Nội dung text TCLĐ_Lecture note 2024_send (1)
!! Feedback từ A đến Z tại link: h ps://forms.gle/8cJvfTCBBcAaUrxQ8 !! Hướng dẫn sử dụng Lecture note: Đây là tài liệu dùng chung trong suốt quá trình học. Các nội dung chính sẽ được review và update liên tục đến cho lúc kết thúc học phần. - GV có trách nhiệm ghi lại các ý chính và lưu ý nếu cần sau mỗi chương hoặc mỗi nội dung học quan trọng. - SV có trách nhiệm đóng góp bằng cách add comment hoặc các câu hỏi, GV sẽ check, xác thực và chỉnh sửa để đưa vào cho cả lớp cùng học. !! Cấu trúc đề thi 3 câu; điểm 3/3/4 - Theo đúng lát cắt của Đề cương ôn tập !! Lưu ý làm bài thi 1. Phần lý thuyết: - Hạn chế liệt kê lan man, nên chia ý lớn cho từng phần/ từng luận điểm sau đó giải thích ở bên dưới. Với câu hỏi dạng so sánh, nên kẻ bảng để tránh bỏ sót ý. - Với các câu hỏi vì sao,... luôn nêu ngắn gọn khái niệm/ định nghĩa của các đối tượng trong đề bài, sau đó mới giải thích. - Liên hệ thực tiễn cần đi thẳng vào vấn đề, không cần quá dài. Tránh lấy ví dụ không liên quan → không được tính điểm. 2. Phần bài tập: - Nên ghi đủ công thức trước khi thay số và trình bày rõ ràng các bước làm → Điểm tính theo từng bước. - Nhớ ghi đủ đơn vị !!!! Rất nhiều bạn bị thiếu đơn vị khi tính đơn giá. *Tổng hợp một số lưu ý chung khi làm bài tập: - Thuộc mức lương theo vùng. Đề bài không có dữ liệu là vùng nào hoặc không cho lương tối thiểu của DN → Lấy mức lương cơ sở 2.340.000. - Các bài tính số lượng sản phẩm mà có phần dư → Làm tròn theo nguyên tắc toán học. Trên 0.5 làm tròn lên, dưới 0.5 làm tròn xuống. - Đọc kỹ đề, PC nào được tính vào lương theo thời gian, PC nào được tính vào lương theo sản phẩm. Nếu đề bài không đề cập, hoặc “DN áp dụng PC...” → Tính hết PC vào 2 loại đơn giá, lưu ý tính chất loại PC. - Tính phụ cấp: Các PC dạng tỷ lệ % (30%, 50%,..) tính trên mức lương hiện hưởng; Các PC dạng hệ số (0,1; 0,2,...) tính trên MLTT. Lưu ý tính chất của các loại PC.
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ TRẢ CÔNG LAO ĐỘNG TRONG DN 1. Nắm được khái niệm của TCLĐ trong DN theo cách tiếp cận của học phần Trả công lao động trong doanh nghiệp là việc trả tiền, hiện vật hay dịch vụ của NSDLĐ cho NLĐ theo hợp đồng lao động về một công việc mà người lao động thực hiện. ⇒ 3 ý chính của khái niệm: - Gồm các khoản gì? Là khoản tiền hay hiện vật, dịch vụ được trả định kỳ - Thoả thuận? Phải dựa trên thoả thuận giữa NSDLĐ với NLĐ theo HĐLĐ - Khác? Ngoài trả lương, còn các khoản lợi ích, khoản phụ khác: Trả phụ cấp, trả thưởng, trả phúc lợi được tính thành tiền. 2. Nắm được cơ cấu TCLĐ trong DN (dưới dạng tài chính) gồm: Tiền lương, tiền thưởng, phúc lợi • Khái niệm 3 loại tiền lương, thưởng và phúc lợi - Tiền lương: Là giá cả của sức lao động, hình thành trên cơ sở: + Thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ + Năng suất, chất lượng, hiệu quả lao động mà NLĐ tạo ra + Tính đến quan hệ cung cầu về lao động trên thị trường + Tuân thủ pháp luật của nhà nước. - Tiền thưởng: Là khoản tiền bổ sung ngoài tiền lương cho NLĐ nhằm quán triệt hơn nguyên tắc trả lương theo số lượng và chất lượng lao động mà tiền lương chưa thể tính hết được. ⇒ Giải thích ý này và liên hệ thực tiễn. - Phúc lợi: Là phần thù lao gián tiếp được trả dưới dạng các hỗ trợ về cuộc sống cho người lao động trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc của NSDLĐ. • Khái niệm 3 hoạt động trả lương và phụ cấp lương, trả thưởng, trả phúc lợi - Trả lương và phụ cấp lương: + Trả lương: Trả tiền, hiện vật hay dịch vụ của NSDLĐ cho NLĐ theo HĐLĐ. + Trả phụ cấp lương: Việc trả các khoản tiền phụ cấp lương cho NLĐ theo hợp đồng lao động và quy định của Nhà nước hay doanh nghiệp. - Trả thưởng: Là trả khoản tiền mà NSDLĐ thưởng cho NLĐ căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh hàng năm và mức độ hoàn thành công việc của NLĐ.
- Trả phúc lợi: Là một phần trả công lao động mà NSDLĐ trả cho NLĐ dưới dạng hỗ trợ cuộc sống trên cơ sở tự nguyện hoặc bắt buộc của NSDLĐ. 3. Hiểu, phân tích và liên hệ thực tế 4 vai trò của TCLĐ trong DN 4. Hiểu, phân tích và liên hệ thực tế 5 nguyên tắc TCLĐ trong DN 5. Hiểu, phân tích và liên hệ thực tế các yếu tố ảnh hưởng đến TCLĐ trong DN Cá nhân Tổ chức Xã hội Vai trò (2) Kích thích người lao động làm việc, nâng cao năng suất lao động. (3) Cân đối giữa phần chi phí với lợi nhuận để doanh nghiệp tái SX, mở rộng KD (4) Góp phần tạo lập, duy trì và phát triển đội ngũ, nâng cao năng lực, NNL và thu hút nhân tài (1) Đảm bảo tái sản xuất và tái sản xuất mở rộng sức lao động. Lưu ý: Theo cách tiếp cận của của học phần, ở góc độ vi mô, khi phân tích 4 yếu tố này đều xoay quanh chủ thể nghiên cứu chính là việc trả công lao động trong doanh nghiệp. Nguyên tắc (1) Tương xứng với sự đóng góp, kích thích cá nhân và nhóm lao động nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. (2) Công bằng trong nội bộ và với bên ngoài (4) Kiểm soát được chi phí và cân bằng về mặt tài chính (3) Tính cạnh tranh (5) Đảm bảo tuân thủ pháp luật Yếu tố ảnh hưởng Các yếu tổ thuộc bản thân NLĐ: - Mức độ hoàn thành công việc, nhiệm vụ - Năng lực kinh nghiệm - Thâm niên - Khả năng phát triển của NLĐ - Công việc của người lao động (giá trị của công việc trong tổ chức? thiết kế công việc trong tổ chức?) - Chiến lược phát triển doanh nghiệp, chiến lược và chính - Thị trường lao động (Mở rộng: Market sector, Market pay movement, business sector) - Các yếu tố kinh tế vĩ mô (suy thoái hay lạm phát, thể chế
- Sự trung thành với doanh nghiệp. sách phát triển NNL của doanh nghiệp. Mở rộng: Văn hoá DN, Cấu trúc và quy mô của DN, Quan điểm quản lý, Quan hệ lao động trong tổ chức) chính sách pháp luật của nhà nước) Lưu ý: Với mỗi ý cần phân tích và liên hệ thực tiễn. * Trả công lao động trong mối quan hệ với các hoạt động QTNL khác (Theo Rose, M., 2022) > PHẠM VI CÂU HỎI CHƯƠNG 1 I. Nhóm 1: Câu hỏi lý thuyết 1. Khái niệm và vai trò của trả công lao động trong doanh nghiệp? 2. Các nguyên tắc của trả công lao động trong doanh nghiệp? Cho ví dụ minh họa. 3. Các nội dung cơ bản của trả công lao động trong doanh nghiệp.