Nội dung text CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HSG VĂN 9.pdf
1 CHUYÊN ĐỀ BỒI DƢỠNG HSG VĂN 9 CHUYÊN ĐỀ 1: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT HIỆN TƢỢNG ĐỜI SỐNG CHUYÊN ĐỀ 2: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ TƢ TƢỞNG ĐẠO LÍ CHUYÊN ĐỀ 3: CÁCH LÀM ĐỀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI DƢỚI DẠNG MỘT CÂU CHUYỆN CHUYÊN ĐỀ 4: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT ĐOẠN THƠ, BÀI THƠ CHUYÊN ĐỀ 5: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ TÁC PHẨM TRUYỆN HOẶC ĐOẠN TRÍCH CHUYÊN ĐỀ 6 : NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ XÃ HỘI TRONG TÁC PHẨM VĂN HỌC CHUYÊN ĐỀ 7: CÁCH THỨC TRÌNH BÀY ĐOẠN VĂN: DIỄN DỊCH- QUY NẠP-SONG HÀNH-MÓC XÍCH-TỔNG PHÂN HỢP
2 CHUYÊN ĐỀ 1: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN XÃ HỘI VỀ MỘT HIỆN TƢỢNG ĐỜI SỐNG I. KHÁI QUÁT Để làm bài văn nghị luận đạt điểm cao, trước hết học sinh cần nhận diện rõ đề thuộc kiểu bài nào để có cách làm bài phù hợp. Kiểu bài nghị luận về hiện tượng đời sống thường đề cập đến những vấn đề của đời sống xã hội, những hiện tượng nổi bật, tạo được sự chú ý và có tác động đến đời sống con người, những vấn đề chính trị, tư tưởng, văn hoá, đạo đức,... Yêu cầu của kiểu bài này là học sinh cần làm rõ hiện tượng đời sống ( qua việc miêu tả, phân tích nguyên nhân, các khía cạnh của hiện tượng...) từ đó thể hiện thái độ đánh giá của bản thân cũng như đề xuất ý kiến, giải pháp trước hiện tượng đời sống. Học sinh cần có cách viết linh hoạt theo yêu cầu của đề bài, tránh làm bài máy móc hoặc chung chung. Ngoài việc trang bị cho mình những kỹ năng làm bài, học sinh cần tích lũy những vốn hiểu biết thực tế về đời sống xã hội. Thời gian gần đây, đề Nghị luận xã hội thường đề cập đến những vấn đề thời sự nổi bật trong năm, Ví dụ : +Vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm
4 Khách quan : Do môi trường xung quanh, do trào lưu, do gia đình, nhà trường, do các nhân tố bên ngoài tác động,... Chủ quan: Do ý thức , tâm lí, tính cách, ....của mỗi người Bƣớc 4: Bày tỏ thái độ, ý kiến đánh giá của người viết về hiện tượng., Giải pháp khắc phục hiện tượng tiêu cực, phát huy hiện tượng tích cực Gải pháp : Thông thường mỗi hiện tượng đều xuất phát từ những nguyên nhân cụ thể, nguyên nhân nào thì đi kèm với giải pháp ấy. Nêu bài học rút ra cho bản thân : Bài học nhận thức và hành động III.KĨ NĂNG PHÂN TÍCH ĐỀ Xác định ba yêu cầu: + Yêu cầu về nội dung: Hiện tượng cần bàn luận là hiện tượng nào ? Đó là hiện tượng tốt đẹp, tích cực trong đời sống hay hiện tượng mang tính chất tiêu cực, đang bị xã hội lên án, phê phán ? Có bao nhiêu ý cần triển khai trong bài viết ? Mối quan hệ giữa các ý như thế nào? + Yêu cầu về phương pháp : Các thao tác nghị luận chính cần sử dụng ? Giải thích, chứng minh, bình luận, phân tích, bác bỏ, so sánh,... + Yêu cầu về phạm vi dẫn chứng: Bài viết có thể lấy dẫn chứng trong văn học, trong đời sống thực tiễn (chủ yếu là đời sống thực tiễn). Ví dụ minh hoạ: Tính đến nay, đã có 12 tỉnh công bố tình trạng thiên tai hạn hán, xâm nhập mặn, trong đó có mười tỉnh thuộc nam Trung Bộ và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là Bình Thuận, Ninh Thuận, Tiền Giang, Bến Tre, Kiên Giang, Sóc Trăng, Long An, Cà Mau, Vĩnh Long, Trà Vinh và hai tỉnh Tây Nguyên là Gia Lai và Kon Tum. Dự báo, thiên tai sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp, nghiêm trọng đến sản xuất nông