Nội dung text Bài 4 Đọc 1. Vắt cổ chày ra nước; May không đi giày.docx
- Nhân ái, trung thực, trách nhiệm II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU a. Chuẩn bị của giáo viên - Giáo án - Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi - Tranh ảnh về nhà văn hình ảnh - Bảng phân công nhiệm vụ cho HS hoạt động trên lớp - Bảng giao nhiệm vụ học tập cho HS ở nhà b. Chuẩn bị của HS: SGK, SBT Ngữ Văn 8, soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn bài học, vở ghi. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, huy động tri thức nền, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập tạo tâm thế tích cực cho HS khi vào bài học. b. Nội dung: GV đặt câu hỏi gợi mở c. Sản phẩm: Những chia sẻ của học sinh. d. Tổ chức thực hiện Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh chia sẻ: Theo em thế nào là keo kiệt? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS tiếp nhận nhiệm vụ học tập - GV quan sát và hỗ trợ HS nếu cần thiết. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động thảo luận. - GV mời 1-2 HS đại diện các nhóm trình bày kết quả chuẩn bị - GV quan sát và hỗ trợ (nếu cần thiết) Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, gợi mở: Keo kiệt là hà tiện tới mức bủn xỉn, chỉ biết bo bo giữ của
- GV dẫn dắt vào nội dung mới: Keo kiệt là tật xấu xuất hiện trong xã hội mà chúng ta cần phải phê phán, Hôm nay chúng ta sẽ cùng tìm hiểu một câu chuyện cười phê phán tật xấu đó Vắt cổ chày ra nước và May không đi giày. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI Hoạt động 1: Đọc – hiểu văn bản. a. Mục tiêu: Nhận diện và hiểu được một số yếu tố đặc điểm của văn bản. b. Nội dung: HS sử dụng SGK, quan sát, chắt lọc kiến thức trả lời những câu hỏi liên quan đến bài học. c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của học sinh và chuẩn kiến thức GV. d. Tổ chức dạy học HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Tri thức ngữ văn Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân trả lời những câu hỏi sau: Em hãy nêu khái niệm truyện cười và đặc trưng của thể loại truyện cười? Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - Hs tiếp nhân nhiệm vụ học tập - Gv quan sát, gợi mở: Các em chú ý đọc phần Tri thức ngữ văn trả lời câu hỏi. Bước 3: Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ và trao đổi - GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe và bổ sung (nếu có) I. Tri thức ngữ văn 1. Truyện cười a) Khái niệm - Truyện cười là thể loại tự sự dân gian chứa đựng yếu tố gây cười, nhằm mục đích giải trí, hoặc phê phán, châm biếm, đả kích những thói hư, tật xấu trong cuộc sống. Truyện cười là một trong những biểu hiện sinh động cho tính lạc quan, trí thông minh sắc sảo của tác giả dân gian. b) Cốt truyện Cốt truyện thường xoay quanh những tình huống, hành động có tác dụng gây cười. Cốt truyện thường có sự việc bất ngờ, đầy mâu thuẫn đến đỉnh điểm, lật tẩy
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập. - GV đánh giá và chốt kiến thức - GV dẫn dắt vào nhiệm vụ mới sự thật, từ đó tạo ra tiếng cười. c) Bối cảnh Bối cảnh thường không được miêu tả cụ thể, tỉ mỉ, có thể là bối cảnh không cavs định, cũng có thể là bối cảnh gần gũi, thân thuộc thể hiện đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, phong tục gắn với từng truyện. d) Nhân vật Nhân vật thường có hai loại: - Loại thứ nhất thường là những nhân vật mang thói xấu phổ biến trong xã hội như: lười biếng, tham ăn, keo kiệt,…hoặc mang thói xấu gắn với bản chất của một tầng lớp cụ thể. Đây chính là những đối tượng mà tiếng cười hướng đến. Bằng các thủ pháp trào phúng, tác giả dân gian biến các kiểu nhân vật này thành những bức chân dung hài hước, lạ đời, tạo nên tiếng cười vừa mang ý nghĩa xã hội vừa có giá trị thẩm mĩ. - Loại thứ hai thường là những nhân vật tích cực, dùng trí thông minh, sự sắc sảo, khôn ngoan để vạch trần, chế giễu, đae kích những hiện tượng và những con người xấu xa của xã hội phong kiến (truyện Trạng Quỳnh, Xiển