Nội dung text CHƯƠNG 3 - CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI.docx
Chương 3: CHUYỂN ĐỘNG BIẾN ĐỔI BÀI 7: GIA TỐC – CHUYỂN ĐỘNG THẲNG BIẾN ĐỔI ĐỀU I. Tóm tắt lý thuyết Một số khái niệm cơ bản a. Chuyển động biến đổi: là chuyển động có vận tốc thay đổi. b. Chuyển động thẳng biến đổi đều: là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời tăng đều hoặc giảm đều theo thời gian. c. Chuyển động thẳng nhanh dần đều: là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian. d. Chuyển động thẳng chậm dần đều: là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời giảm đều theo thời gian. Định nghĩa gia tốc: Gia tốc là một đại lượng vật lý đặc trưng cho sự biến thiên nhanh hay chậm của vận tốc. a. Gia tốc trung bình: + Xét chất điểm chuyển động trên đường thẳng, vectơ gia tốc trung bình là: + Vectơ có phương trùng quỹ đạo nên có giá trị đại số: + Giá trị đại số của xác định độ lớn và chiều của vectơ gia tốc trung bình. + Đơn vị của a TB là m/s 2 . b. Gia tốc tức thời: (với Δt rất nhỏ) + Vectơ gia tốc tức thời đặc trưng cho độ biến thiên nhanh chậm của vectơ vận tốc. + Gia tốc trong chuyển động thẳng biến đổi đều không đổi theo thời gian. + Vectơ gia tốc tức thời cùng phương với quỹ đạo thẳng. Giá trị đại số của vectơ gia tốc tức thời gọi tắt là gia tốc tức thời và bằng: + a.v > 0: chuyển động nhanh dần đều ( cùng chiều) + a.v < 0: chuyển động chậm dần đều ( ngược chiều) c. Đồ thị gia tốc theo thời gian: là một đường thẳng song song với trục Ot Sự biến đổi vận tốc: a. Công thức vận tốc: b. Đồ thị vận tốc theo thời gian:
+ Đồ thị vận tốc có đường biểu diễn là 1 đường thẳng xiên góc, cắt trục tung tại điểm v = v 0 + Đồ thị hướng lên: a > 0 ; + Đồ thị hướng xuống: a < 0 ; + Đồ thị nằm ngang: a = 0 ; + Hai đồ thị song song: Hai chuyển động có cùng gia tốc ; + Hai đồ thị cắt nhau: tại thời điểm đó hai vật chuyển động có cùng vận tốc (có thể cùng chiều hay khác chiều chuyển động); Phương trình chuyển động thẳng biến đối đều + Tại t 0 = 0 có toạ độ x 0 và vận tốc v 0 . + Tại thời điểm t có toạ độ x. → Phương trình chuyển động thẳng biến đổi đều: + Khi chọn hệ quy chiếu và gốc thời gian sao cho t 0 = 0; x 0 = 0 thì: + Đồ thị tọa độ theo thời gian có dạng parabol. Liên hệ độ dịch chuyển, vận tốc và gia tốc: * Lưu ý: Khi chất điểm chỉ chuyển động theo một chiều và chọn chiều chuyển động là chiều (+) thì quãng đường S chất điểm đi được trùng với độ dịch chuyển + Đồ thị độ dịch chuyển theo thời gian có dạng parabol.
+ Độ dịch chuyển của vật trong khoảng thời gian từ t 1 đến t 2 được xác định bằng phần diện tích giới hạn bởi các đường v(t), v = 0, t = t 1 , t = t 2 trong đồ thị (v - t) Sự rơi tự do: a. Sự rơi trong không khí: - Sự rơi của các vật trong không khí là chuyển động thường gặp. VD: quả táo rơi từ trên cây xuống; chiếc lá rơi;... - Sự rơi của các vật khác nhau thì chuyển động khác nhau trong không khí - Nguyên nhân: do lực cản của không khí. Lực cản càng nhỏ so với trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ rơi càng nhanh và ngược lại. b. Sự rơi tự do - Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của trọng lực - Nếu vật rơi trong không khí mà độ lớn của lực cản không khí không đáng kể so với trọng lượng của vật thì cũng coi là rơi tự do. Đặc điểm của chuyển động rơi tự do + Phương và chiều của chuyển động rơi tự do: Phương thẳng đứng, chiều từ trên xuống dưới. + Tính chất của chuyển động rơi tự do: là chuyển động thẳng nhanh dần đều + Gia tốc rơi tự do Ở cùng một nơi trên Trái Đất, mọi vật rơi tự do với cùng một gia tốc. Kí hiệu: g g phụ thuộc vào vĩ độ địa lí và độ cao Ở gần bề mặt Trái Đất, g = 9,8 m/s 2 Công thức rơi tự do - Rơi tự do có các công thức của chuyển động nhanh dần đều không vận tốc ban đầu: v 0 = 0 Chọn thời điểm ban đầu t 0 = 0. Độ dịch chuyển, quãng đường đi được tại thời điểm t: - Vận tốc tức thời tại thời điểm t: v t = g.t - Mối liên hệ giữa vận tốc, gia tốc và quãng đường đi được: v 2 = 2.g.s II. Bài tập ôn luyện lí thuyết Câu 1: Điền khuyết các từ thích hợp vào chỗ trống: Từ khóa: độ biến thiên nhanh chậm, một đường thẳng,
vận tốc tức thời, gia tốc tức thời, tăng đều hoặc giảm đều, thẳng nhanh dần đều a. Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động có quỹ đạo là ........................và có vận tốc tức thời .........................theo thời gian. b. Chuyển động thẳng biến đổi đều là chuyển động thẳng trong đó ............................không đổi c. Chuyển động ..............................là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có vận tốc tức thời tăng đều theo thời gian. d. Vectơ gia tốc tức thời đặc trưng cho ......................................của vectơ vận tốc. e. Chuyển động thẳng chậm dần đều là chuyển động có quỹ đạo là một đường thẳng và có ..................................... giảm đều theo thời gian. Lời giải: a. một đường thẳng - tăng đều hoặc giảm đều b. gia tốc tức thời c. thẳng nhanh dần đều d. độ biến thiên nhanh chậm e. vận tốc tức thời Câu 2: Điền khuyết các từ thích hợp vào chỗ trống: Từ khóa: song song, nhanh dần đều, ngược chiều đường thắng, một hằng số, parabol ngược chiều, cùng chiều, song song a. Trong chuyển động thẳng ............................luôn có b. Gia tốc của vật .......................với vận tốc khi chuyển động nhanh dần đều. c. Gia tốc của vật ............................với vận tốc khi vật chuyển động chậm dần đều. d. Đồ thị gia tốc: là một đường thẳng ................... với trục Ot e. Đồ thị tọa độ theo thời gian có dạng ......................... f. Đồ thị vận tốc là ............................... có độ dốc là gia tốc a, đồ thị hướng lên: a > 0 g. Hai chuyển động có cùng gia tốc có đồ thị vận tốc là hai đường thẳng ......................... h. Chuyển động thẳng chậm dần đều có độ lớn vectơ gia tốc là ………............................. , ............................. với vectơ vận tốc của vật. Lời giải: a. nhanh dần đều b. cùng chiều c. ngược chiều d. song song e. parabol. f. đường thắng g. song song. h. một hằng số - ngược chiều Câu 3: Điền khuyết các từ thích hợp vào chỗ trống: Từ khóa: song song, nhanh dần đều, ngược chiều đường thắng, một hằng số, parabol ngược chiều, cùng chiều, song song a. Sự rơi của các vật khác nhau thì chuyển động …………… trong không khí, nguyên nhân là do ……………… của không khí. b. Lực cản càng nhỏ so với trọng lực tác dụng lên vật thì vật sẽ rơi càng ………….. . c. Sự rơi tự do là sự rơi chỉ dưới tác dụng của …………………. d. Nếu vật rơi trong không khí mà độ lớn của lực cản không khí …………………….. so với trọng lượng của vật thì cũng coi là rơi tự do.