PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text KHBD WROD.45.TV.BÀI 45 SINH QUYEN-KHTN8-KNTT BỘ 1.VT.docx

Ngày soạn: BÀI 45: SINH QUYỂN I. MỤC TIÊU Sau khi học xong bài này, học sinh cần: 1. Về kiến thức - Trình bày được khái niệm sinh quyển. - Nhận biết được các khu sinh học trên Trái đất. 2. Về năng lực - Năng lực chung: + Năng lực tự chủ và tự học: Tìm kiếm thông tin, nghiên cứu SGK, tài liệu, thông tin về các khu sinh học trên Trái Đất + Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm hoàn thành nhiệm vụ học tập. + Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết các nhiệm vụ học tập và có thể đề ra những giải pháp mới giúp bảo vệ sinh quyển. - Năng lực đặc thù: + Năng lực ngôn ngữ, năng lực CNTT (sử dụng các công cụ, khai thác internet phục vụ môn học), năng lực quản lý - hợp tác. + Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức để giải quyết các vấn đề thực tiễn. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học. - Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên. - Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, có ý thức, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Giáo viên - Máy tính, tivi, các hình ảnh về sinh quyển. - Giáo án, bài giảng, phiếu học tập. 2. Học sinh - Đọc, nghiên cứu trước bài ở nhà. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ: Hệ sinh thái là gì? Hãy trình bày thành phần của một hệ sinh thái và lấy ví dụ minh họa. - Gọi Hs trả lời, HS khác nhận xét.
- GV đánh giá, cho điểm. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu - Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về kiến thức sinh quyển ở cấp học dưới với bài học. - Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh. b. Nội dung HS có những nhận thức cơ bản về giới sinh vật đa dạng và phức tạp trên Trái Đất c. Sản phẩm HS nêu ý kiến cá nhân d. Tổ chức thực hiện Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ:  GV cùng HS nghe bài hát “Một đời người, một rừng cây”, và yêu cầu HS giải thích mối quan hệ giữa Trái đất với rừng cây, với động vật, với con người,… Link video https://youtu.be/YS986bIjKX8 Thực hiện nhiệm vụ:  HS lắng nghe và trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận: HS đưa ra câu trả lời. Kết luận, nhận định: GV dẫn dắt vào bài: Trái đất là ngôi nhà chung của các loài sinh vật. Cho đến nay, Trái đất là nơi duy nhất trong vũ trụ được biết đến là có sự sống. Các loài sinh vật sinh sống ở đâu trên Trái Đất? chúng ta cùng tìm hiểu thông qua bài hôm nay… Rừng cây, động vật và con người đều tồn tại và phát triển trên Trái Đất. Tất cả những sinh vật này đều có mối quan hệ mật thiết với nhau. HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI a. Mục tiêu: HS trình bày được khái niệm sinh quyển; nhận biết được các khu sinh học trên Trái đất. b. Nội dung: HS quan sát máy chiếu, sử dụng SGK, làm việc cá nhân, theo nhóm để tìm hiểu khái niệm, đặc điểm các khu sinh học chủ yếu trên Trái đất. c. Sản phẩm:  HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức thông qua phiếu học tập, trạm học tập. d. Tổ chức thực hiện
HOẠT ĐỘNG 2.1: TÌM HIỂU KHÁI NIỆM SINH QUYỂN Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung dự kiến Chuyển giao nhiệm vụ:  GV yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, nghiên cứu nội dung SGK và quan sát hình 45.1 trang 185 và trả lời câu hỏi trong thời gian 2 phút: “Nêu khái niệm sinh quyển và các thành phần chính cấu tạo nên sinh quyển.” Thực hiện nhiệm vụ: HS lắng nghe, nghiên cứu SGK, suy nghĩ và trả lời câu hỏi. Báo cáo, thảo luận: HS làm việc cá nhân và đưa ra câu trả lời. Kết luận, nhận định:  Gv gọi 2 – 3 học sinh trả lời. Hs khác nhận xét. GV nhận xét, chốt kiến thức. Gv mở rộng kiến thức về thành phần cấu tạo sinh quyển: + Khí quyển: phần thấp nhất của lớp không khí hay còn gọi là tầng đối lưu, nơi sự sống có thể tồn tại đến độ cao 10 – 15 km. + Thủy quyển: toàn bộ lớp nước, nơi sự sống có thể tồn tại đến độ sâu nhất của đại dương hơn 11km. +Thạch quyển: lớp vỏ ngoài cùng của Trái Đất, thường có bề dày 30 – 60m hoặc có thể lên tới 100 – 200m. GV dẫn dắt vào phần II: Trên Trái Đất, các điều kiện khí hậu khác nhau đã tạo ra các khu sinh học đặc trưng cho từng vùng địa lý. Vậy Trái Đất có những khu sinh học chủ yếu nào? Cô và các em cùng tìm hiểu thông qua II… I. Khái niệm sinh quyển - Sinh quyển là toàn bộ sinh vật sống trên Trái Đất cùng với các nhân tố vô sinh của môi trường. - Sinh quyển bao gồm lớp đất, lớp không khí và lớp nước đại dương, sinh vật và những nhân tố vô sinh liên quan chặt chẽ với nhau để hình thành nên hệ thống tự nhiên trên phạm vi toàn cầu.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.