Nội dung text Lớp 11. Đề thi cuối kì 1 (đề số 6) - FORM MỚI.pdf
BỘ ĐỀ ÔN CUỐI KÌ I – HÓA 11 1 Đăng kí học T. Hoàng: 0905541957 | SGK Hóa 12: KNTT + CD + CTST ĐỀ THAM KHẢO SỐ 6 (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 11 MÔN: HÓA HỌC Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ...................................................... Số báo danh: .......................................................... Cho nguyên tử khối của các nguyên tố: H = 1, C = 12, N = 14, O = 16, Na = 23, Cl = 35,5. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng A. tốc độ phản ứng hoá học xảy ra chậm dần. B. phản ứng hoá học không xảy ra. C. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi. D. nồng độ của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi. Câu 2. Chuẩn độ dung dịch NaOH chưa biết nồng độ bằng dung dịch chuẩn HCl 0,1M với chất chỉ thị phenolphtalein. Tại điểm tương đương, HCl hết nên nếu thêm tiếp NaOH, dung dịch sẽ A. chuyển sang màu xanh. B. chuyển sang màu hồng. C. không chuyển màu. D. chuyển sang màu tím. Câu 3. Dung dịch của một base ở 25oC có: A. [H+ ].[OH- ] > 1,0.10-14 M. B. [H+ ] = 1,0.10-7 M. C. [H+ ] < 1,0.10-7M. D. [H+ ] > 1,0.10-7 M. Câu 4. Phát biểu nào sau đây không đúng với sulfur? A. Không tan trong nước. B. Nóng chảy ở 113oC. C. Có hai dạng thù hình. D. Không tan trong carbon disulfide (CS2). Câu 5. Cho năng lượng liên kết N N bằng 945 kJ/mol. Dự đoán về độ bền phân tử và khả năng phản ứng của nitrogen (N2) ở nhiệt độ thường? A. Kém bền và trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường B. Kém bền và hoạt động hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. C. Bền và trơ về mặt hóa học ở nhiệt độ thường. D. Bền và hoạt động hóa học mạnh ở nhiệt độ thường. Câu 6. Citric acid có nhiều trong quả chanh, có công thức cấu tạo sau: Trong phân tử citric acid có chứa những nhóm chức nào sau đây? A. Alcohol và aldehyde. B. Carboxylic acid và ketone. C. Alcohol và ketone. D. Carboxylic acid và alcohol. Câu 7. Cho phổ khối lượng của chất hữu cơ (X) dưới đây: Mã đề thi: 666
BỘ ĐỀ ÔN CUỐI KÌ I – HÓA 11 2 Đăng kí học T. Hoàng: 0905541957 | SGK Hóa 12: KNTT + CD + CTST Chất (X) có thể là chất nào sau đây? A. CH5N. B. C3H6. C. C3H8O. D. C4H10. Câu 8. Cho các chất khí: H2S, NO, NO2, SO2. Số khí gây ô nhiễm môi trường khi phát thải vào không khí là: A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 9. Cho các phản ứng sau: (a) S + O2 o ⎯⎯→t SO2 (b) Hg + S ⎯⎯→ HgS (c) S + 6HNO3 ⎯⎯→ H2SO4 + 6NO2 + 2H2O (d) Fe + S o ⎯⎯→t FeS Có bao nhiêu phản ứng trong đó sulfur đóng vai trò là chất khử? A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 10. Tiến hành thí nghiệm khi cho dung dịch sulfuric acid đặc tác dụng với đường mía theo các bước như sau: - Bước 1: Lấy khoảng 10 gam đường mía cho vào cốc. - Bước 2: Nhỏ đều trên bề mặt đường mía khoảng 2 mL dung dịch sulfuric acid đặc. Phát biểu nào sau đây sai? A. Thí nghiệm trên chứng tỏ H2SO4 đặc có tính háo nước. B. Sản phẩm khí thu được trong phản ứng trên là SO2 và CO2. C. Trong thí nghiệm này xảy ra các quá trình sau: C12H22O11 ⎯⎯⎯⎯→ +H SO 2 4(d ) C + H2O ⎯⎯⎯⎯→ +H SO 2 4(d) CO2 + SO2. D. Trong thí nghiệm trên chỉ xảy ra quá trình hút nước của sulfuric acid. Câu 11. Thuốc thử dùng để phân biệt dung dịch Na2SO4 với dung dịch NaNO3 là A. NaOH. B. BaCl2. C. MgCl2. D. HCl. Câu 12. Hợp chất hữu cơ là A. hợp chất của carbon trừ CO, CO2, muối carbonate, cyanide,... B. hợp chất khó tan trong nước. C. hợp chất của carbon và một số nguyên tố khác trừ N, Cl, O. D. hợp chất có nhiệt độ sôi cao. Câu 13. Bộ dụng cụ chiết (được mô tả như hình vẽ bên) dùng để A. tách hai chất rắn tan trong dung dịch. B. tách hai chất lỏng tan tốt vào nhau. C. tách hai chất lỏng không tan vào nhau. D. tách chất lỏng và chất khí. Câu 14. Công thức biểu thị số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử được gọi là A. công thức đơn giản nhất. B. công thức phân tử.
BỘ ĐỀ ÔN CUỐI KÌ I – HÓA 11 3 Đăng kí học T. Hoàng: 0905541957 | SGK Hóa 12: KNTT + CD + CTST C. công thức cấu tạo. D. công thức tổng quát. Câu 15. Sử dụng phương pháp kết tinh lại để tinh chế chất rắn. Hợp chất cần kết tinh lại cần có tính chất nào dưới đây để việc kết tinh lại được thuận lợi? A. Tan trong dung môi phân cực, không tan trong dung môi không phân cực. B. Tan tốt trong cả dung dịch nóng và lạnh. C. Ít tan trong cả dung dịch nóng và lạnh. D. Tan tốt trong dung dịch nóng, ít tan trong dung dịch lạnh. Câu 16. Glucose là hợp chất hữu cơ có nhiều trong các loại quả chín, đặc biệt là quả nho. Công thức phân tử của glucose là C6H12O6. Công thức đơn giản nhất của glucose là A. C1,5H3O1,5. B. CH2O. C. C3H4O3. D. CHO2. Câu 17. Chất nào dưới đây là đồng đẳng của CH2=CH2? A. CH3-CH2-CH3. B. CH2=CH-CH=CH2. C. CH2=CH-CH3. D. CH3-C≡CH. Câu 18. Cho các phát biểu sau: (a) Cấu tạo hóa học là trật tự liên kết giữa các nguyên tử trong phân tử. (b) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, nguyên tử carbon luôn có hóa trị bốn. (c) Trong phân tử hợp chất hữu cơ, các nguyên tử carbon chỉ liên kết với nguyên tử của nguyên tố khác. (d) Tính chất vật lí và tính chất hóa học của hợp chất hữu cơ phụ thuộc vào thành phần phân tử và cấu tạo hóa học. Số phát biểu đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 4. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Xét cân bằng hóa học: 2NO2 (g, màu nâu đỏ) ⇌ N2O4 (g, không màu). Tiến hành thí nghiệm theo các bước sau: - Bước 1: Lấy một ống xi-lanh đựng hỗn hợp hai khí trên đã ở trạng thái cân bằng. - Bước 2: Đẩy pít-tông xuống để làm tăng áp suất trong ống cao hơn ở bước 1. - Bước 3: Kéo pít-tông lên để làm giảm áp suất trong ống thấp hơn ở bước 1. a. Ở bước 1, ống xi-lanh có màu nâu đỏ. b. Ở bước 2, màu hỗn hợp trong xi lanh không thay đổi so với bước 1. c. Ở bước 3, màu hỗn hợp trong xi lanh nhạt hơn so với bước 1. d. Thí nghiệm trên chứng minh ảnh hưởng của áp suất tới sự chuyển dịch cân bằng hóa học. Câu 2. Sulfuric acid (H2SO4) là hoá chất quan trọng, được sản xuất trong công nghiệp bằng phương pháp tiếp xúc qua ba giai đoạn: (1) S(s) + O2(g) → SO2(g) (2) 2SO2(g) + O2(g) ⇌ 2SO3(g); o = r 298 H –197,6 kJ (3) nSO3(g) + H2SO4(aq) → H2SO4.nSO3(l) a. Ở giai đoạn (2), cần dùng xúc tác để cân bằng chuyển dịch sang phải, giảm lượng SO2 trong khí thải. b. Nhiệt độ ở giai đoạn (2) không được quá thấp vì ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng. c. Sử dụng nhiên liệu hoá thạch để cung cấp năng lượng cho quá trình sản xuất H2SO4 có thể gây ô nhiễm môi trường. d. Ở giai đoạn (3), người ta dùng nước cất hấp thụ trực tiếp SO3 để thu được dung dịch H2SO4 loãng. Câu 3. Sắc kí cột là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự khác nhau của chúng giữa pha động và pha tĩnh. a. Phương pháp sắc kí cột thường dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau. b. Sắc ký là một phương pháp hóa học được sử dụng để tách và phân tích hỗn hợp phức tạp.
BỘ ĐỀ ÔN CUỐI KÌ I – HÓA 11 4 Đăng kí học T. Hoàng: 0905541957 | SGK Hóa 12: KNTT + CD + CTST c. Nguyên lý cơ bản của cơ chế tách sắc ký dựa trên khả năng hấp thụ và hòa tan các chất phân tích. d. Sử dụng các cột thủy tinh có dung môi và dung dịch mẫu chất cần tách di chuyển qua cột trong sắc kí cột thuộc pha động. Câu 4. Kết quả phân tích nguyên tố cho thấy trong hợp chất Y, carbon chiếm 85,7% còn hydrogen chiếm 14,3% về khối lượng. a. Hợp chất Y là hydrocarbon. b. Công thức đơn giản nhất của hợp chất Y là CH. c. Nếu phân tử khối của hợp chất Y bằng 56 thì công thức phân tử của Y là C4H8. d. Tỉ lệ khối lượng giữa nguyên tố carbon và hydrogen tương ứng là 1 : 2. PHẦN III: Câu trắc nghiệm yêu cầu trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1. Cho các chất: C4H4, NaCN, CO2, CH3COOH, NaHCO3, HCHO, H2HCH2COOH và CCl4. Có bao nhiêu hợp chất là dẫn xuất của hydrocarbon trong dãy chất trên? Câu 2. Cho các tính chất sau: (1) chất khí mùi khai và xốc, (2) nhẹ hơn không khí, (3) tan nhiều trong nước, (4) làm quỳ tím khô hóa xanh, (5) vừa có tính khử vừa có tính oxi hóa. Có bao nhiêu tính chất của khí NH3? Câu 3. Nabica là một loại thuốc dùng để trung hòa bớt lượng acid HCl dư trong dạ dày, có thành phần chính là NaHCO3. Khi bệnh nhân uống 0,588 g bột NaHCO3 thì trung hòa được 200 mL dung dịch HCl có pH = a trong dạ dày. Tính a (Kết quả làm tròn đến hàng phần mười). Câu 4. Cho biện pháp dưới đây có thể áp dụng để giảm thiểu những tác nhân gây mưa acid: (1) Sử dụng xe đạp, phương tiện công cộng thay cho các phương tiện động cơ cá nhân như ô tô, xe máy... (2) Sử dụng các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo. (3) Sử dụng tiết kiệm, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên. (4) Cải tiến công nghệ sản xuất, có biện pháp xử lí khí thải và tái chế các sản phẩm phụ có chứa sulfur. Liệt kê các biện pháp đúng theo dãy số thứ tự tăng dần (ví dụ: 1234, 24,...) Câu 5. Trong phổ hồng ngoại (IR), chất X (C4H10O, mạch hở) có số sóng hấp thụ đặc trưng trong khoảng 3500 – 3200 cm–1 . Có bao nhiêu đồng phân cấu tạo của X thỏa mãn điều kiện trên? Câu 6. Ammonium nitrate được dùng làm phân đạm. Năm 2020, một vụ nổ tại thủ đô Beirut, Lebanon đã cướp đi sinh mạng của hàng trăm người. Nguyên nhân của vụ nổ được do sự phân hủy 2750 tấn ammonium nitrate trên một tàu hàng bỏ hoang theo phương trình hoá học sau: NH4NO3(s) → N2O(g) + 2H2O(g) ; o = r 298 H –36,0 kJ Nhiệt của vụ nổ trên tương đương với nhiệt toả ra của m tấn thuốc nổ TNT (Làm tròn kết quả đến hàng đơn vị). Biết 1 kg thuốc nổ TNT phát nổ toả ra 1,165.106 J). ------------------------- HẾT ------------------------- - Thí sinh không sử dụng tài liệu. - Giám thị không giải thích gì thêm.