Nội dung text KNTT_Bài 11_Khái niệm, đặc điểm và vai trò của PL.doc
Trang 2/13 Câu 12: Đặc điểm nào của pháp luật là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu chung, được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người trong đời sống xã hội? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung. Câu 13: Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật? A. Pháp luật do Quốc hội thông qua. B. Pháp luật bảo đảm bằng sức mạnh quyền lực của Nhà nước. C. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất. D. Pháp luật là phương tiện duy nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Câu 14: Đặc điểm nào của pháp luật là ranh giới để phân biệt pháp luật với các loại quy phạm xã hội khác? A. Tính quyền lực, bắt buộc chung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 15: Việc làm nào dưới đây thể hiện pháp luật là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội? A. Kiểm tra các hoạt động kinh doanh của cá nhân. B. Tố cáo nhằm ngăn chặn hành vi vi phạm pháp luật. C. Đăng kí kinh doanh khi có đủ điều kiện hợp pháp. D. Đề nghị xem xét lại quyết định của cơ quan nhà nước. Câu 16: Căn cứ vào Luật Giao thông đường bộ, cảnh sát giao thông đã xử phạt những người vi phạm để đảm bảo trật tự an toàn giao thông. Trong những trường hợp này pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Là công cụ để bảo vệ trật tự an toàn giao thông. B. Là phương tiện để nhà nước quản lí xã hội. C. Là công cụ để nhân dân đấu tranh với người vi phạm. D. Là phương tiện để nhà nước trừng trị kẻ phạm tội. Câu 17: Dấu hiệu nào sau đây của pháp luật là một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với đạo đức A. pháp luật không bắt buộc đối với trẻ em. B. pháp luật bắt buộc đối với cán bộ công chức. C. pháp luật bắt buộc đối với người phạm tội. D. pháp luật bắt buộc đối với mọi cá nhân tổ chức. Câu 18: Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc điểm nào của pháp luật? A. tính xác định chặt chẽ về hình thức B. tính quy phạm phổ biến C. tính quyền lực bắt buộc chung D. tính cưỡng chế Câu 19: Những quy tắc xử sự chung về những việc được làm, những việc phải làm, những việc không được làm, những việc cấm đoán là phản ánh nội dung của khái niệm nào dưới đây? A. Kinh tế. B. Đạo đức. C. Pháp luật. D. Chính trị. Câu 20: Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ quyền, lợi ích tuyệt đối của công dân. C. Cưỡng chế mọi nghĩa vụ của công dân. D. Bảo vệ mọi nhu cầu, lợi ích của công dân. Câu 21: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. lợi ích kinh tế của mình. B. quyền và nghĩa vụ của mình. C. các quyền của mình. D. quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Trang 3/13 Câu 22: Đặc điểm nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng, vì bất kì ai ở trong điều kiện, hoàn cảnh nhất định cũng phải xử sự theo khuôn mẫu được pháp luật quy định? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực, bắt buộc chung . Câu 23: Pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh của quyền lực nhà nước. Nhận định này thể hiện đặc điểm nào sau đây của pháp luật? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. C. Tính quyền lực bắt buộc chung. D. Tính hiệu lực bắt buộc chung. Câu 24: Nhờ chị S có hiểu biết về pháp luật nên tranh chấp về đất đai giữa gia đình chị với gia đình anh P đã được giải quyết ổn thỏa. Trường hợp này cho thấy pháp luật đã thể hiện vai trò nào dưới đây? A. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. B. Bảo vệ quyền tham gia và quản lý xã hội. C. Bảo vệ quyền và tài sản của công dân. D. Bảo vệ quyền dân chủ của công dân. Câu 25: Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng đã quyết định xử phạt việc chị K khi kinh doanh hàng mĩ phẩm không đảm bảo chất lượng. Việc làm của Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính kỉ luật nghiêm minh. B. Tính chặt chẽ về hình thức. C. Tính quy phạm phổ biến. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 26: Pháp luật là phương tiện để công dân thực hiện và bảo vệ A. các quyền của mình. B. quyền và lợi ích hợp pháp của mình. C. lợi ích kinh tế của mình. D. quyền và nghĩa vụ của mình. Câu 27: Trên đường phố tất cả mọi người nghiêm chỉnh chấp hành quy định của luật giao thông đường bộ là phản ảnh đặc điểm cơ bản nào của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung . D. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. Câu 28: Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật? A. Pháp luật không phù hợp với quyền lợi, nghĩa vụ chung. B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến trong xã hội. C. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất. D. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ. Câu 29: Pháp luật là phương tiện để Nhà nước A. bảo vệ các giai cấp. B. bảo vệ các công dân. C. quản lí xã hội. D. quản lí công dân. Câu 30: Khi biết chị T mang thai, giám đốc công ty X đã ra quyết định chấm dứt hợp đồng với chị, chị đã làm đơn khiếu nại lên ban giám đốc công ty. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò như thế nào ? A. Nhà nước quản lý các tổ chức. B. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân. C. Nhà nước quản lý công dân. D. Thực hiện nghĩa vụ hợp pháp của công dân. Câu 31: Người bị xử phạt hành chính do không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông là biểu hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. B. Tính quy phạm phổ biến C. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. D. Tính quyền lực bắt buộc chung. Câu 32: Phát biểu nào sau đây là sai khi nói về vai trò của pháp luật?
Trang 4/13 A. nhà nước quản lí xã hội chủ yếu bằng pháp luật. B. pháp luật được đảm bảo bằng sức mạnh của nhà nước. C. quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. D. pháp luật là phương tiện duy nhất để nhà nước quản lí xã hội. Câu 33: Theo quy định của pháp luật, nội dung nào dưới đây thể hiện vai trò quản lí xã hội bằng pháp luật của nhà nước? A. Đăng nhập cổng thông tin quốc gia. B. Tự do đăng ký kết hôn theo quy định. C. Chấn chỉnh việc kinh doanh trái phép. D. Ca ngợi phong trào phòng chống dịch. Câu 34: Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động của mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan trong phạm vi lãnh thổ của mình. Nhận định này muốn đề cập đến A. đặc trưng của pháp luật. B. chức năng của pháp luật. C. vai trò của pháp luật. D. nhiệm vụ của pháp luật. Câu 35: Nội dung của văn bản luật cấp dưới không được trái với nội dung của văn bản luật cấp trên là thể hiện A. tính bắt buộc chung. B. quy phạm phổ biến. C. tính xác định chặt chẽ về hình thức. D. tính cưỡng chế. Câu 36: Pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng A. quyền lực nhà nước. B. quyền lực nhân dân. C. quyền lực xã hội. D. quyền lực chính trị. Câu 37: Nhà nước Việt Nam quản lí xã hội bằng phương tiện nào sau đây? A. Pháp luật. B. Kinh tế. C. Chính trị. D. Đạo đức. Câu 38: Phát biểu nào sai khi nói về pháp luật? A. Pháp luật không phù hợp với quyền lợi, nghĩa vụ chung. B. Pháp luật có tính quy phạm phổ biến trong xã hội. C. Pháp luật bảo đảm tính công bằng, dân chủ. D. Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thống nhất. Câu 39: Cảnh sát giao thông xử phạt hành chính người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy không đội mũ bảo hiểm. Quy định này thể hiện đặc điểm nào dưới đây của pháp luật? A. Tính xác định chặt chẽ về nội dung. B. Tính quy phạm phổ biến. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 40: Để quản lí xã hội bằng pháp luật một cách hiệu quả trên quy mô toàn xã hội, đưa pháp luật vào đời sống thành nhận thức của từng người dân và của toàn xã hội, thì nhà nước phải A. ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật. B. tăng cường xử phạt thật nặng mọi người. C. tổ chức tốt lực lượng xử phạt người dân. D. ban hành và tổ chức phát triển kinh tế. Câu 41: Phát biểu nào sau đây sai khi nói về vai trò quản lý xã hội của pháp luật? A. Để đảm bảo quyền tự do cơ bản của công dân. B. Đây là phương pháp quản lí cố định và bất biến. C. Đây là phương pháp quản lí dân chủ và hiệu quả nhất. D. Quản lí xã hội bằng pháp luật đảm bảo tính công bằng dân chủ. Câu 42: Đối với công dân, pháp luật có vai trò như thế nào? A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân. B. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. C. Bảo vệ lợi ích tuyệt đối của công dân. D. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân. Câu 43: Pháp luật do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền lực của nhà nước là đặc điểm nào của pháp luật? A. tính quyền lực bắt buộc chung B. tính quy phạm phổ biến