Nội dung text Chủ đề 7 - KNTT (9 tiết) - Bảo vệ thế giới tự nhiên.pdf
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN 12 Kết nối tri thức 1 Ngày soạn: Ngày dạy: Tiết: CHỦ ĐỀ 7. BẢO VỆ THẾ GIỚI TỰ NHIÊN I. MỤC TIÊU Sau chủ đề này, HS có khả năng: - Lập và thực hiện được kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động, thực vật và bảo vệ thế giới động, thực vật ở địa phương. - Thực hiện và tuyên truyền đến người thân, cộng đồng các biện pháp bảo vệ thế giới động, thực vật. - Nhận xét, đánh giá hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã. TUẦN 1 GIAO LƯU VỚI CHUYÊN GIA VỀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN THẾ GIỚI TỰ NHIÊN VÀ ĐỘNG VẬT HOANG DÃ. I. MỤC TIÊU Sau khi tham gia hoạt động này, HS có thêm nhiều thông tin thực tế bổ ích về vấn đề bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã. II. CHUẨN BỊ 1. Đối với Bí thư Đoàn trường, BGH và GV - Xác định mục tiêu của buổi biểu diễn, thành lập ban tổ chức. - Ban tổ chức xây dựng kế hoạch: + Yêu cầu các lớp đăng ký các tiết mục văn nghệ xoay quanh chủ đề buổi trao đổi + Duyệt các tiết mục đăng kí để lựa chọn. +.... - Ban tổ chức phối hợp với lớp trực tuần xây dựng kịch bản tổ chức chương trình biểu diễn văn nghệ mở đầu cho chương trình - Trang trí phông phù hợp với chương trình biểu diễn văn nghệ. - Chuẩn bị phương tiện: âm li, loa đài, micro; đàn đệm cho các tiết mục văn nghệ. - Chuẩn bị phần thưởng cho các tiết mục xuất sắc. 2. Đối với HS - Đăng kí các tiết mục văn nghệ tham gia và tập luyện. - Chuẩn bị trang phục, đạo cụ phù hợp với các tiết mục đã được ban tổ chức lựa chọn. - Chuẩn bị hoa để tặng các bạn tham gia biểu diễn. III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG Hoạt động 1. Chào cờ, sơ kết thi đua tuần và phổ biến nhiệm vụ tuần mới Hoạt động 2. Sinh hoạt theo chủ để - “Giao lưu với chuyên gia về vấn đề bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã” a) Mục tiêu - HS hiểu về về vấn đề bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã. b) Nội dung - Tổ chức thực hiện
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN 12 Kết nối tri thức 2 - NDCT giới thiệu mục tiêu, ý nghĩa của buổi giao lưu. - NDCT giới thiệu khách mời, một số thông tin cơ bản của khác mời. - NDCT yêu cầu lần lượt đại diện lớp lên tham gia tham luận về nội dung được phân công. - Gợi ý câu hỏi thảo luận, trao đổi với khách mời: + Theo chuyên gia, đâu là những thách thức lớn nhất mà thế giới tự nhiên và động vật hoang dã đang phải đối mặt hiện nay? + Những tác động tiêu cực của con người đối với môi trường và động vật hoang dã là gì? + Tình trạng bảo tồn động vật hoang dã ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Loài nào đang ở mức độ nguy cấp cao? + Những khu vực sinh thái nào đang bị đe dọa nghiêm trọng nhất? + Theo chuyên gia, đâu là những giải pháp hiệu quả nhất để bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã? + Vai trò của cộng đồng trong công tác bảo tồn là gì? Mỗi cá nhân có thể làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và động vật hoang dã? + Các tổ chức phi chính phủ và các cơ quan nhà nước có thể phối hợp như thế nào để thực hiện hiệu quả công tác bảo tồn? + Các tiến bộ khoa học kỹ thuật có thể ứng dụng như thế nào vào công tác bảo tồn? + Kinh nghiệm quốc tế trong bảo tồn động vật hoang dã mà chúng ta có thể học hỏi là gì? - Yêu cầu những HS khác lắng nghe và phát biểu ý kiến về chủ đề của toạ đàm hoặc đặt câu hỏi cho khách mời và tác giả tham luận. - NDCT giới thiệu lần lượt các tiết mục văn nghệ biểu diễn xen lẫn các ý kiến tham luận, các ý kiến phát biểu để không khí toạ đàm sôi nổi, hấp dẫn - Bí thư đoàn trường chốt lại những điểm quan trọng trong các tham luận và ý kiến trao đổi: ĐÁNH GIÁ Mời một số HS các lớp chia sẻ cảm xúc về buổi giao lưu HOẠT ĐỘNG NỐI TIẾP Về lớp, HS tiếp tục chia sẻ những cảm nhận sau buổi trao đổi * * * * * TUẦN 1 HĐGD – TÌM HIỂU HOẠT ĐỘNG 1, 2, 3 CHỦ ĐỀ 7 I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Nhận diện hành vi, việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã - Lập và thực hiện kế hoạch khảo sát thực trạng thế giới động, thực vật và bảo vệ thế giới động, thực vật ở địa phương.
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN 12 Kết nối tri thức 3 - Nhận xét, đánh giá những hành vi, việc làm của tổ chức, cá nhân trong việc bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã. 2. Năng lực a. Năng lực chung - Năng lực giao tiếp, hợp tác: Giải quyết được những nhiệm vụ học tập một cách độc lập, theo nhóm và thể hiện sự sáng tạo. - Năng lực tự chủ, tự học: xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để đòi hỏi sự nỗ lực phấn đấu thực hiện; thực hiện các phương pháp học tập hiệu quả; điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân b. Năng lực đặc thù môn học: - Năng lực thích ứng với cuộc sống: từ những kiến thức tìm hiểu qua chủ đề ứng dụng vào việc bảo vệ môi trường 3. Phẩm chất - Có thái độ hứng thú trong học tập. - Có sự yêu thích tìm hiểu và liên hệ các vấn đề thực tế liên quan. - Có thái độ khách quan trung thực, nghiêm túc học tập. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU 1. Đối với GV: ● Giáo án, SGK, SGV ● Máy tính, máy chiếu (nếu có) ● Biện pháp thu hút HS vào những hoạt động chung 2. Đối với HS: ● SGK, SBT hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp 12 III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Kích thích sự tò mò và nhận biết được tầm quan trọng về vấn đề xây dựng văn hoá nhà trường thông qua trò chơi “Tiếp sức” b. Nội dung: Học sinh xem video: 400 nhà khoa học kêu gọi bảo vệ môi trường | VTV24. https://youtu.be/SuzXHUoFON8 c. Sản phẩm: Nhận thức được vấn đề cần nghiên cứu của HS d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV tổ chức cho HS xem video: 400 nhà khoa học kêu gọi bảo vệ môi trường | VTV24 - GV đặt câu hỏi: + Theo em bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai? + Là HS e có vai trò như thế nào trong bảo vệ môi trường? + Theo em những yếu tố nào đang gây hại đến môi trường? - HS nhận thức được vấn đề thực trạng môi trường tự nhiên, tác động của sự phát triển sản xuất, kinh doanh đến môi trường và tính cấp bách của việc bảo vệ môi trường
Giáo viên: Cô Nhung Cute – 0972.46.48.52 Lớp dạy: Giáo án HĐTN 12 Kết nối tri thức 4 Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS lắng nghe và tham gia chơi trò chơi dưới sự hướng dẫn của GV Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV nhận xét, đánh giá, tuyên dương đội dành chiến thắng. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức. - Đặt vấn đề vào chủ đề mới: Bảo vệ môi trường là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp. Cải thiện môi trường, đảm bảo cân bằng sinh thái. Ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường. Khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp; phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đối với môi trường, ứng phó sự cố môi trường, khắc phục ô nhiễm, suy thoái, phục hồi và cải thiện môi trường; khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; bảo vệ đa dạng sinh học. Sẽ là quá muộn nếu chúng ta không hành động để bảo vệ môi trường. Vậy chúng ta cần làm gì để bảo vệ môi trường? Chúng ta cùng tìm hiểu chủ đề 7 HOẠT ĐỘNG KHÁM PHÁ – KẾT NỐI Hoạt động 1: Nhận diện hành vi, việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã a. Mục tiêu: - Chỉ ra những hành vi, việc làm để bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã trong những trường hợp cụ thể b. Nội dung: GV hướng dẫn học sinh thực hiện nhiệm vụ theo nhóm thảo luận hoàn thành yêu cầu dựa trên gợi ý của giáo viên. c. Sản phẩm: HS nhận diện hành vi, việc làm bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã d. Tổ chức thực hiện HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS DỰ KIẾN SẢN PHẨM Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức để bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã mà em đã biết. Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập 1. Chia sẻ về những hành vi, việc làm của cá nhân, tổ chức để bảo tồn thế giới tự nhiên và động vật hoang dã mà em đã biết. - Trồng cây xanh.