PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 20 - Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.docx

PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 BÀI 20: HIỆN TƯỢNG NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT A. LÍ THUYẾT TRỌNG TÂM 1. Sự nhiễm điện do cọ xát. - Có thể làm nhiễm điện một vật bằng cách cọ xát. - Vật nhiễm điện (vật mang điện tích) có khả năng hút các vật khác (đặc biệt là các vật nhỏ, nhẹ) 2. Hai loại điện tích. - Có hai loại điện tích: điện tích dương (+) và điện tích âm (-). - Các vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau, khác loại (trái dấu) thì hút nhau. - Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron. *Xu hướng nhường hoặc nhận electron của một số vật liệu Dễ nhận electron Dễ mất electron Nhựa, cao cu, hổ phách, vải Giấy, lụa – len, nilông, tóc, thủy tinh B. BÀI TẬP I. Trắc nghiệm. Câu 1. Có thể làm nhiễm điện thanh thước nhựa bằng cách A. hơ trên ngọn lửa. B. thả vào nước. C. cọ xát. D. để gần giấy vụn. Câu 2. Vật nhiễm điện là vật A. có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. B. có khả năng hút các vật nhẹ khác. C. có khả năng đẩy các vật nhẹ khác. D. không có khả năng đẩy hoặc hút các vật nhẹ khác. Câu 3. Khi đưa hai vật bị nhiễm điện lại gần nhau, chúng hút nhau nếu hai vật A. nhiễm điện cùng dấu. B. nhiễm điện trái dấu. C. nhiễm điện dương. D. nhiễm điện âm. Câu 4. Khi đưa hai vật nhiễm điện cùng loại lại gần nhau thì chúng sẽ A. hút nhau. B. đẩy nhau. C. vừa hút vừa đẩy. D. không có hiện tượng. Câu 5. Có thể nhận biết một vật có nhiễm điện hay không bằng cách A. đưa vật đó lại gần các vật nặng, nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện.
PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 B. đưa vật đó lại gần các vật nhẹ, nếu hút chứng tỏ vật đó nhiễm điện. C. đưa vật đó lại gần các vật nhẹ, nếu vật cháy chứng tỏ vật đó nhiễm điện. D. đưa vật đó lại gần các vật nặng, nếu phát sáng chứng tỏ vật đó nhiễm điện. Câu 6. Câu phát biểu nào sau đây không đúng? A. Nhiều vật sau khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện. B. Một vật nhiễm điện dương, một vật nhiễm điện âm thì có thể hút nhau. C. Đưa các vật cùng nhiễm điện dương lại gần nhau thì chúng hút nhau. D. Các vật nhiễm điện có khả năng đẩy hoặc hút nhau. Câu 7. Một vật nhiễm điện âm nếu A. nhận thêm electron. B. mất bớt electron. C. nhận hoặc mất bớt electron. D. Không thể kết luận. Câu 8. Sau một thời gian sử dụng, bụi lại bám nhiều ở cánh quạt điện vì A. khi quay cánh quạt cọ xát với không khí và bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi. B. cánh quạt khi quay tạo nên một lực hút và hút các hạt bụi theo chiều gió. C. một số chất nhờn trong không khí đọng lại ở cánh quạt và hút nhiều bụi. D. dòng điện cùng cấp cho quạt chạy làm cánh quạt bị nhiễm điện nên hút nhiều bụi. Câu 9. Hiện tượng tia lửa điện được hình thành bởi sự tương tác của hai đám mây nhiễm điện A. cùng dấu. B. trái dấu. C. dương. D. âm. Câu 10. Hiện tượng nào sau đây không liên quan tới sự nhiễm điện? A. Chiếc lược đã cọ xát vào vải khô thì làm lệch dòng nước chảy. B. Thước nhựa sau khi cọ xát với vải len sẽ hút được các mẩu giấy vụn. C. Màn hình tivi bị bám bụi sau khi lau. D. Thanh sắt sau khi nung nóng đỏ có thể đốt cháy các vụn giấy. Câu 11. Một vật đang nhiễm điện dương, để trở thành vật nhiễm điện âm thì sẽ A. nhận thêm electron. B. nhường hoặc nhận electron. C. mất bớt electron. D. Vật không thể nhiễm điện âm. Câu 12. Vào mùa đông, khi cởi áo len trong bóng tối ta nghe tiếng nổ lách tách và thấy các đóm sáng vì A. vào mùa đông áo len sẽ luôn bị nhiễm điện. B. áo len cọ xát với áo bên trong nên bị nhiễm điện.

PHÂN MÔN: VẬT LÍ TÀI LIỆU KHTN 8 Câu 7. Một quả cầu nhẹ được treo bằng sợi chỉ mảnh, ban đầu sợi dây thẳng đứng. Dùng một đũa thuỷ tinh cọ xát vào một miếng lụa, đưa đầu đũa lại gần quả cầu thì thấy dây treo bị lệch như hình bên. Giải thích sự nhiễm điện của quả cầu. Câu 8. Một quả cầu bằng nhôm rất nhẹ nhiễm điện âm được treo bằng sợi chỉ mảnh và đặt giữa hai tấm kim loại song song nhiễm điện trái dấu. a) Quả cầu nhôm sẽ chuyển động về phía nào? b) Sau khi chạm vào tấm kim loại đầu tiên nó chuyển động về phía nào? Tại sao?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.