vật. 2. Nội dung - Nêu ý nghĩa của việc cấm hút thuốc lá nơi công cộng và cấm trẻ em dưới 18 tuổi hút thuốc lá? - Tại sao nuôi ếch cần giữ môi trường ẩm ướt; nuôi tôm, cá thường cần có máy sục O 2 ? 3. Sản phẩm - Trả lời bằng lời nói. #- Bảo vệ sức khỏe trẻ em. - Giữ gìn cảnh quan vệ sinh nơi công cộng, tránh gây cháy, nổ.