PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHỦ ĐỀ 9. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT.pdf

Trang 1 CHỦ ĐỀ 9. CÁ THỂ VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT 1. Môi trường và nhân tố sinh thái - Môi trường là khoảng không gian bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật. Có 4 loại môi trường (môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật). Ví dụ: Giun đũa kí sinh trong ruột lợn thì lợn là môi trường sinh vật của Giun đũa. - Tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật thì được gọi là nhân tố sinh thái (nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh). - Nhân tố vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ, tia phóng xạ....); Nhân tố hữu sinh (chất hữu cơ và quan hệ giữa các sinh vật với nhau). - Nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật cũng ảnh hưởng đến nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của nó. - Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật về mỗi nhân tố sinh thái; Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tổn tại và phát triển ổn định theo thời gian. - Khoảng thuận lợi: là vùng giới hạn sinh thái mà sinh vật sống tốt nhất. Khoảng thuận lợi nằm trong giới hạn sinh thái. - Khoảng chống chịu: Gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. Trong giới hạn sinh thái có 1 khoảng thuận lợi và 2 khoảng chống chịu. - Sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì khả năng phân bố càng rộng (thích nghi hơn các sinh vật khác). - Giới hạn sinh thái của sinh vật rộng hơn biên độ giao động của môi trường thì sinh vật mới tồn tại và phát triển được. - Ổ sinh thái là không gian sinh thái đảm bảo cho loài tổn tại và phát triển. - Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài; còn nơi ở là nơi cư trú của loài. - Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau một phần; Ổ sinh thái trùng nhau là nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh khác loài. Cạnh tranh khác loài làm phân hóa ổ sinh thái của mỗi loài → thu hẹp ổ sinh thái của loài. - Sinh vật chỉ sống ở môi trường có giới hạn của các nhân tố sinh thái hẹp hơn giới hạn chịu đựng của sinh vật về các nhân tố sinh thái đó. - Môi trường của sinh vật có nhân tố sinh thái thay đổi rộng thì giới hạn sinh thái của loài đó rộng. Những loài nào có giới hạn sinh thái rộng về nhiều nhân tố sinh thái thì có vùng phân bố rộng. 2. Quần thể sinh vật a. Mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể - Quần thể là một tập hợp cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một môi trường, tại một thời điểm, có khả năng sinh sản. - Quần thể được hình thành do sự phát tán của một nhóm cá thể đến một vùng đất mới thiết lập thành quần thể mới. - Quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sinh sản, đơn vị tiến tiến hoá của loài. Các cá thể trong quần thể hỗ trợ nhau hoặc cạnh tranh nhau. - Quan hệ hỗ trợ: Đảm bảo cho quần thể tổn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể. - Cạnh tranh cùng loài xuất hiện khi mật độ cá thể cao và môi trường khan hiếm nguồn sống. Cạnh tranh cùng loài thúc đẩy sự tiến hóa của loài. - Các biểu hiện của cạnh tranh cùng loài: ăn lẫn nhau ở động vật, tự tỉa thưa ở thực vật. - Cạnh tranh cùng loài làm cho số lượng cá thể duy trì ở mức độ phù hợp với sức chứa môi trường (vì khi mật độ cao thì xảy ra cạnh tranh, mật độ càng cao thì cạnh tranh càng khốc liệt. Sự cạnh tranh làm giảm số lượng cá thể và đưa mật độ về mức phù hợp với sức chứa của môi trường). b. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
Trang 2 * Tỷ lệ giới tính: Thay đổi tuỳ theo môi trường, tuỳ loài, tuỳ mùa và tập tính của sinh vật. * Nhóm tuổi (tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản) - Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường. - Dựa vào tháp tuổi sẽ biết được quần thể đang phát triển hay đang suy vong. Muốn biết quần thể đang ổn định hay suy vong thì phải so sánh số lượng cá thể ở nhóm tuổi trước sinh sản với số lượng cá thể ở nhóm tuổi đang sinh sản (nếu nhóm tuổi đang sinh sản nhiều hơn nhóm tuổi trước sinh sản thì quần thể đang suy thoái, số lượng cá thể đang giảm dần). - Tuổi sinh lý là thời gian sống theo lý thuyết, tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế, tuổi quần thể là tuổi thọ bình quân của các cá thể. * Sự phân bố cá thể của quần thể (phân bố đồng đều, ngẫu nhiên, theo nhóm). - Phân bố đồng đều: Xảy ra khi môi trường đồng nhất và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt (hoặc các cá thể có tính lãnh thổ cao) - Phân bố ngẫu nhiên: Xảy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt - Phân bố theo nhóm (là kiểu phân bố phổ biến nhất): Xảy ra khi môi trường sống phân bố không đều, các cá thể tụ họp với nhau. * Mật độ cá thể của quần thể (là số lượng cá thể trên một đơn vị điện tích hoặc thể tích của môi trưởng) - Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất vì nó ảnh hưởng tới mức độ sử dụng nguồn sống, tỉ lệ sinh sản và tử vong. - Mật độ cá thể không ổn định mà thay đổi theo mùa, theo điều kiện môi trường. Mật độ quá cao thì sự cạnh tranh cùng loài xảy ra gay gắt. * Kích thước quần thể (là số lượng cá thể của quần thể) - Cá thể có kích thước càng lớn thì kích thước quần thể càng bé (ví dụ quần thể voi có kích thước bé hơn quần thể kiến). - Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Kích thước tối đa là số lượng cá thể lớn nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với sức chứa của môi trường. Quần thể phát triển tốt nhất khi có kích thước ở mức độ phù hợp (không quá lớn và không quá bé). - Kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào mức độ sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư. - Các nhân tố điều chỉnh kích thước quần thể: Cạnh tranh cùng loài; dịch bệnh; vật ăn thịt. - Khi quần thể có kích thước quá bé (dưới mức tối thiểu) muốn bảo tổn quần thể thì phải tiến hành thả vào đó một số cá thể để đảm bảo kích thước trên mức tối thiểu). | * Tăng trưởng của quần thể (tăng số lượng cá thể của quần thể) - Khi môi trường có nguồn sống vô tận thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Trong thực tế, sự tăng trưởng của quần thể thường có giới hạn và quần thể chỉ đạt đến một kích thước tối đa thì ngừng tăng trưởng. - Dân số thế giới tăng trưởng liên tục là nguyên nhân chủ yếu làm giảm chất lượng dân số. c. Biến động số lượng cá thể của quần thể - Sự tăng hay giảm số lượng cá thể được gọi là biến động số lượng. Gồm có biến động không theo chu kì (tăng hoặc giảm số lượng đột ngột) và biến động theo chu kì (tăng hoặc giảm theo chu kì). - Quần thể bị biến động số lượng là do thay đổi của các nhân tố vô sinh (khí hậu) và các nhân tố hữu sinh. - Quần thể có khả năng điều chỉnh số lượng cá thể về trạng thái cân bằng để phù hợp với nguồn sống của môi trường (thông qua tỉ lệ sinh sản và tử vong). - Biến động theo chu kì thường không có hại cho quần thể nhưng biến động không theo chu kì thì có khi làm tuyệt diệt quần thể (do số lượng cá thể giảm đột ngột xuống dưới mức tối thiểu gây hủy diệt quần thể). II. CÁC CÂU HỎI 1. Môi trường và nhân tố sinh thái Câu 1: Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chế với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật.
Trang 3 B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học của môi trường xung quanh sinh vật. C. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật. D. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật. Câu 2. Những quan hệ nào sau đây không phải là quan hệ cạnh tranh? (1) Cây tranh nhau giành ánh sáng, dinh dưỡng, có thể làm cây yếu bị đào thải, dẫn đến sự tỉa thưa ở 1 cây (cành lá kém xum xuê), hoặc ở cả quần thể làm mật độ giảm. (2) Các cây mọc thành nhóm (rặng, bụi, rừng) chịu gió bão và sống tốt hơn cây sống riêng (3) Khi thiếu thức ăn, nơi ở, các động vật dọa nạt nhau (bằng tiếng hú, động tác) làm cho cá thể yếu hơn bị đào thải hay phải tách đàn. (4) Bảo vệ nơi sống, nhất là vào mùa sinh sản → Mỗi nhóm có lãnh thổ riêng, một số phải đi nơi khác. (5) Ong, kiến, mối sống thành xã hội, có phân chia cấp bậc và chức năng rõ ràng. Tổ hợp câu trả lời đúng là: A.(1),(2),(4). B.(1),(3), (4). C. (2), (5). D. (2), (3), (4). Câu 3. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 21oC đến 35°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 74% đến 96%. Trong 4 loại môi trường sau đây, loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào? A. Môi trường có nhiệt độ đao động từ 20 đến 35°C, độ ẩm từ 75% đến 95%. B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 40oC, độ ẩm từ 85 đến 95%. C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 95%. D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30°C, độ ẩm từ 90 đến 100%. Câu 4. Khoảng giá trị của nhân tố sinh thái gây ức chế hoạt động sinh lý đối với cơ thể sinh vật nhưng chưa gây chết được gọi là A. khoảng thuận lợi. B. giới hạn sinh thái. C. ổ sinh thái. D. khoảng chống chịu. Câu 5. Khi nói về quy luật tác động của các nhân tố sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái. B. Các loài đều có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái. C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau. D. Ở các giai đoạn phát triển khác nhau, sinh vật có phản ứng khác nhau trước cùng một nhân tố sinh thái. Câu 6. Khi nói về giới hạn sinh thái, điều nào sau đây không đúng? A. Những loài có giới hạn sinh thái càng hẹp thì có vùng phân bố càng rộng. B. Loài sống ở vùng xích đạo có giới hạn sinh thái về nhiệt độ hẹp hơn loài sống ở vùng cực. C. Ở cơ thể còn non có giới hạn sinh thái hẹp hơn so với cơ thể trưởng thành. D. Cơ thể sinh vật sinh trưởng tốt nhất ở khoảng cực thuận của giới hạn. Câu 7. Loài sinh vật A có giới hạn chịu đựng về nhiệt độ từ 8 đến 32°C, giới hạn chịu đựng về độ ẩm từ 80% đến 98%. Loài sinh vật này có thể sống ở môi trường nào sau đây. A. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 35oC, độ ẩm từ 75% đến 95%. B. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 25 đến 35oC, độ ẩm từ 85 đến 95%. C. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 10 đến 30°C, độ ẩm từ 85% đến 95%. D. Môi trường có nhiệt độ dao động từ 12 đến 30°C, độ ẩm từ 90 đến 100%. Câu 8. Mức độ ảnh hưởng của cơ thể trước tác động của nhân tố sinh thái phụ thuộc vào: 1. cường độ tác động. 2. liều lượng tác động. 3. cách tác động. Phương án đúng: A.1,2. B.1, 3. C. 2, 3. D. 1, 2, 3.
Trang 4 Câu 9. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng? A. Giới hạn sinh thái là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật tổn tại và phát triển. B. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tổn tại và phát triển ổn định theo thời gian. C. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. D. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. Câu 10. Điều khẳng định nào sau đây là không đúng? A. Lúc đang thực hiện sinh sản, sức chống chịu của động vật thường giảm. B. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lý của sinh vật thường bị ức chế. C. Ở ngoài giới hạn sinh thái về một nhân tố nào đó, sinh vật vẫn có thể tồn tại nếu các nhân tố sinh thái khác đều ở vùng cực thuận. D. Sinh vật luôn sinh trưởng phát triển tốt nhất ở khoảng nhiệt độ cực thuận. Câu 11. Khi nói về môi trường và các nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Môi trường sống bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp tới sinh vật. B. Môi trường cung cấp nguồn sống cho sinh vật mà không làm ảnh hưởng đến sự tôn tại, sinh trưởng, phát triển của sinh vật. C. Nhân tố sinh thái là tất cả những nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới đời sống sinh vật. D. Môi trường trên cạn bao gồm mặt đất và lớp khí quyển, là nơi sống của phần lớn sinh vật trên Trái Đất. Câu 12. Khi nói về nhân tố sinh thái, kết luận nào sau đây không đúng? A. Tất cả các nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái tác động lên sinh vật. B. Nhóm nhân tố sinh thái vô sinh gồm tất cả các nhân tố vật lý, hóa học và sinh học của môi trường xung quanh sinh vật. C. Nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm thế giới hữu cơ của môi trường và mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật. D. Trong nhóm nhân tố sinh thái hữu sinh, nhân tố con người có ảnh hưởng lớn tới đời sống của nhiều sinh vật. Câu 13. Khi nói về nhân tố sinh thái hữu sinh, kết luận nào sau đây là đúng? A. Tất cả các nhân tố của môi trường có ảnh hưởng đến sinh vật thì đều được gọi là nhân tố hữu sinh. B. Chỉ có mối quan hệ giữa sinh vật này với sinh vật khác sống xung quanh thì mới được gọi là nhân tố hữu sinh. C. Nhân tố hữu sinh bao gồm mối quan hệ giữa sinh vật với sinh vật và thế giới hữu cơ của môi trường. D. Những nhân tố vật lý, hóa học có liên quan đến sinh vật thì cũng được xếp vào nhân tố hữu sinh. Câu 14. Khi nói về giới hạn sinh thái, kết luận nào sau đây là đúng? A. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tổn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. Giới hạn sinh thái là khoảng thuận lợi của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật tổn tại và phát triển. C. Khoảng thuận lợi là khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lý của sinh vật. D. Khoảng chống chịu là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất. Câu 15. Những nhân tố sinh thái nào sau đây được xếp vào nhân tố sinh thái không phụ thuộc mật độ? A. Quan hệ cùng loài, quan hệ cạnh tranh, nguồn thức ăn.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.