Nội dung text KHTN 9 - SINH HỌC - BÀI 46. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ - GV.docx
1 BÀI 46. ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ I. KHÁI NIỆM ĐỘT BIẾN NHIỄM SẮC THỂ – Đột biến nhiễm sắc thể là những biến đổi của nhiễm sắc thể liên quan đến cấu trúc và số lượng nhiễm sắc thể. Hình. Bộ nhiễm sắc thể ở người – Đột biến nhiễm sắc thể có thể xảy ra do tác động của các tác nhân gây đột biến (tia phóng xạ, hoá chất,...) hoặc rối loạn trong quá trình nhân đôi, phân chia nhiễm sắc thể. II. ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NHIỄM SẮC THỂ 1. Khái niệm Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể là những biến đổi trong cấu trúc của nhiễm sắc thể. Sự biến đổi cấu trúc này làm thay đổi cách sắp xếp hoặc số lượng của các gene trên nhiễm sắc thể. 2. Phân loại Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể có các dạng: mất đoạn, đảo đoạn, lặp đoạn và chuyển đoạn nhiễm sắc thể.
2 3. Tác hại và ý nghĩa – Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể tạo nguồn biến dị di truyền, làm sắp xếp lại trình tự các gene trên nhiễm sắc thể, loại bỏ các gene gây hại, ... nhờ đó, cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hoá của sinh vật. Ví dụ: Dùng đột biến chuyển đoạn để tạo giống côn trùng bất thụ, nhờ đó, tiêu diệt các loài côn trùng (bướm đêm, ruồi đục quả, ...) gây hại cho cây trồng. – Đột biến cấu trúc NST có thể làm hỏng gene, mất gene. Đột biến cấu trúc NST thường liên quan đến nhiều gene nên có khuynh hướng làm mất cân bằng hệ gene và gây hại cho thể đột biến như giảm sức sống, giảm khả năng sinh sản hoặc gây chết. Ví dụ: + Ở người, đột biến chuyển đoạn giữa NST số 9 và số 22 dẫn đến bệnh ung thư bạch cầu tuỷ cấp tính; + Đột biến làm mất một đoạn trên cánh ngắn của NST số 5 gây ra hội chứng cri–du–chat (hội chứng mèo kêu), trẻ mang đột biến này có tiếng khóc giống mèo kêu và thường tử vong trong năm đầu đời sau sinh. Hình. Đột biến mất đoạn NST số 5 III. ĐỘT BIẾN SỐ LƯỢNG NHIỄM SẮC THỂ 1. Khái niệm – Đột biến số lượng nhiễm sắc thể là những thay đổi về số lượng xảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể hoặc ở cả bộ nhiễm sắc thể. – Đột biến số lượng nhiễm sắc thể bao gồm hai loại là đột biến lệch bội và đột biến đa bội. 2. Phân loại
3 Hình. Một số dạng đột biến số lượng NST Hình. Bộ nhiễm sắc thể bình thường Hình. Bộ nhiễm sắc thể đột biến
4 – Lệch bội là đột biến làm thay đổi về số lượng nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể trong bộ nhiễm sắc thể của loài. Ví dụ: Ở người, bộ NST lưỡng bội là 2n = 46 người mắc hội chứng Edward (Ét–uốt) mang đột biến lệch bội có 3 NST số 18, 2n + 1 = 47. Hình. Cơ chế phát sinh thể dị bội có (2n + 1) và (2n – 1) NST Hình. Hội chứng Edward