Nội dung text CHỦ ĐỀ 15 - ĐỊNH LUẬT II NEWTON - GV.docx
BÀI 15. ĐỊNH LUẬT II NEWTON I . TÓM TẮT LÝ THUYẾT – PHƯƠNG PHÁP GIẢI 1. Phát biểu - Gia tốc của một vật cùng hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của lực và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật. F a m → → hoặc Fma→→ Trong đó: 123....FFFF→→→→ : hợp lực tác dụng lên vật (N) m: khối lượng vật (kg) a: gia tốc (m/s 2 ) - Trong hệ SI, đơn vị của lực là N (Newton): 11.12kg m/sN 2. Mức quán tính - Khối lượng là đại lượng vô hướng, luôn dương, không đổi và có tính chất cộng được. - Khối lượng của vật là đại lượng đặc trưng cho mức quán tính của vật. Vật có khối lượng càng lớn thì mức quán tính của vật càng lớn và ngược lại. 3. Phương pháp động lực học Phương pháp động lực học là phương pháp vận dụng ba định luật Niu-tơn, nhất là định luật II, và các lực cơ học để giải các bài toán cơ học. Nó gồm các bước chính sau: Bước 1: Xác định tất cả các lực tác dụng lên vật (hệ vật) và biểu diễn chúng trên cùng một hình vẽ. Bước 2: Viết phương trình định luật II Niu-tơn ( dạng vectơ) Bước 3: Thực hiện phép chiếu (đưa phương trình vectơ về đại số để giải) Bước 4: Trả lời các nội dung theo yêu cầu của bài toán. PHƯƠNG PHÁP GIẢI CÁC DẠNG BÀI TẬP Bài toán: Khi vật chuyển động thẳng dưới tác dụng của lực kéo KF→ cùng chiều chuyển động và lực cản cF→ ngược chiều chuyển động thì gia tốc của vật được xác định thế nào ? Phương pháp: * Vận dụng định luật II Newton