Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn LỊCH SỬ - Đề 18 - File word có lời giải.doc
3 Câu 22. Cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược (1945-1954) và Cách mạng tháng Tám (1945) của nhân dân Việt Nam đều A. mang tính chất dân tộc, dân chủ, nhân dân. B. kết thúc bằng một cuộc đấu tranh ngoại giao. C. kết thúc bằng giải pháp chính trị và kinh tế. D. mang tính chất chiến tranh bảo vệ Tổ quốc. Câu 23. Nhận xét nào say đây là đúng về công cuộc Đổi mới ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay? A. Phát triển kinh tế hàng hoá do tập thể giữ vai trò chủ đạo. B. Nhà nước không nắm độc quyền tất cả các lĩnh vực kinh tế. C. Sự lãnh đạo đúng đắn của Nhà nước là nhân tố quyết định thắng lợi. D. Thực hiện xuyên suốt lấy phát triển văn hoá – xã hội làm trung tâm. Câu 24. Điểm tương đồng về đóng góp cho cuộc vận động giải phóng dân tộc ở Việt Nam từ đầu thế kỉ XX đến hết năm 1920 của các sĩ phu tiến bộ và Nguyễn Ái Quốc là A. hình thức, phương thức đấu tranh vũ trang. B. đoạn tuyệt hoàn toàn với tư tưởng phong kiến. C. kết hợp mục tiêu độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội. D. tìm kiếm, thực hiện khuynh hướng cứu nước mới. PHẦN II. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Vào đầu năm 1945, trong bối cảnh thất bại của chủ nghĩa phát xít đang đến gần, Hội nghị Thượng đỉnh tam cường được tổ chức tại I-an-ta (Liên Xô) từ ngày 04 đến ngày 11-02-1945. Hội nghị đã đạt được những thỏa thuận quan trọng về việc phối hợp hành động trong giai đoạn kết thúc chiến tranh, về việc tiêu diệt hoàn toàn phát xít Đức và vấn đề chiếm đóng nước Đức. Hội nghị thông qua “Tuyên bố giải phóng châu Âu”, trong đó nêu rõ những chính sách và hành động chung nhằm giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế của châu Âu sau chiến tranh. Các nước lớn tham gia Hội nghị đã thỏa thuận với nhau việc phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu... Ở Viễn Đông, các nước bí mật thỏa thuận việc Liên Xô tham gia chiến tranh chống Nhật Bản và các điều kiện kèm theo, việc quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản cũng như việc giải quyết các vấn đề liên quan tới Trung Quốc. Các khu vực còn lại của châu Á (như Đông Nam Á, Nam Á, Tây Á,...) vẫn thuộc phạm vi ảnh hưởng của các nước tư bản châu Âu như trước. Những quyết định của Hội nghị có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với tương lai của thế giới, tạo nền tảng cho việc thiết lập một trật tự thế giới mới sau chiến tranh”. (GS. Trần Thị Vinh, Chủ nghĩa tư bản: Lịch sử thăng trầm (1900 - 2020), NXB Chính trị Quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2019, tr. 185 - 186). a) Đoạn tư liệu cho thấy bối cảnh thiết lập các trật tự thế giới mới sau Chiến tranh thế giới thứ hai. b) Quyết định của Hội nghị I-an-ta (2 - 1945) đã gây nhiều bất lợi cho phong trào cách mạng thế giới. c) Mối quan hệ giữa tam cường (Liên Xô, Anh, Mỹ) trước và trong Hội nghị I-an-ta (2 - 1945) là vừa mâu thuẫn, vừa thống nhất. d) Trật tự hai cực I-an-ta là nhân tố chủ yếu tác động và chi phối các quan hệ quốc tế trong thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI. Câu 2. Cho đoạn tư liệu sau đây: “Cuộc kháng chiến ở Nam Bộ làm lực lượng quân Pháp ngày càng bị dàn mỏng và bị giam chân ở khắp nơi, nhưng vẫn không đủ sức bình định miền Nam, và càng không thể dễ dàng tập trung lực lượng để đánh ra miền Bắc; buộc Pháo phải tạm thời hoà hoãn với Việt Nam để có thêm thời gian chuẩn bị cho cuộc chiến tranh xâm lược quy môn lớn”. (Vũ Ọuang Hiển - Đoàn Thị Yến (Đồng chủ biên), Chiến tranh nhân dân Việt Nam thời kỳ 1945 – 1954, Nxb Đại học Thái Nguyên, 2021, tr.55).