PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 27. DE KTRA HK1 LY12 SO 27.docx

1 ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ 1 – VẬT LÍ 12 – 2025 PHẦN 1: Câu hỏi trắc nghiệm có 4 phương án lựa chọn gồm 18 câu. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1: Gọi x, y và z lần lượt khoảng cách trung bình giữa các phân tử của một chất ở thể rắn, lỏng và khí. Hệ thức đúng là A. z < y < x. B. x < z < y. C. y < x < z. D. x < y < z. Câu 2. Hệ thức ∆U = A + Q khi Q < 0 và A > 0 mô tả quá trình A. hệ truyền nhiệt và sinh công. B. hệ nhận nhiệt và sinh công. C. hệ truyền nhiệt và nhận công. D. hệ nhận nhiệt và nhận công. Câu 3. Mỗi độ chia (1 K) trong thang Kelvin bằng ... của khoảng cách giữa nhiệt độ không tuyệt đối và nhiệt độ mà nước tinh khiết tồn tại đồng thời ở thể rắn, lỏng và hơi (ở áp suất tiêu chuẩn). Nội dung ở dấu ... là A. 1/273,16. B. 1/100. C. 1/10. D. 1/273,15. Câu 4.  Khi dùng nhiệt kế để đo nhiệt độ của chính cơ thể mình, người ta phải thực hiện các thao tác sau (chưa được sắp xếp theo đúng thứ tự): a. Đặt nhiệt kế vào nách trái, rồi kẹp cánh tay lại để giữ nhiệt kế b. Lấy nhiệt kế ra khỏi nách để đọc nhiệt kế c. Dùng bông lau sạch thân và bầu nhiệt kế d. Kiểm tra xem thủy ngân đã tụt hết xuống bầu nhiệt kế chưa; Nếu chưa thì vẩy nhiệt kế cho thủy ngân tụt xuống Hãy sắp xếp các thao tác trên theo thứ tự hợp lí nhất A. a, b, c, d B. d, c, a, b C. d, c, b, a D. b, a, c, d Câu 5: Khoảng 70% bề mặt của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Vì có ...(1)... nên lượng nước này có thể hấp thụ năng lượng nhiệt khổng lồ của năng lượng mặt trời mà vẫn giữ cho ...(2)... của bề mặt Trái Đất tăng không nhanh và không nhiều, tạo điều kiện thuận lợi cho sự sống con người và các sinh vật khác. Khoảng trống (1) và (2) lần lượt là A. “nhiệt độ sôi lớn”; “áp suất”. B. “nhiệt độ sôi lớn”; “nhiệt độ”. C. “nhiệt dung riêng lớn”; “nhiệt độ”. D. “nhiệt dung riêng lớn”; “áp suất”. Câu 6: Biết nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,34.10 5 J/ kg. Người ta cung cấp nhiệt lượng 5,01.10 5 J có thể làm nóng chảy hoàn toàn bao nhiêu kg nước đá A. 16,7 kg B. 1,5kg C. 8,35kg D. 0,668kg Câu 7: Nhiệt độ nóng chảy riêng của vật rắn phụ thuộc vào những yếu tố nào? A. Phụ thuộc vào nhiệt độ của vật rắn và áp suất ngoài. B. Phụ thuộc bản chất của vật rắn C. Phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của vật rắn D. Phụ thuộc bản chất và nhiệt độ của vật rắn, đồng thời phụ thuộc áp suất ngoài Câu 8: Cho đồ thị như hình bên. Dựa vào đồ thị hãy xác định nhiệt hoá hơi riêng của nước sau 600s. Biết công suất trung bình của nguồn điện là 10W.
2 A. 2.10 6 J/kg B. 3.10 6 J/kg C. 3.10 5 J/kg D. 2.10 5 J/kg Câu 9: Nhiệt lượng được truyền vào hỗn hợp nước đá để làm tan chảy một phần nước đá. Trong quá trình này, hỗn hợp nước đá A. thực hiện công. B. có nhiệt độ tăng lên. C. có nội năng tăng lên. D. thực hiện công, có nhiệt độ tăng và nội năng cũng tăng. Câu 10. Chất khí dễ nén vì: A. Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng. B. Lực hút giữa các phân tử rất yếu. C. Các phân tử ở cách xa nhau. D. Các phân tử bay tự do về mọi phía. Câu 11. Ta có 8 gam khí Oxygen thì được bao nhiêu mol khí Oxygen? A. 0,125 B. 0,25 C. 0,5 D. 1 Câu 12. Trong các phát biểu sau đây, phát biểu nào là đúng? A. Hệ thức của định luật Boyle là p 1 V 2 = p 2 V 1 B. Đường đẳng nhiệt trong hệ toạ độ (p,T) là đường hyperbol C. Định luật Boyle cho biết mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi. D. Định luật Boyle cho biết mối liên hệ tỉ lệ nghịch giữa áp suất và thể tích của một lượng khí xác định khi nhiệt độ không đổi. Câu 13. Giả sử một bánh xe đạp lúc đầu chứa không khí có áp suất p o = 10 5 Pa và thể tích V o = 1500cm 3 . Để áp suất của không khí trong bánh tăng thêm 0,7.10 5 Pa, người ta dùng bơm có pit-tông diện tích 8cm 3 và khoảng chạy 25cm để bơm vào bánh xe đạp đó tối thiểu bao nhiêu lần? Giả thiết khi áp suất không khí trong bánh xe vượt 1,5p o thì thể tích trong của xăm xe là 2000cm 3 và xem như nhiệt độ không khí trong xăm không đổi. A. 10 lần B. 11 lần C. 9 lần D. 12 lần Câu 14. Khi tăng nhiệt độ của một lượng khí từ 32 o C lên 117 o C và giữ áp suất khí không đổi thì thể tích khí tăng thêm 1,7 lít. Thể tích khí trước khí nhiệt độ tăng là A.6,1 lít B.7,8 lít C.1,32 lít D.0,46 lít
3 Câu 15. Xét một động cơ xăng 4 kì của ô tô. Trong quá trình pit tông nén hỗn hợp khí (gọi là kì nén), nhiệt độ khí tăng từ 43 o C đến 300 o C, thể tích của khí giảm từ 1,8 lít xuống còn 0,2 lít. Áp suất của khí lúc bắt đầu nén là 90 kPa. Coi hỗn hợp khí như chất khí thuần nhất và tuân theo các định luật chất khí, áp suất hỗn hợp khí ở cuối kì nén là A.4,5.10 5 Pa B.1,47.10 6 Pa C.1,81.10 4 Pa D.2,4.10 6 Pa Câu 16. Một khối khí ở nhiệt độ 37 0 C có áp suất p = 5.10 -9 N/m 2 . Hằng số Boltzmann k = 1,38.10 -23 J/K. Số lượng phân tử trên mỗi lít của khối khí khoảng A. 1,2.10 10 . B. 1,2.10 9 . C. 1,2.10 8 . D. 1,2.10 11 . Câu 17. Phương trình trạng thái của khí lí tưởng cho biết mối liên hệ giữa A. nhiệt độ và áp suất. B. nhiệt độ và thể tích. C. thể tích và áp suất. D. nhiệt độ, áp suất và thể tích. Câu 18. Một lượng khí lí tưởng xác định biến đổi theo chu trình như hình vẽ bên. Nếu chuyển đồ thị trên sang hệ trục tọa độ (V,T) thì đáp án nào mô tả tương đương: A. B. C. D. Phần II: Câu hỏi trắc nghiệm đúng sai, gồm 4 câu hỏi. Điểm tối đa của 1 câu hỏi (gồm 4 ý) là 1 điểm - Chỉ lựa chọn đúng 1 ý trong 1 câu hỏi được 0,1 điểm. - Chỉ lựa chọn đúng 2 ý trong 1 câu hỏi được 0,25 điểm - Chỉ lựa chọn đúng 3 ý trong 1 câu hỏi được 0,5 điểm - Lựa chọn đúng 4 ý trong 1 câu hỏi được 1 điểm Câu 1. Một lượng nước và một lượng rượu có thể tích bằng nhau được cung cấp các nhiệt lượng tương ứng là và . Biết khối lượng riêng của nước là và của rượu là 800, nhiệt dung riêng của nước là 4 200 J/kg.K và của rượu là 2 500 J/kg.K. a) Nhiệt lượng để làm tăng nhiệt độ của 1 kg nước lên 1 K là 2500 J/kg.K b) Nhiệt lượng để làm tăng nhiệt độ của 1 kg rượu lên 1 K là 4200 J/kg.K c) Có thể dùng công thức Q = mc(T 2 – T 1 ) để tính nhiệt lượng cung cấp cho nước và rượu. d) Để độ tăng nhiệt độ của nước và rượu bằng nhau thì Q 1 = 2,1Q 2 Câu 2. Để xác định nhiệt hóa hơi L theo đơn vị J/g của nước, người ta làm thí nghiệm sau. Đưa l0g hơi nước ở nhiệt độ 100°C vào một nhiệt lượng kế chứa 290g nước ở 20°C. Nhiệt độ cuối của hệ là 40°C. Cho biết để nhiệt lượng kế tăng lên 1 o C thì cần nhiệt lượng là 46J, nhiệt dung riêng của nước là 4,18J/g.độ. a) Nhiệt lượng do l0g hơi nước tỏa ra khi nguội đến t = 40° được tính theo L:
4 Q 1 = 10L + 72732 (J) b) Nhiệt lượng do nước trong nhiệt lượng kế hấp thụ có già trị 24244 (J) c) Nhiệt lượng do nhiệt lượng kế hấp thụ có thể bỏ qua vì rất nhỏ d) Nhiệt hóa hơi L của nước được xác định trên thí nghiệm có giá trị là 2265,6 J/g Câu 3. Máy bơm nạp 0,035 m 3 khí Helium ở áp suất 2,6.10 6 Pa và nhiệt độ 25 o C từ bình chứa vào bóng bay dự báo thời tiết (bóng thám không). Giả sử áp suất khí Helium trong bóng bay dự báo thời tiết sau khi bơm là 1,0.10 5 Pa và nhiệt độ của nó bằng với nhiệt độ của khí trong bình chứa. a/ Để bóng bay dự báo thời tiết bay lên cao, khí Helium được bơm vào bóng là vì nó có khối lượng riêng nhỏ hơn không khí. b/ Thể tích của bóng bay dự báo thời tiết sau khi bơm khí là 1,2 m 3 c/ Càng lên cao, nhiệt độ và áp suất không khí càng giảm. Vì thế, càng bay lên cao thì quả bóng càng phình to. d/ Giả sử khi bóng bay lên đến một độ cao nhất định, nhiệt độ khí trong bóng bay dự báo thời tiết giảm xuống còn – 2 o C và áp suất giảm còn 3,55.10 4 Pa thì thể tích của quả bóng lúc này tăng lên đến xấp xỉ 2,33 m 3 Câu 4. Áp suất của khí lí tưởng là 2,00 MPa, số phân tử khí trong 2,00 cm 3 là 9,68.10 20 a) Mật độ phân tử của khí lí tưởng là 4,84.10 26 phân tử/ m 3 b) Động năng trung bình của phân tử khí là 8,26.10 -21 J. c) Nhiệt độ của khí là 299K. d) Nếu nhiệt độ tăng gấp đôi thì tốc độ của các phân tử khí cũng tăng gấp đôi. Phần III Câu hỏi trắc nghiệm trả lời ngắn gồm 6 câu. Mỗi câu trả lời đúng được 0,25 điểm Câu 1. Khi nhiệt độ tăng thêm  1C  thì độ dài của một dây đồng dài 1m tăng thêm 0,017mm. Nếu độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một dây điện bằng đồng dài 50m ở nhiệt độ  20C , sẽ có độ dài tăng thêm bao nhiêu (milimét) ở nhiệt độ  40C ? (làm tròn tới số thập phân thứ ba, nếu có) Đáp án: Câu 2. 100g chì được truyền nhiệt lượng 260J thì tăng nhiệt độ từ 15 o C lên 35 o C. Tìm nhiệt dung riêng của chì theo J/kg.K Đáp án: Câu 3. Người ta thả một cục nước đá khối lượng 80g ở 0 o C vào một cốc nhôm đựng 0,4kg nước ở 20 o C đặt trong nhiệt lượng kế. Khối lượng của cốc nhôm là 0,20kg. Tính nhiệt độ của nước trong cốc nhôm (theo o C, làm tròn đến 1 chữ số thập phân) khi cục nước vừa tan hết. Nhiệt nóng chảy riêng của nước đá là 3,4.10 5 J/kg. Nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4180 J/kg.K. Bỏ qua sự mất mát nhiệt độ do nhiệt truyền ra bên ngoài nhiệt lượng kế. Đáp án: Câu 4. Biết khối lượng của 1 mol khí Helium là 4g. Hãy cho biết 2g khí Helium là khối lượng của bao nhiêu mol khí này?

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.