Nội dung text 02. TRƯỜNG THPT LÊ VĂN THỊNH - BẮC NINH (Thi thử Tốt Nghiệp THPT 2025 môn Lịch Sử).docx
SỞ GD&ĐT BẮC NINH TRƯỜNG THPT LÊ VĂN THỊNH ĐỀ THI KHẢO SÁT MÔN LỊCH SỬ 12 NĂM 2024 – 2025 Thời gian làm bài: 50 phút PHẦN I: CÂU TRẮC NGHIỆM NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1: Một trong những nước tham gia sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) năm 1967 là A. Thái Lan. B. Hàn Quốc. C. Ấn Độ. D. Brunây. Câu 2: Thắng lợi nào sau đây dẫn đến sự ra đời của Nhà nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên trên thế giới? A. Cách mạng tháng Mười Nga (1917). B. Cách mạng Nga năm 1905 - 1907. C. Cách mạng tháng Hai (1917) ở Nga. D. Công xã Pa-ri năm 1871 ở Pháp. Câu 3: Liên hợp quốc ra đời (1945) nhằm một trong các mục đích nào sau đây? A. Chống chủ nghĩa phát xít. B. Duy trì hòa bình thế giới. C. Khắc phục hậu quả chiến tranh. D. Xóa bỏ chủ nghĩa thực dân. Câu 4: Nội dung nào sau đây không phải là truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam được hun đúc nên từ lịch sử chống giặc ngoại xâm? A. Tinh thần đoàn kết keo sơn. B. Giải quyết tranh chấp bằng bạo lực. C. Lòng yêu nước tha thiết. D. Trí thông minh sáng tạo. Câu 5: Một trong những nội dung hợp tác của Cộng đồng ASEAN là A. quân sự. B. đối ngoại. C. kinh tế. D. dân chủ. Câu 6: Sự ra đời của Cộng đồng ASEAN năm 2015 có ý nghĩa quan trọng nào sau đây? A. Đưa ASEAN trở thành tổ chức liên kết khu vực lớn nhất hành tinh. B. Nâng cao mức độ gắn kết và hợp tác hiệu quả giữa các nước thành viên. C. Nâng cao mức độ nhất thể hóa khu vực với một đồng tiền chung. D. Đưa ASEAN trở thành tổ chức liên minh khu vực chặt chẽ nhất. Câu 7: Các nước ASEAN cần làm gì để giải quyết vấn đề biển Đông hiện nay? A. Sự đồng thuận giữa các quốc gia và vai trò trung tâm của ASEAN. B. Lợi dụng mâu thuẫn giữa các nước lớn về vấn đề biển Đông. C. Thực hiện tốt chiến lược phát triển kinh tế biển. D. Phát huy tinh thần đoàn kết của nhân dân trong khu vực.
Câu 8: Xu thế toàn cầu hoá đặt ra cho các nước đang phát triển nhiều thách thức, chủ yếu là do các nước này A. có trình độ sản xuất thấp. B. có sự phân hoá giàu nghèo. C. chưa có tính đoàn kết dân tộc. D. chưa có bản sắc văn hoá dân tộc. Câu 9: Theo quyết định của Hội nghị Ianta (2 - 1945), Mĩ được đóng quân tại khu vực nào sau đây? A. Đông Âu. B. Đông Đức. C. Nam Triều Tiên. D. Đông Nam Á. Câu 10: Mĩ và Liên Xô tuyên bố chấm dứt Chiến tranh lạnh nhằm mục đích nào sau đây? A. Thiết lập trật tự thế giới “đa cực”. B. Hợp tác phát triển công nghiệp vũ trụ. C. Ngăn chặn sự vươn lên của Tây Âu. D. Có cục diện ổn định để củng cố vị thế. Câu 11: Sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, quan hệ giữa Mĩ và Liên Xô đã chuyển sang A. thế đối đầu. B. đẩy mạnh hợp tác. C. xu thế thoả hiệp. D. hướng hoà hoãn. Câu 12: Sự lớn mạnh của Mĩ, Tây Âu, Nhật Bản, Trung Quốc, Liên bang Nga từ sau Chiến tranh lạnh là minh chứng cho xu thế A. toàn cầu hóa. B. hợp tác quốc tế. C. “5 trung tâm”. D. đa cực. Câu 13: Vai trò quan trọng hàng đầu của tổ chức Liên hợp quốc đã thực hiện từ khi thành lập đến nay là gì? A. Là trung tâm giải quyết các mâu thuẫn về vấn đề dân tộc trên thế giới. B. Ngăn chặn được nguy cơ bùng nổ cuộc chiến tranh thế giới mới. C. Là trung gian hòa giải mọi tranh chấp quốc tế giữa các dân tộc. D. Thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, quân sự giữa các nước thành viên. Câu 14: Yếu tố quyết định dẫn tới sự xuất hiện xu thế hòa hoãn Đông - Tây trong quan hệ quốc tế từ đầu những năm 70 của thế kỷ XX? A. Yêu cầu hợp tác giải quyết các vấn đề toàn cầu. B. Liên Xô và Mỹ tuyên bố chấm dứt chiến tranh lạnh. C. Mĩ, Canađa, 33 nước Châu Âu ký định ước Henxinki. D. Sự thay đổi tích cực trong quan hệ giữa Liên Xô và Mĩ. Câu 15: Năm 1959, quốc gia nào sau đây đã lựa chọn con đường đi lên chủ nghĩa xã hội? A. Triều Tiên. B. Trung Quốc. C. Cu-ba. D. Việt Nam. Câu 16: Chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của nhân dân Việt Nam có ý nghĩa to lớn là A. đánh tan hoàn toàn âm mưu xâm lược của phương Bắc. B. mở ra thời kỳ độc lập, tự chủ lâu dài cho dân tộc.
C. lần đầu tiên Đại Việt xây dựng được chính quyền tự chủ. D. lần đầu tiên Đại Việt giành được độc lập dân tộc. Câu 17: Sự ra đời tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO, 1949) và tổ chức Hiệp ước Vácsava (1955) là hệ quả trực tiếp của A. các cuộc chiến tranh cục bộ trên thế giới. B. chiến lược Ngăn đe thực tế của Mĩ. C. cuộc Chiến tranh lạnh do Mĩ phát động. D. xung đột vũ trang giữa Tây Âu và Đông Âu. Câu 18: Sự kiện nào đánh dấu sự “khởi sắc” của tổ chức ASEAN? A. Các nước kí bản Hiến chương ASEAN năm 2007. B. Tuyên bố thành lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á. C. Kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Bali) 2/1976. D. Tổ chức ASEAN có đủ 10 nước thành viên. Câu 19: Một trong những mục tiêu quan trọng của tổ chức ASEAN là gì? A. Xoá bỏ áp bức bóc lột, nghèo nàn và lạc hậu. B. Xây dựng khối liên minh kinh tế và quân sự. C. Xây dựng khối liên minh chính trị và quân sự. D. Thúc đẩy hòa bình, ổn định khu vực. Câu 20: Xu thế chủ đạo trong quan hệ quốc tế từ sau Chiến tranh lạnh là A. nội chiến, xung đột. B. mâu thuẫn, xung đột. C. hoà bình, ổn định. D. cạnh tranh, kiềm chế. Câu 21: Một trong những văn kiện đã nêu rõ kế hoạch xây dựng Cộng đồng ASEAN là A. Tuyên bố chung Cua-la Lăm-pơ (tại Malaxia). B. Kế hoạch tổng thể xây dựng cộng đồng ASEAN. C. Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 37 tại Hà Nội. D. Lộ trình xây dựng cộng đồng ASEAN (2009-2015). Câu 22: Quá trình mở rộng thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là một biểu hiện của A. xu thế hòa bình, ổn định trên thế giới. B. xu thế cải cách, mở cửa trên thế giới. C. xu thế toàn cầu hóa trên thế giới. D. xu thế thương mại hóa trên thế giới. Câu 23: Yếu tố nào dưới đây quy định trật tự thế giới chỉ mang tính tương đối? A. Hệ thống tư bản chủ nghĩa phát triển ngày càng mạnh. B. Vai trò điều tiết của tổ chức Liên hợp quốc.
C. Sự lớn mạnh của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa. D. Sự thay đổi tương quan lực lượng giữa các cường quốc. Câu 24: Thành viên thứ 10 của tổ chức ASEAN là quốc gia nào? A. Lào. B. Campuchia. C. Việt Nam. D. Mianma. PHẦN II: CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI Câu 25: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai “Việc Việt Nam trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN là một mốc lịch sử trong quan hệ quốc tế ở Đông Nam Á, đã tăng cường vai trò, vị trí của ASEAN với tư cách một tổ chức khu vực quan trọng, góp phần thúc đẩy xu thế hoà bình, ổn định, hợp tác, phát triển và thịnh vượng chung ở Đông Nam Á. Việt Nam gia nhập ASEAN đã góp phần tạo môi trường khu vực thuận lợi cho sự phát triển của Việt Nam trong sự phát triển chung của khu vực, nâng cao vị trí và vai trò của Việt Nam tại Đông Nam Á”. (Nguyễn Đình Bin (chủ biên), Ngoại giao Việt Nam 1945 – 2000, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2005, tr.351) a. Việt Nam gia nhập ASEAN là sự kiện quyết định, đưa đến thay đổi căn bản và toàn diện cho ASEAN. b. Đoạn tư liệu đề cập ý nghĩa và tác động của sự kiện Việt Nam gia nhập ASEAN năm 1995. c. Đoạn tư liệu cho thấy bài học Việt Nam cần liên minh quân sự chặt chẽ với các nước trong khu vực. d. Việt Nam gia nhập ASEAN là dấu mốc quan trọng của Việt Nam trong quá trình hội nhập khu vực. Câu 26: Đọc đoạn tư liệu, chọn đúng hoặc sai “So với các tổ chức đã từng tồn tại trước đây trong khu vực, nguyên tắc hoạt động, cơ cấu tổ chức của ASEAN chặt chẽ hơn, nhằm dung hoà lợi ích của các nước thành viên. Khác với các tổ chức tiền thân, ASEAN chủ trương mở rộng tổ chức cho các nước trong khu vực tham gia, theo đúng tinh thần của Tuyên bố Băng Cốc 1967: “Hiệp hội này mở rộng cho tất cả các quốc gia Đông Nam Á tán thành các tôn chỉ, nguyên tắc và mục đích tham gia”. (Hồng Phong, Tìm hiểu về ASEAN, Nxb Chính trị Quốc gia Sự thật, 2018, tr.16 – 17) a. Nguyên tắc điều phối hoạt động của ASEAN là biểu hiện rõ nét việc dung hoà lợi ích của các nước thành viên. b. Việc kết nạp thành viên của ASEAN lâu dài và trở ngại do thể chế chính trị các nước có sự