Nội dung text Bài 2. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp - GV.docx
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. ESTER - LIPID 1 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD Xà phòng là hỗn hợp muối sodium hoặc potassium của các acid béo và các chất phụ gia. Thành phần chủ yếu của xà phòng thường là muối sodium của palmitic acid hoặc stearic acid. Chất giặt rửa tổng hợp là các chất được tổng hợp hóa học, có tác dụng giặt rửa như xà phòng nhưng không phải là muối sodium hoặc potassium của các acid béo. Những chất này thường là muối sodium alkylsulfate hoặc alkylbenzene sulfonate. Ngoài ra, một số sản phẩm từ thiên nhiên cũng có tác dụng giặt rửa như nước quả bồ kết, quả bồ hòn,… (chất giặt rửa tự nhiên). Cấu tạo của xà phòng và chất giặt rửa phổ biến thường gồm hai phần: Phần phân cực (“đầu” ưa nước): là nhóm carboxylate (xà phòng) hoặc nhóm sulfate, sulfonate (chất giặt rửa tổng hợp). Phần này có thể hoà tan được trong nước. Phần không phân cực (“đuôi” kị nước): là gốc hydrocarbon có mạch dài (R). Phần này không tan trong nước. Ví dụ 1. Em hãy nêu sự giống và khác nhau về cấu tạo giữa xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp. Đáp án: Xà phòng Chất giặt rửa tổng hợp Giống nhau Có 1 đầu ưa nước và 1 đuôi kị nước Khác nhau Là muối sodium hoặc potassium của acid béo là các muối sodium như sodium alkylsulfate (R- OSO 3 Na), sodium alkylbenzenesulfonate (R-SO 3 Na), … Ví dụ 2. Trong các chất sau, chất nào là xà phòng, chất nào là chất giặt rửa tổng hợp? Xác định đầu ưa
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. ESTER - LIPID 2 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD nước và đuôi kị nước của các chất này. (a) CH 3 [CH 2 ] 14 COONa. (b) CH 3 [CH 2 ] 10 CH 2 OSO 3 Na. (c) CH 3 [CH 2 ] 11 C 6 H 4 SO 3 Na. (d) CH 3 [CH 2 ] 16 COOK. Đáp án: Chất Phân loại Đầu ưa nước Đuôi kị nước (a) CH 3 [CH 2 ] 14 COONa. Xà phòng -COONa CH 3 [CH 2 ] 14 - (b) CH 3 [CH 2 ] 10 CH 2 OSO 3 Na. Chất giặt rửa tổng hợp -OSO 3 Na CH 3 [CH 2 ] 10 CH 2 - (c) CH 3 [CH 2 ] 11 C 6 H 4 SO 3 Na. -SO 3 Na CH 3 [CH 2 ] 11 C 6 H 4 - (d) CH 3 [CH 2 ] 16 COOK. Xà phòng -COOK. CH 3 [CH 2 ] 16 - Ví dụ 3. Cấu tạo của xà phòng và chất giặt rửa phổ biến thường gồm hai phần: phần phân cực (“đầu” ưa nước) và phần không phân cực (“đuôi” kị nước). a. Đối với xà phòng, phần phân cực là nhóm carboxylate còn phần không phân cực là gốc hydrocarbon mạch dài. b. Đối với chất giặt rửa tổng hợp, phần phân cực là nhóm sulfite còn phần không phân cực là gốc hydrocarbon mạch dài. b. Xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp có thể hòa tan trong nước là do có phần phân cực (ưa nước). d. Phần kị nước không tan trong nước nhưng tan trong dầu, mỡ. Trả lời đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) Đáp án: a. Đ. b. S. Trong chất giặt rửa tổng hợp có phân phân cực là nhóm sulfate, sulfonate. c. Đ. d. Đ. Ví dụ 4. Nguyên liệu nào sau đây dùng để điều chế chất giặt rửa tự nhiên? A. Dầu mỏ. B. Mỡ động vật. C. Gỗ. D. Quả bồ kết. Khi xà phòng, chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có sức căng bề mặt nhỏ làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt. Đuôi kị nước trong xà phòng và chất giặt rửa thâm nhập vào vết bẩn (Hình b), phân chia vết bản thành những hạt rất nhỏ có đầu ưa nước quay ra ngoài (Hình c), các hạt này phân tán vào nước và bị rửa trôi (Hình d). Ví dụ 1. Tác dụng tẩy rửa của xà phòng và chất giặt rửa tổng hợp được mô ta quả hình dưới đây:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. ESTER - LIPID 3 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD a. Xà phòng, chất giặt rửa tan vào nước sẽ tạo dung dịch có sức căng bề mặt lớn làm cho vật cần giặt rửa dễ thấm ướt. b. Đầu ưa nước trong xà phòng và chất giặt rửa thâm nhập vào vết bẩn (Hình b). c. Phân chia vết bẩn thành những hạt rất nhỏ có đầu ưa nước quay ra ngoài (Hình c). d. Các hạt này (hình c) phân tán vào nước và bị rửa trôi (Hình d). Trả lời đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) Đáp án: a. S. sức căng bề mặt nhỏ. b. S. Đầu ưa nước có xu hướng quay ra ngoài và thâm nhập vào nước. c. Đ. d. Đ. Ví dụ 2. Để tẩy vết dầu, mỡ bám trên quần áo, sử dụng chất nào sau đây là phù hợp nhất? A. Nước cất. B. Dung dịch sodium hydroxide. C. Dung dịch nước Javel. D. Dung dịch xà phòng. 1. Phương pháp sản xuất xà phòng: Xà phòng được sản xuất bằng cách đun chất béo với dung dịch NaOH đặc hoặc KOH đặc. Viết gọn lại: C 3 H 5 (OCOC 17 H 35 ) 3 +3 NaOH ot C 3 H 5 (OH) 3 + 3C 17 H 35 COONa Các muối của acid béo tách ra được đem trộn với chất diệt khuẩn, chất tạo hương,… rồi ép thành bánh với nhiều hình dạng khác nhau. Xà phòng còn được sản xuất từ dầu mỏ theo sơ đồ sau: 2. Phương pháp sản xuất chất giặt rửa tổng hợp: Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất từ dầu mỏ theo sơ đồ sau:
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM CHƯƠNG 1. ESTER - LIPID 4 SGK Hóa 12: KNTT + CTST + CD Muối sulfonate hoặc muối sulfate được trộn với một số chất phụ gia khác nhau để tọa thành chất giặt rửa tổng hợp. Ví dụ 1. Viết phương trình phản ứng xà phòng hóa chất béo tripalmitin. Đáp án: (C 15 H 31 COO) 3 C 3 H 5 + 3NaOH ot 3C 15 H 31 COONa + C 3 H 5 (OH) 3 Ví dụ 2. Cho các hóa chất sau: formic acid, tripalmitin, sodium hydroxide, sulfuric acid, sodium chloride, glycerol. Có bao nhiêu hóa chất trong dãy chất trên được sử dụng trong quá trình điều chế xà phòng bằng phản ứng xà phòng hóa? Trả lời: …………… Đáp án: 3 (bao gồm: tristearin, sodium hydroxide, sodium chloride). Ví dụ 3. Tiến hành thí nghiệm xà phòng hóa theo các bước sau: Bước 1: Cho vào cốc thủy tinh chịu nhiệt khoảng 2 gam mỡ lợn và 4 mL dung dịch NaOH 40%. Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp, liên tục khuấy đều bằng đũa thủy tinh khoảng 10 phút và thỉnh thoảng thêm nước cất để giữ cho thể tích hỗn hợp không đổi. Bước 3: Rót thêm vào hỗn hợp 30 mL dung dịch NaCl bão hòa nóng, khuấy nhẹ. Để nguội hỗn hợp. a. Sau bước 3, thấy có lớp chất rắn màu trắng nhẹ nổi lên trên. b. Nếu thay thế mỡ lợn bằng dầu dừa thì hiện tượng vẫn không đổi. c. Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa để làm tăng tốc độ cho phản ứng xà phòng hóa. d. Phần chất lỏng sau khi tách hết xà phòng hòa tan được Cu(OH) 2 thành dung dịch màu xanh lam. Trả lời đúng hoặc sai trong mỗi ý a), b), c), d) Đáp án: (RCOO) 3 C 3 H 5 + 3NaOH ot 3RCOONa + C 3 H 5 (OH) 3 a. Đ (lớp phía trên là xà phòng tách ra khỏi dung dịch). b. Đ (đúng vì dầu dừa cũng có thành phần chính là chất béo). c. S (NaCl có tỉ trọng lớn hơn nên sẽ đẩy xà phòng lên trên tạo hiện tượng tách lớp). d. Đ (Glycerol thu được hòa tan Cu(OH) 2 tạo dung dịch xanh lam). Ví dụ 4. Chất giặt rửa tổng hợp được sản xuất từ nguồn nguyên liệu nào sau đây? A. Tinh bột. B. Quả bồ hòn. C. Dầu mỏ. D. Chất béo. Xà phòng được sử dụng để tắm, rửa tay,… Chất giặt rửa tổng hợp được sử dụng để giặt quần áo, rửa chén bát, rửa tay, lau sàn,… Hiện nay chặt giặt rửa tổng hợp được sử dụng phổ biến là do: chất giặt rửa dễ hòa tan trong nước hơn xà phòng; có thể sử dụng chất giặt rửa tổng hợp với cả nước cứng và môi trường acid, ngược lại xà phòng kém tác dụng trong môi trường này. Tuy nhiên, nhược điểm của chất giặt rửa tổng hợp so với xà phòng là một số chất giặt rửa tổng hợp khó bị phân huỷ sinh học nên kém thân thiện với môi trường.