PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text BỘ BÀI TẬP VẬT LÍ 10 PHÂN DẠNG THEO CHƯƠNG (1).pdf

1 ﴿ CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 MỞ ĐẦU Dạng 1. Đối tượng nghiên cứu và mục tiêu của Vật lí Tự luận Hãy điền các từ khóa sau đây vào chỗ trống cho thích hợp. đa dạng, khám phá, giải quyết, thực nghiệm, năng lực, vận động. (Các từ khóa trên được sử dụng cho các câu từ 1 đến 5) Câu 1. Vật lí là môn “khoa học ..........................”. Câu 2. Vật lí có đối tượng nghiên cứu tập trung vào các dạng ................... của vật chất (chất, trường), năng lượng. Câu 3. Một trong các biểu hiện của sự hình thành và phát triển năng lực vật lí là. ...........(a)............. được kiến thức, kĩ năng đã học để khám phá, ..............(b)............... các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong đời sống. Câu 4. Các lĩnh vực nghiên cứu của Vật lí rất .........................., từ Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học đến Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối. Câu 5. Mục tiêu học tập môn Vật lí là. Giúp học sinh hình thành, phát triển .......................... vật lí. Hướng dẫn giải. 1. thực nghiệm 2. vận động 3a. vận dụng 3b. giải quyết 4. đa dạng 5. năng lực Câu 6. Sau khi học tập môn vật lí sẽ giúp ích gì cho bản thân mỗi học sinh? Hướng dẫn giải Mục tiêu học tập môn Vật lí. Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí với các biểu hiện chính. • Có được những kiến thức, kỹ năng cơ bản về vật lí. • Hiểu được các quy luật tự nhiên, vận dụng kiến thức vào cuộc sống. • Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp. Câu 7. Trình bày một số nội dung sau. a. Đối tượng nghiên cứu của vật lí? b. Các lĩnh vực nghiên cứu của vật lí? c. Mục tiêu của môn vật lí Hướng dẫn giải a. Đối tượng nghiên cứu của vật lí là các dạng vận động của VẬT CHẤT (chất, trường) và NĂNG LƯỢNG.
2 b. Các lĩnh vực nghiên cứu môn vật lí. Cơ học, Điện học, Điện từ học, Quang học, Âm học, Nhiệt học, Nhiệt động lực học, Vật lí nguyên tử và hạt nhân, Vật lí lượng tử, Thuyết tương đối, Thiên văn học c. Mục tiêu của môn Vật lí. là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ. vi mô, vĩ mô. Câu 8. Trong chương trình vật lí THCS em đã được học về chủ đề Âm thanh. Em hãy cho biết đối tượng nghiên cứu của Vật lí trong chủ đề này? Hướng dẫn giải Đối tượng nghiên cứu của môn vật lí trong chủ đề âm thanh là âm thanh để tìm hiểu về các tính chất của âm thanh và các đại lượng vật lí của âm thanh Câu 9. a. Hãy kể tên các lĩnh vực Vật lí mà em đã được học ở cấp THCS? b. Trình bày đối tượng nghiên cứu đối với từng phân ngành sau của Vật lí học. Cơ học, Quang học, điện học, từ học Hướng dẫn giải a. Các lĩnh vực vật lí đã học ở THCS. Cơ học, Quang học, Âm học, Điện học, Điện từ học b. Đối tượng nghiên cứu tương ứng của từng phân ngành. + Cơ học. chuyển động của vật chất trong không gian và thời gian dưới tác dụng của lực và những hệ quả của chúng lên môi trường xung quanh + Quang học (ánh sáng). các hiện tượng tán sắc ánh sáng + Điện học. các hiện tượng về điện. + Từ học. nghiên cứu về các hiện tượng hút và đẩy của các chất và hợp chất gây ra bởi từ tính của chúng. Câu 10. Hãy nối những ý ở cột A tương ứng với những ý phù hợp ở cột B CỘT A CỘT B 1 Đối tượng nghiên cứu của Vật lí a Giúp học sinh hình thành, phát triển năng lực vật lí 2 Mục tiêu học tập môn Vật lí b hỗ trợ cho nhau, trong đó phương pháp thực nghiệm có tính quyết định. 3 Phương pháp lí thuyết c các dạng vận động của VẬT CHẤT (chất, trường) và NĂNG LƯỢNG. 4 Mục tiêu của Vật lí d dùng thí nghiệm để phát hiện kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết 5 Hai phương pháp thực nghiệm và lí thuyết e sử dụng ngôn ngữ toán học và suy luận lý thuyết để phát hiện một kết quả mới giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ giả thuyết 6 Phương pháp thực nghiệm f là khám phá ra quy luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở mọi cấp độ: vi mô, vĩ mô giúp kiểm chứng, hoàn thiện, bổ sung hay bác bỏ
3 Hướng dẫn giải 1 – c; 2 – a; 3 – e; 4 – f; 5 – b; 6 – d. Trắc nghiệm Câu 1. Lĩnh vực nghiên cứu nào sau đây là của Vật lí? A. Nghiên cứu về sự thay đổi của các chất khi kết hợp với nhau. B. Nghiên cứu sự phát minh và phát triển của các vi khuẩn. C. Nghiên cứu về các dạng chuyển động và các dạng năng lượng khác nhau. D. Nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của các tầng lớp, giai cấp trong xã hội. Câu 2. Biểu hiện nào sau đây không phải là biểu hiện của phát triển năng lực vật lí? A. Có được kiến thức, kĩ năng cơ bản về vật lí. B. Vận dụng được kiến thức, kĩ năng để khám phá, giải quyết các vấn đề có liên quan trong học tập cũng như trong cuộc sống. C. Nhận biết được năng lực, sở trường của bản thân, định hướng nghề nghiệp. D. Nhận biết được hạn chế của bản thân để tìm cách khắc phục. Câu 3. Đối tượng nghiên cứu của Vật lí là gì? A. Các dạng vận động và tương tác của vật chất. B. Nghiên cứu về nhiệt động lực học. C. Qui luật tương tác của các dạng năng lượng. D. Các dạng vận động của vật chất và năng lượng. Câu 4. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật lí? A. vật chất và sự vận động, năng lượng. B. Vũ trụ (các hành tinh, ngôi sao...) C. Trái Đất. D. Các chất và sự biến đổi các chất, phương trình phản ứng của các chất trong tự nhiên. Câu 5. Đối tượng nghiên cứu nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật lí? A. Dòng điện không đổi. B. Hiện tượng quang hợp. C. Sự sinh trưởng và phát triển của các loài trong thế giới tự nhiên. D. Sự cấu tạo và biến đổi các chất. Câu 6. Chọn câu trả lời đúng nhất. Mục tiêu của Vật lí là A. Khám phá ra các qui luật chuyển động. B. Khám phá ra qui luật tổng quát nhất chi phối sự vận động của vật chất và năng lượng, cũng như tương tác giữa chúng ở cấp độ vi mô và vĩ mô. C. Khám phá năng lượng của vật chất ở nhiều cấp độ. D. Khám phá ra qui luật chi phối sự vận động của vật chất. Câu 7. Chọn phát biểu chưa chính xác. Học tốt môn Vật lí ở trường phổ thông sẽ giúp bạn A. Hình thành kiến thức, kĩ năng cốt lõi về mô hình vật lí, năng lượng và sóng, lực và trường. B. Vận dụng kiến thức để khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ vật lí, phù hợp với yêu cầu phát triển bền vững xã hội và bảo vệ môi trường. C. Nhận biết được năng lực, sở trường từ đó có kế hoạch, định hướng nghề nghiệp phát triển bản thân. D. Trở thành nhà lãnh đạo vĩ đại. Câu 8. Cấp độ vi mô là.
4 A. cấp độ dùng để mô phỏng vật chất bé nhỏ. B. cấp độ to, nhỏ phụ thuộc vào qui mô khảo sát. C. cấp độ mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất. D. cấp độ tinh vi khi khảo sát một hiện tượng vật lí. Câu 9. Cấp độ vĩ mô là. A. cấp độ dùng để mô phỏng vật chất bé nhỏ. B. cấp độ to, nhỏ phụ thuộc vào qui mô khảo sát. C. cấp độ mô phỏng tầm rộng lớn hay rất lớn của vật chất. D. cấp độ tinh vi khi khảo sát một hiện tượng vật lí. Câu 10. Đối tượng nào sau đây thuộc lĩnh vực Vật lí ? A. Dòng điện không đổi. B. Hiện tượng quang hợp của cây xanh. C. Chu kì sinh trưởng của sâu bướm. D. Sự cấu tạo chất và sự biến đổi chất Câu 11. Đối tượng nào sau đây không thuộc lĩnh vực Vật lí? A. Vật chất, năng lượng và sự vận động của chúng trong tự nhiên. B. Cấu tạo chất và sự biến đổi các chất trong các phản ứng giữa các chất. C. Trái đất D. Các hành tinh trong vũ trụ ĐÁP ÁN TRẮC NGHIỆM 1-C 2-D 3-D 4-D 5-A 6-B 7-D 8-A 9-C 10-A 11-A Dạng 2. Quy trình phát triển của vật lí Tự luận Hãy điền các từ khóa sau đây vào chỗ trống cho thích hợp. quan sát, thực nghiệm, lợi ích, suy luận chủ quan, thí nghiệm, ô nhiễm môi trường sống, mô hình lí thuyết. (Các từ khóa trên được sử dụng cho các câu từ 1 đến 4) Câu 1. Trong giai đoạn đầu tiên của quá trình phát triển vật lí học (từ năm 350 trước Công nguyên đến thế kỉ XVI), các nhà triết học tìm hiểu thế giới tự nhiên dựa trên .........(a)............ và .........(b)......... Câu 2. Ở giai đoạn thứ hai của quá trình phát triển vật lí học (từ thế kỉ XVII đến cuối thế kỉ XIX), các nhà vật lí dùng phương pháp .....................để tìm hiểu thế giới tự nhiên. Câu 3. Ở giai đoạn thứ ba của quá trình phát triển vật lí học (từ cuối thế kỉ XIX đến nay), các nhà vật lí tập trung vào các .........(a)............tìm hiểu thế giới vi mô và sử dụng .........(b)............để kiểm chứng. Câu 4. Việc ứng dụng các thành tựu của vật lí vào công nghệ không chỉ mang lại .........(a).........cho nhân loại mà còn có thể làm ............(b)..............., hủy hoại hệ sinh thái,... nếu không được sử dụng đúng phương pháp, đúng mục đích. Hướng dẫn giải. 1a. quan sát 1b. suy luận chủ quan 2. thực nghiệm 3a. mô hình lí thuyết 3b. thí nghiệm 4a. lợi ích 4b. ô nhiễm môi trường sống

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.