Nội dung text Lớp 11. Đề giữa kì 1 (Đề số 3).docx
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3 (Đề có 3 trang) ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. Cho nguyên tử khối: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Ca = 40, Cl = 35,5. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Phản ứng thuận nghịch là phản ứng A. xảy ra theo hai chiều ngược nhau trong cùng điều kiện. B. có phương trình hoá học được biểu diễn bằng mũi tên một chiều. C. chỉ xảy ra theo một chiều nhất định. D. xảy ra giữa hai chất khí. Câu 2. Chất nào sau đây không phải chất điện li? A. NaOH. B. CH 3 COOH. C. HNO 3 . D. C 6 H 12 O 6 . Câu 3. Oxide của nitrogen được tạo thành khi nitrogen trong không khí tác dụng với các gốc tự do được gọi là A. NO x tức thời. B. NO x nhiệt. C. NO x nhiên liệu. D. NO x tự nhiên. Câu 4. Theo thuyết Bronsted-Lowry, chất nào sau đây có vai trò là một base trong dung dịch? A. KNO 3 . B. CH 3 COOH. C. NH 3 . D. H 2 SO 4 . Câu 5. Cấu trúc không gian của phân tử NH 3 có dạng hình A. chóp tư giác. B. chóp tam giác. C. tứ diện đều. D. tam giác đều. Câu 6. Để nhận biết ion muối NH 4 + trong dung dịch, thuốc thử cần dùng là dung dịch chất nào sau đây? A. H 2 SO 4 . B. NaOH. C. NaNO 3 . D. BaCl 2 . Câu 7. Quan sát hình bên dưới và từ dữ kiện năng lượng liên kết trong phân tử N 2 , dự đoán về độ bền phân tử và khả năng phản ứng của nitrogen ở nhiệt độ thường. . A. Kém bền và hoạt động hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. B. Bền và trơ về mặt hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. C. Bền và hoạt động hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. D. Kém bền và trơ về mặt hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. Câu 8. Yếu tố nào sau đây luôn luôn không làm dịch chuyển cân bằng của hệ phản ứng? A. Nhiệt độ. B. Áp suất. C. Nồng độ. D. Chất xúc tác. Câu 9. Chất nào sau đây được sử dụng làm phân ammophos? A. (NH 4 ) 2 HPO 4 . B. NH 4 NO 3 . C. NH 4 Cl. D. NaH 2 PO 4 . Câu 10. Dung dịch acid HCl có nồng độ 0,01M có pH bằng bao nhiêu? A. 1,0. B. 2,0. C. 11,0. D. 12,0. Câu 11. Phương trình hóa học của phản ứng nào sau đây chứng tỏ ammonia là một chất khử? A. NH 3 + HCl NH 4 Cl. B. NH 3 + H 2 O ⇀ ↽ 4NH + OH – . C. 2NH 3 + H 2 SO 4 (NH 4 ) 2 SO 4 . D. 4NH 3 + 5O 2 oPt,t 4NO + 6H 2 O. Câu 12. Cho cân bằng hóa học sau: CaCO 3 (s) ⇀ ↽ CaO(s) + CO 2 (g) ; or298176 kJH Yếu tố nào sau đây làm cho cân bằng dịch chuyển theo chiều thuận? A. Tăng nồng độ khí CO 2 . B. Tăng áp suất. C. Giảm nhiệt độ. D. Tăng nhiệt độ. Mã đề thi: 333
Câu 13. Hiện tượng phú dưỡng là một biểu hiện của môi trường ao, hồ bị ô nhiễm do dư thừa các chất dinh dưỡng, Sự dư thừa dinh dưỡng chủ yếu do hàm lượng các ion nào sau đây vượt quá mức cho phép? A. Sodium, potassium. B. Calcium, magnesium. C. Nitrate, phosphate. D. Chloride, sulfate. Câu 14. Trong công nghiệp, ammoniac được tổng hợp theo quá trình Haber như hình dưới, theo phương trình hóa học sau: N 2 (g) + 3H 2 (g) o 400600 C, 200 bar, Fe ⇀ ↽ 2NH 3 (g) or298H = –92 kJ Tại thời điểm cân bằng, khí thu được tại buồng phản ứng là A. NH 3 và N 2 . B. H 2 và NH 3 . C. NH 3 . D. NH 3 , H 2 và N 2 . Câu 15. Nitric acid (HNO 3 ) thường được sử dụng để phá mẫu quặng trong việc nghiên cứu, xác định hàm lượng các kim loại trong quặng là do nitric acid có A. tính acid mạnh. B. tính khử mạnh. C. tính oxi hóa mạnh. D. tính base mạnh. Câu 16. Phát biểu nào sau đây là sai? A. Công thức hoá học của diêm tiêu Chile là NaNO 3 . B. Nitrogen lỏng được sử dụng để đóng băng và kiểm soát dòng chảy trong các đường ống. C. Diêm tiêu Chile được sử dụng để sản xuất phân bón. D. Sử dụng nitrogen lỏng để làm căng vỏ bao bì thực phẩm để tiết kiệm chi phí. Câu 17. Cân bằng sau tồn tại trong dung dịch: CH 3 COOH + H 2 O ⇀ ↽ CH 3 COO – + H 3 O + . Cân bằng sẽ biến đổi như thế nào khi nhỏ vào vài giọt dung dịch CH 3 COONa? A. chuyển dịch theo chiều thuận. B. chuyển dịch theo chiều nghịch. C. cân bằng không bị chuyển dịch. D. lúc đầu chuyển dịch theo chiều thuận sau đó theo chiều nghịch. Câu 18. Phân tử nào sau đây có liên kết cho – nhận? A. NH 3 . B. N 2 . C. HNO 3 . D. H 2 . PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho phản ứng thuận nghịch: H 2 (g) + I 2 (g) ⇌ 2HI(g) (*). a. Tốc độ phản ứng thuận giảm dần và tốc độ phản ứng nghịch tăng dần đến khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng. b. Theo thời gian, nồng độ của I 2 và H 2 của phản ứng (*) giảm dần cho đến khi bằng 0. c. Biểu thức hằng số cân bằng của phản ứng (*) là: 2 C 22 [HI] K= [H][I] d. Khi phản ứng (*) đạt đến trạng thái cân bằng, phản ứng dừng lại. Câu 3. Cho các nhận định sau về phân tử ammonia và ion ammonium: a. Cả hai đều chứa liên kết cộng hóa trị. b. Ammonia là base Bronsted trong nước còn ion ammonium là acid Bronsted trong nước. c. Cả hai đều có dạng hình học là chóp tam giác. d. Cả hai đều chứa nguyên tử nitrogen có số oxi hóa là –3. Câu 4. Tác hại của hiện tượng phú dưỡng: a. Cản trở sự hấp thụ ánh sáng mặt trời vào nước, giảm sự quang hợp của thực vật thủy sinh. b. Rong, tảo phát triển mạnh làm tăng hàm lượng khí oxygen hòa tan trong nước, gây mất cân bằng sinh thái. c. Xác rong tảo phân hủy gây ô nhiễm môi trường nước, không khí và tạo chất bùn lắng xuống lòng ao, hồ. d. Nguồn thuỷ sản trong ao hồ bị suy kiệt và xuất hiện mùi hôi thối khó chịu. Câu 4. Một học sinh thực hiện thí nghiệm chuẩn độ để xác định nồng độ dung dịch hydrochloric acid (HCl) bằng dung dịch chuẩn sodium hydroxide (NaOH) 0,100 M với chất chỉ thị methyl orange (MO). Biết rằng MO sẽ có màu đỏ trong môi trường có pH < 3,2, màu vàng trong môi trường có pH > 4,4, và
màu cam trong khoảng pH từ 3,2 đến 4,4. Để thực hiện chuẩn độ, học sinh này đã cho dung dịch NaOH 0,100 M (trên burette) nhỏ từ từ vào bình tam giác chứa sẵn 10,00 mL dung dịch HCl và 3 giọt dung dịch MO, đến khi dung dịch vừa chuyển sang màu cam thì dừng chuẩn độ. Biết rằng nếu dung dịch chỉ chứa sodium chloride (NaCl) thì có pH bằng 7. a. Có thể cho chất chỉ thị MO vào dung dịch NaOH trong burette thay vì cho vào bình tam giác. b. Nồng độ thực tế của dung dịch HCl sẽ lớn hơn nồng độ tính được từ kết quả thí nghiệm trên. c. Nếu sử dụng dung dịch phenolphthalein thay cho chỉ thị MO trong thí nghiệm trên thì học sinh cần chuẩn độ đến khi dung dịch trong bình tam giác vừa mới mất màu hồng. d. Nếu thể tích dung dịch NaOH 0,100 M đã dùng trong 3 lần chuẩn độ lần lượt là 12,90 mL, 13,00 mL, 13,00 mL thì nồng độ dung dịch HCl xác định được trong thí nghiệm này là 0,389 M. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các nguồn phát thải khí NO x : (a) Núi lửa phun trào; (b) Cháy rừng; (c) Phân hủy các hợp chất hữu cơ trong tự nhiên; (d) Hoạt động vận tải; (e) Sản xuất công nghiệp, nông nghiệp. Có bao nhiêu nguồn phát thải khí NO x nhân tạo? Câu 2. Khi đốt than trong điều kiện thiếu oxygen (O 2 ), khí carbon dioxide (CO 2 ) sinh ra có thể phản ứng với carbon theo phản ứng thuận nghịch sau: CO 2 (g) + C(s) ⇌ 2CO(g). Khi phản ứng trên đạt trạng thái cân bằng, có bao nhiêu tác động trong các tác động dưới đây làm cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận? (1) Tăng nồng độ khí CO 2 . (2) Tăng áp suất hệ bằng cách nén khí. (3) Cho thêm carbon. (4) Giảm nồng độ khí carbon monoxide (CO). Câu 3. pH của dung dịch thu được sau khi trộn 40 mL dung dịch HCl 0,5 M với 60 mL dung dịch NaOH 0,5 M bằng bao nhiêu? Câu 4. Cho cân bằng: N 2 O 4 (g) ⇀↽ 2NO 2 (g). Ban đầu có 0,02 mol N 2 O 4 trong bình kín có thể tích 500 mL, khi phản ứng đạt trạng thái cân bằng thì nồng độ của N 2 O 4 là 0,0055 M. Giá trị của hằng số cân bằng K C là bao nhiêu? (Kết quả làm tròn đến hàng phần trăm). Câu 5. Cho phản ứng: Fe 3 O 4 + HNO 3 Fe(NO 3 ) 3 + NO + H 2 O. Sau khi cân bằng, hệ số tỉ lượng của HNO 3 trong phương trình hoá học trên là bao nhiêu? Câu 6. Cho hỗn hợp khí (X) gồm N 2 , H 2 , NH 3 có tỉ khối so với khí hydrogen là 8. Dẫn hỗn hợp khí (X) đi qua dung dịch H 2 SO 4 đặc, dư thì thể tích khí còn lại một nửa. Thành phần % theo thể tích của khí N 2 trong hỗn hợp (X) là bao nhiêu? ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.
ĐỀ THAM KHẢO SỐ 3 ĐỀ KIỂM TRA GIỮA KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Phần I: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 A 10 B 2 D 11 D 3 A 12 D 4 C 13 C 5 B 14 D 6 B 15 C 7 B 16 D 8 D 17 B 9 A 18 C Phần II: Điểm tối đa của 01 câu hỏi là 1 điểm - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 01 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 02 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm; - Thí sinh chỉ lựa chọn chính xác 03 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm; - Thí sinh lựa chọn chính xác cả 04 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm; Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) Câu Lệnh hỏi Đáp án (Đ/S) 1 a Đ 3 a Đ b S b S c Đ c Đ d S d Đ 2 a Đ 4 a S b Đ b S c S c S d Đ d S Phần III: Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu Đáp án Câu Đáp án 1 2 4 0,87 2 2 5 28 3 13 6 25