Nội dung text BAI 33 CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT.pdf
Chủ đề 8: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT BÀI 33: CẢM ỨNG Ở SINH VẬT VÀ TẬP TÍNH Ở ĐỘNG VẬT Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 7 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Phát biểu được khái niệm tập tính ở động vật. Lấy được ví dụ minh họa - Nêu được vai trò của cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật 2. Về năng lực a) Năng lực chung -Tự chủ và tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập các nội dung về cảm ứng ở sinh vật, chủ động tìm kiếm nguổn tài liệu liên quan đến nội dung cảm ứng ở sinh vật; tập tính của động vật. Chủ động, tích cực tìm hiểu vể các hiện tượng cảm ứng của sinh vật trong tự nhiên và trong đời sống. - Giao tiếp và hợp tác: Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt dưới dạng viết và nói về các hiện tượng cảm ứng ở sinh vật; Lắng nghe, phản hói và tranh biện vể nội dung được giao khi hoạt động nhóm và trong tập thể lớp. - Giải quyết vân đề và sáng tạo: Vận dụng linh hoạt các kiến thức, kĩ năng học được vé hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để giải thích và vận dụng vào thực tiễn. b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức tự nhiên: + Phát biểu khái niệm tập tính ở động vật + Nêu được vai trò cảm ứng đối với sinh vật và tập tính đối với động vật - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Nhận ra và giải thích được một số hiện tượng cảm ứng ở động vật trong tự nhiên và thực tiễn. 3. Về phẩm chất - Chăm chỉ: Tham gia tích cực hoạt động học tập, hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Trung thực: Trung thực trong báo cáo kết quả các hoạt động học tập, đánh giá. - Trách nhiệm: Sử dụng hợp lí thời gian học tập; Có ý thức vận dụng hiểu biết về tập tính vào xây dựng thói quen sinh hoạt, học tập khoa học.
Chim én di cư về phương nam vào cuối mùa thu Chó sói thường đánh dấu lãnh thổ bằng nước tiểu Trâu rừng thường sống theo đàn Tập thể dục buổi sáng ở người III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Thuyết trình nêu vấn đề kết hợp hỏi - đáp. - Dạy học theo cặp đôi/ nhóm nhỏ. - Phương pháp trực quan. - Phương pháp khăn trải bàn. - Phương pháp hỏi - đáp. B. CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Tạo được hứng thú cho học sinh, dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết ôn lại kiến thức đã học ở tiết trước và bắt đầu tìm hiểu kiến thức còn lại của bài. b) Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Bức tranh bí ẩn" Cách thức: - Mỗi đội lần lượt chọn 1 mảnh ghép bất kì, mỗi mảnh ghép tương ứng với 1 câu hỏi . - Trả lời đúng mảnh ghép sẽ mở ra, trả lời sai thì cơ hội sẽ dành cho các đội còn lại. Sau khi trả lời đúng tất cả câu hỏi, các mảnh ghép sẽ mở ra để lộ bức tranh bí mật. - Mỗi câu hỏi sẽ có 1 phút 30 giây vừa suy nghĩ và trả lời. Hết giờ vẫn không có câu trả lời thì nhường quyền trả lời cho các nhóm còn lại Mỗi câu trả lời đúng được + 10 điểm. Câu sai sẽ bị trừ hoặc không có câu trả lời - 10 điểm. Đoán được câu hỏi ở bức tranh bí ẩn + 30 điểm c) Sản phẩm: Đáp án của các câu hỏi như sau: Câu 1: Các tác nhân của môi trường tác động tới cơ thể sinh vật được gọi là gì? A. Các nhận biết. B. Các kích thích. C. Các cảm ứng.
D. Các phản ứng. Câu 2: Đặc điểm cảm ứng ở thực vật xảy ra: A. nhanh, dễ nhận thấy B. nhanh, khó nhận thấy C. chậm, dễ nhận thấy D. chậm, khó nhận thấy Câu 3: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không phải là cảm ứng ở thực vật? A. Lá cây bàng rụng vào mùa hè. B. Cây nắp ấm bắt mồi. C. Hoa hướng dương hướng về phía Mặt Trời. D. Lá cây xoan rụng khi có gió thổi mạnh. Câu 4: Hiện tượng cây phát triển về phía có nguồn dinh dưỡng gọi là A. tính hướng hoá. B. tính hướng sáng. C. tính hướng tiếp xúc. D. tính hướng nước. Bức tranh bí ẩn: Đáp án: Tập tính ở động vật Đặt vấn đề dẫn vào bài mới: Burrhus Frederic Skinner thả chuột vào lồng thí nghiệm, trong đó có một bàn đạp gắn với thức ăn. Khi chuột chạy trong lồng và vô tình đạp phải bàn đạp thì thức ăn rơi ra. Sau một số lần ngẫu nhiên đạp phải bàn đạp và có thức ăn, mỗi khi đói bụng, chuột lại chủ động chạy tới nhấn bàn đạp để lấy thức ăn. Thí nghiệm này cho ta thấy điều gì ở động vật? d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS