Nội dung text [Lecture Note] QLNNLXH 241_ENEC1311_02
!! Feedback/ Q&A tại link: h ps://forms.gle/8cJvfTCBBcAaUrxQ8 !! Hướng dẫn sử dụng Lecture note: Đây là tài liệu dùng chung trong suốt quá trình học. Các nội dung chính sẽ được review và update liên tục đến cho lúc kết thúc học phần. - GV có trách nhiệm ghi lại các ý chính và lưu ý nếu cần sau mỗi chương hoặc mỗi nội dung học quan trọng. - SV có trách nhiệm đóng góp bằng cách add comment hoặc các câu hỏi, GV sẽ check, xác thực và chỉnh sửa để đưa vào cho cả lớp cùng học.
!! LƯU Ý LÀM BÀI THI !! Câu 1. Lý thuyết và liên hệ (4 điểm) ● Nêu ngắn gọn khái niệm liên quan đến nội dung câu hỏi (VD: NNLXH là gì, LLLĐ là gì, PT NNLXH là gì...) và phân tích ngắn gọn khái niệm; ● Nắm chắc ý nghĩa, vai trò của các khái niệm, thành phần, chỉ số liên quan đến NNLXH; ● Nắm được một số biện pháp cơ bản để tăng dân số, cải thiện chất lượng và đảm bảo cơ cấu của NNLXH; ● Trả lời trọng tâm, rõ ý, phân tích được mối liên hệ giữa các ý, các thành phần trong câu hỏi (nếu có) (VD: số lượng, chất lượng, cơ cấu có mối liên hệ/ ảnh hưởng như thế nào lần nhau?); ● Lưu ý phân biệt câu hỏi về Đặc điểm NNLXH và Phát triển NNLXH về SL, CL, CC ● Có ví dụ minh hoạ phù hợp, lưu ý nhớ số liệu cập nhật về: ○ Đặc điểm NNLXH của Việt Nam theo ý hiểu của các em; ○ Một số biện pháp của chính phủ để phát triển NNLXH ⇒ Có thể tìm thêm ví dụ về một số nước có đặc điểm NNLXH tương đối điển hình, dễ liên hệ (VD: Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản - các vấn đề về tỷ suất sinh, già hoá dân số; các nước Bắc Âu - hình thức và các chương trình giáo dục,...); hoặc một số ngành nghề đặc thù, lĩnh vực đặc thù. Câu 2. Nhận định tình huống và đưa ra biện pháp (6 điểm) ● Nên có kiến thức cơ bản về các vấn đề xã hội. VD: ○ Thất nghiệp, việc làm, tình trạng dư cung (đào tạo nhiều nhưng thất nghiệp...), ○ Tỷ suất sinh, già hoá dân số, ○ Hệ thống giáo dục, hệ thống y tế,... ○ Công nghiệp hoá - hiện đại hoá, CMCN 4.0, ○ HDI, HCI của Việt Nam, ○ Chuyển dịch cơ cấu ngành nghề và theo vùng,... ● Đọc kỹ đề bài yêu cầu nhận định, phân tích gì và nên chia ý như thế nào? (VD: Bình luận, xác định nguyên nhân, nhận xét ưu/nhược điểm hay nhận xét theo các chỉ tiêu, cấu phần nào, rút ra bài học...); ● Dù đề bài yêu cầu như thế nào các em nên chia những nhận định của mình theo các nhóm ý lớn. VD: ○ Cá nhân - Tổ chức - Chính phủ; ○ Số lượng - Chất lượng - Cơ cấu; ○ Giáo dục - Y tế - Kinh tế; ○ Phát triển NNL - Phát triển KT XH; ○ Hoặc theo các ý được phát triển trong tình huống của đề bài,.... Đặc biệt lưu ý: Các nguyên nhân/ biện pháp/ khuyến nghị... đưa ra cần đi theo những ý lớn này để đảm bảo bài làm thống nhất.
A. NGUỒN LỰC CÁ NHÂN Yếu tố cấu thành năng lực cá nhân: - Thể lực (physically & mentally) - Trí lực (trình độ học vấn, mức độ hiểu biết,...) - Phẩm chất, kỹ năng nghề nghiệp (kỹ năng, phẩm chất đạo đức,...) CÂU HỎI: Yêu cầu đối với mỗi nhân lực trong các thời kỳ phát triển (VD: cách mạng công nghệ, chuyển đổi số,...) là gì?