Nội dung text ĐỀ SỐ 29 - BÁM SÁT ĐỀ MINH HỌA MÔN VẬT LÝ 2025.docx
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ 29 (Đề thi có … trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: …………………………………………… Số báo danh: ………………………………………………. Cho biết: ; ; ; . PHẦN I. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Chuyển động của các nguyên tử, phân tử được gọi là A. chuyển động cơ. B. chuyển động quang. C. chuyển động nhiệt. D. chuyển động từ. Câu 2: Trong các hiện tượng sau đây, hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng. Câu 3: Nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/(kg.K), có nghĩa là nhiệt lượng cần thiết để làm cho A. 1 g đồng nóng lên thêm 1 o C là 380 J. B. 1 g đồng nóng lên thêm 2 o C là 380 J. C. 1 kg đồng nóng lên thêm 1 o C là 380 J. D. 1 kg đồng nóng lên thêm 2 ∘ C là 380 J. Câu 4: Cho biết nhiệt dung riêng của nước là 4180 J/(kg.K). Nhiệt lượng cần thiết để làm cho 2 kg nước tăng nhiệt độ từ 20 o C lên 30 o C là A. 83,6 kJ. B. 83600 kJ. C. 41800 kJ. D. 41,8 kJ. Câu 5: Cho biết nước đóng băng ở nhiệt độ 0 o C trong thang đo Celsius, 273 K trong thang đo Kelvin; một vật có nhiệt độ tăng 1 o C tương ứng tăng 1 K. Nhiệt độ vào một ngày mùa đông ở Quảng Ngãi là 15 o C thì nhiệt độ này tương ứng với A. 85 K. B. 300 K. C. 288 K. D. 258 K. Câu 6: Ở cùng một nhiệt độ, các loại phân tử khí khác nhau trong không khí chuyển động với A. cùng tốc độ. B. tốc độ khác nhau. C. cùng thế năng. D. thế năng khác nhau. Câu 7: Trong hệ toạ độ thể tích – nhiệt độ tuyệt đối (V – T) với trục hoành là trục nhiệt độ tuyệt đối và trục tung là trục thể tích của khí, đường biểu diễn quá trình đẳng áp là A. đường thẳng song song với trục hoành. B. đường thẳng xiên góc, kéo dài đi qua gốc toạ độ. C. đường thẳng song song với trục tung. D. một nhánh của hypebol. Câu 8: Trong hiện tượng nào sau đây cả ba thông số trạng thái của một lượng khí đều thay đổi? A. Không khí bị đun nóng trong một bình thép kín. B. Không khí bên trong quả bóng bàn bị bẹp được nhúng vào nước phồng lên như cũ. C. Không khí trong một quả bóng bay bị em bé bóp bẹp. D. Không khí trong một quả bóng bay được đặt trong một căn phòng có nhiệt độ không đổi. Câu 9: Một lượng khí có thể tích 200 cm 3 ở nhiệt độ 16 o C và áp suất 740 mmHg. Thể tích của lượng khí này ở điều kiện chuẩn là A. 18,4 cm 3 . B. 1,84 m 3 . C. 184 cm 3 . D. 1,02 m 3 . Câu 10: Trường hợp nào trong hình sau đây xác định đúng chiều dòng điện cảm ứng trong khung dây dẫn?