Nội dung text Đề cương Tư tưởng Hồ Chí Minh.docx
Thời kỳ 1930 1941 vượt qua thử thách kiên trì giữ vững đường lối phương pháp cách mạng Việt Nam đúng đắn và sáng tạo Hồ Chí Minh ở với quan điểm của mình tiếp tục theo theo sát tình hình trong nước khi chiến tranh thế giới bùng nổ các nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đó thời kỳ 1941 - 1969 đã thực hiện cách mạng với đường lối chiến tranh nhân dân toàn dân toàn diện lâu dài củng cố và tăng cường sự đoàn kết trong phòng trào cộng sản quốc tế Hồ Chí Minh khi qua đời đã để lại di chúc toàn Đảng toàn dân ta đoàn kết phấn đấu để xây dựng đất nước Việt Nam hòa bình thống nhất độc lập Tôi viết đoạn cách mạng nước ta đã giành được nhiều thắng lợi nhưng cách mạng tháng tám 1945 đánh đuổi đế quốc và phong kiến xây dựng được Đảng và Nhà nước Độc lập xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc trong mặt trận dân tộc thống nhất và các bạn thể chính trị xã hội I Nguyên lý dân và chủ nghĩa là dân làm chủ quyền đất nước đó là nhà nước là tất cả mọi quyền lực trong Nhà nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân ăn nguyên lý dân và chủ khẳng định địa vị chủ thể tối cao của mọi quyền lực là nhân dân Bản thân nhà nước không có quyền lực quyền lực của nhà nước do nhân dân ủy thác do đó đó là nhân dân là chủ thể nắm giữ quyền lực các cơ quan quyền lực nhà nước cùng với đội ngũ cán bộ của nó đều là công bộc của nhân dân Anh các việc Trung cho dân Nhân dân thực thi quyền lực thông qua hai hình thức dân chủ trực tiếp và gián tiếp dân chủ trực tiếp là hình thức dân chủ trong đó nhân dân trực tiếp quyết định đến mọi vấn đề liên quan đến vận mệnh quốc gia dân tộc và quyền lợi của chúng ngoài ra còn có hình thức dân chủ gián tiếp nhân dân ăn thực thi quyền lực của mình thông qua các đại diện mà họ lựa chọn đầu ra và những thiết chế quyền lực mà họ lập nên Mà họ đã lựa chọn bầu ra và có quyền giải tán những thiết chế quyền lực mà họ đã lập nên trên đây là quan điểm rõ ràng kiên quyết của Hồ Chí Minh nhằm đảm bảo trong mọi quyền lực trong đó quyền lực Nhà nước luôn nằm trong tay dân chúng Theo Hồ Chí Minh sự khác biệt căn bản của luật pháp trong nhà nước Việt Nam mới với luật pháp của các chế độ tư sản phong kiến là ở chỗ nào phản ánh được ý nguyện và bảo vệ quyền lợi của dân chúng luật pháp đó là của nhân dân là công cụ thực thi quyền lực của nhân dân là phương tiện để kiểm soát quyền lực nhà nước * Trách nhiệm của sinh viên trong việc xây dựng nhà nước cách mạng - Lịch sử qua mấy nghìn năm dựng nước và giữ nước, biết bao kẻ thù lớn mạnh xâm lược đất nước ta nhưng đều chịu chung một kết cục thất bại - Bước vào thời kỳ chiến lược mới trong bối cảnh thế giới đang thay đổi rất nhanh, phức tạp và khó lường, Đất nước ta đứng trước nhiều khó khăn, thử thách - Là lực lượng tri thức trẻ, năng động, sáng tạo, là trụ cột của nước nhà, sinh viên có vai trò to lớn đối với sự phát triển của đất nước - Vì vậy mỗi sinh viên cần ra sức học tập, ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, nâng cao khả năng, trình độ bản thân để góp
phần công sức dựng xây đất nước. Ngoài ra phải nhanh nhạy với biến động của thời cuộc, nắm bắt thời cơ khi nước ta hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng. - Không ngừng rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vững vàng, tránh mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch thúc đẩy diễn biến hoà bình và tự diễn biến trong chính bản thân mỗi sinh viên. Thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để trở thành con người “vừa hồng, vừa chuyên” góp phần công sức đưa Đất nước tiến lên, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như lời Bác Hồ hằng mong muốn - Ra sức học tập, tích lũy, nắm vững kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên môn để thực sự có trình độ chuẩn bị, tự tin vào đời, lập nghiệp nhanh chóng đáp ứng yêu cầu và đòi hỏi ngày càng cao của xã hội. - Tăng cường nâng cao nhận thức về sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và những yêu cầu của Đảng đối với tuổi trẻ nước ta, từ đó mà xác định trách nhiệm to lớn và nhiệm vụ nặng nề của mình trong việc chuẩn bị những hành trang cần thiết trong thời gian tới. - Không ngừng tu dưỡng, rèn luyện, học tập để nâng cao trình độ về mọi mặt cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, cương vị công tác của mình - Tạo môi trường bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực trẻ, góp phần hình thành một lớp thanh niên mới có kiến thức, tay nghề và năng lực quản lý kinh tế, thích nghi với kinh tế thị trường đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH đất nước. - Thường xuyên, liên tục trau dồi về lý tưởng, rèn luyện đạo đức. - Sống có văn hoá, chấp hành nghiêm chỉnh các chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp của Nhà nước. - Gương mẫu trong cộng đồng, làm tròn bổn phận của người công dân - Chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, nâng cao trình độ về chính trị, học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ - Ra sức nâng cao tay nghề, kỹ năng lao động, trình độ ngoại ngữ, tin học - Vươn lên nắm vững khoa học, kỹ thuật, công nghệ - Nhiệt tình, hăng hái tham gia các hoạt động tình nguyện, ngày thứ bảy tình nguyện; tham gia các đội hình thanh niên tình nguyện, sẵn sàng đảm nhận việc khó, việc mới, chủ động tham gia phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn quốc phòng, an ninh ở mỗi địa phương, đơn vị - Không ngừng phấn đấu nâng cao số lượng, chất lượng của người đoàn viên; tích cực tham gia các hoạt động của Đoàn, Hội, Đội; mỗi đoàn viên thanh niên, học sinh phải biết gắn hoạt động của mình với hoạt động của tập thể thanh niên nơi mình sinh sống hoặc công tác - Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ lý luận chính trị, bồi đắp lý tưởng cách mạng trong sáng - Rèn luyện để có lập trường tư tưởng vững vàng, có lòng yêu nước, có niềm tin vào sự lãnh đạo của Đảng và sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng và lối sống lành mạnh bài học chương 22 d. Rút ra bài học đối với bản thân và sinh viên (gợi ý):-Về việc học tập, rèn luyện tinh thần độc lập, tự chủ, sáng tạo-Về xây dựng niềm tin, bản lĩnh chính trị-Về tu dưỡng đạo đức, đức hy sinh và sự phấn đấu....
I. KHÁI NIỆM TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH Đại hội Đảng XI của Đảng Xác định: Nguồn gốc tư tưởng, lý luận của TTHCM: Chủ nghĩa Mác - Lênin, giá trị văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại. Bản chất, cách mạng và của TTHCM: Hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc của cách mạng Việt Nam, phản ánh vấn đề có tính quy luật của CMVN... Giá trị, ý nghĩa của TTHCM: Tài sản tinh thần to lớn của Đảng và dân tộc, soi đường cho sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta giành thắng lợi. Trong định nghĩa này, Đảng ta đã làm rõ: Đại hội II (2/1951), Đảng bước đầu xác định: Đường lối chính trị, nền nếp làm việc ... của Đảng là đường lối, tác phong và đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh Năm 1930, Đảng CSVN được thành lập đã xây dựng và thực hiện đường lối cách mạng theo TTHCM Đại hội VI (1986), Đảng bắt đầu đầu nói đến “tư tưởng và đạo đức” Hồ Chí Minh. Khái niệm trên là sự ghi nhận quá trình nhận thức của Đảng CSVN về tư tưởng Hồ Chí Minh Đại hội IX (2001), X (2006) tiếp tục bổ sung, hoàn thiện khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội XI (2011) đưa ra khái niệm hoàn chỉnh, khẳng định công lao vĩ đại của Hồ Chí Minh. Đại hội VII (1991) lần đầu tiên Đảng nêu khái niệm Tư tưởng Hồ Chí Minh. Đại hội XIII (2021) khẳng định quan điểm chỉ đạo: “Kiên định và vận dụng phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh Nhận thức của Đảng về khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh là một quá trình, từ thấp đến cao, từ cụ thể đến khái quát - Tư tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng thời là sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp và giải phóng con người - Dù định nghĩa theo cách nào, thì tư tưởng Hồ Chí Minh đều được nhìn nhận với tư cách là một hệ thống lý luận. Hiện đang tồn tại hai phương thức tiếp cận hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh: Thứ nhất, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống tri thức tổng hợp gồm: tư tưởng triết học, tư tưởng kinh tế, tư tưởng chính trị, tư tưởng quân sự, tư tưởng đạo đức-văn hóa-nhân văn. Thứ hai, tư tưởng Hồ Chí Minh là hệ thống các quan điểm về cách mạng Việt Nam: tư tưởng về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc; về CNXH và con đường
quá độ lên CNXH ở Việt Nam; về Đảng Cộng sản Việt Nam; về đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế; về dân chủ và Nhà nước của dân, do dân, vì dân; về văn hóa và đạo đức... II. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Hệ thống quan điểm, quan niệm, lý luận về cách mạng Việt Nam, gắn liền với dòng chảy của thời đại mới; được thể hiện trong các bài nói, bài viết, chỉ đạo trong hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh - Sự vận động các quan điểm đó trong toàn bộ tiến trình cách mạng Việt Nam; quá trình hiện thực hóa tư tưởng Hồ Chí Minh CHƯƠNG 2: CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH I. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH 1. Cơ sở thực tiễn a. Thực tiễn Việt Nam cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Bị thực dân Pháp xâm lược, mất độc lập, tự do; kinh tế xã hội có nhiều biến đổi, xuất hiện nhiều mâu thuẫn mới; các cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Việt Nam nổ ra liên tiếp, sôi nổi theo các hệ tư tưởng khác nhau; sự thất bại của các phong trào chống Pháp. -> Phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn thắng lợi, phải đi theo con đường mới. Sự xuất hiện tư tưởng HCM là tất yếu, đáp ứng nhu cầu CMVN b. Thực tiễn thế giới cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX Chủ nghĩa tư bản chuyển thành chủ nghĩa Đế quốc, hình thành hệ thống thuộc địa; thắng lợi của cuộc cách mạng tháng Mười Nga mở ra triển vọng phát triển mới cho các dân tộc; Quốc tế Cộng sản (1919) được thành lập, có vai trò quan trọng trong đấu tranh chống chủ nghĩa Đế quốc -> Việc xuất hiện tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ là nhu cầu tất yếu của CMVN, mà còn là tất yếu của CM thế giới. 2. Cơ sở lý luận a.Giá trị truyền thống dân tộc Chủ nghĩa yêu nước và ý chí bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước Tinh thần đoàn kết, nhân nghĩa, tương thân tương ái Tinh thần lạc quan, yêu đời, ý chí vươn lên vượt qua khó khăn thử thách Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo b. Tinh hoa văn hóa nhân loại Các giá trị tích cực của văn hóa phương Đông: Đạo đức tu thân của Nho giáo; lòng nhân ái của phật giáo; chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn...