Nội dung text ĐỀ 2 - HS.docx
ĐỀ THAM KHẢO (Đề có 4 trang) ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ I LỚP 12 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ……………………………………………… Số báo danh: …………………………………………………. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1: Nguyên tử, phân tử không có tính chất nào sau đây? A. Chuyển động không ngừng. B. Giữa chúng có khoảng cách. C. Nở ra khi nhiệt độ tăng, co lại khi nhiệt độ giảm. D. Chuyển động càng nhanh khi nhiệt độ càng cao. Câu 2: Hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy? A. Bỏ cục nước đá vào một cốc nước. B. Đốt một ngọn nến. C. Đốt một ngọn đèn dầu. D. Đúc một cái chuông đồng. Câu 3: Máy biến thế có số vòng cuộn sơ cấp lớn hơn số vòng cuộn thứ cấp thì có thể A. giảm cường độ dòng điện, giảm điện áp. B. tăng cường độ dòng điện, giảm điện áp. C. giảm cường độ dòng điện, tăng điện áp. D. tăng cường độ dòng điện, tăng điện áp. Câu 4: Lực Lorentz là A. lực Trái Đất tác dụng lên vật. B. lực điện tác dụng lên điện tích. C. lực từ tác dụng lên dòng điện. D. lực từ tác dụng lên điện tích chuyển động trong từ trường. Câu 5: Nếu chất A có nhiệt dung riêng lớn hơn chất B, thì chất nào sẽ cần nhiều nhiệt lượng hơn để tăng nhiệt độ của 1 kg chất lên 1 K? A. Chất A B. Chất B C. Cả hai cần nhiệt lượng như nhau. D. Không so sánh được. Câu 6: Trong thí nghiệm xác định nhiệt nóng chảy riêng của cục nước đá không cần thiết phải có dụng cụ nào sau đây? A. Đồng hồ bấm giây. B. Oát kế. C. Nhiệt lượng kế. D. Thước mét. Câu 7: Nhiệt hóa hơi riêng của nước là 2,3.10 6 J/kg ở nhiệt độ 100 0 C có nghĩa là A. một lượng nước bất kì cần thu một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J để bay hơi hoàn toàn. B. mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J để bay hơi hoàn toàn. C. mỗi kilogam nước sẽ tỏa ra một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J khi bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100 0 C D. mỗi kilogam nước cần thu một lượng nhiệt là 2,3.10 6 J để bay hơi hoàn toàn ở nhiệt độ 100 0 C Câu 8: Hiện tượng nào sau đây không thể hiện rõ thuyết động học phân tử? A. Không khí nóng thì nổi lên cao, không khí lạnh chìm xuống trong bầu khí quyển. B. Mùi nước hoa lan tỏa trong một căn phòng kín. C. Chuyển động hỗn loạn của các hạt phấn trong nước yên lặng. D. Cốc nước được nhỏ mực, sau một thời gian có màu đồng nhất. Câu 9: Từ thông qua một mạch điện phụ thuộc vào A. hình dạng và kích thước của mạch điện. B. đường kính của dây dẫn làm mạch điện. C. khối lượng riêng của dây dẫn. D. điện trở suất của dây dẫn. Câu 10: Thể tích của một lượng khí nhất định tỉ lệ thuận với nhiệt độ tuyệt đối ở áp suất không đổi là nội dung của A. Định luật Boyle. B. Định luật Charles. C. Định luật Gay Lussac. D. Định luật Danhton. Câu 11: Phương trình trạng thái của khí lý tưởng liên hệ giữa A. Áp suất, thể tích và nhiệt độ của khí. B. Khối lượng, thể tích và nhiệt độ của khí. C. Áp suất, nhiệt độ và số mol của khí. D. Khối lượng, áp suất và số mol của khí. Câu 12: Để tăng động năng chuyển động nhiệt trung bình của các phân tử chất khí trong một ống xi lanh, ta Mã đề thi: 2
A. Cho ống xi lanh chuyển động nhanh hơn. B. Dãn đẳng nhiệt khói khí trong ống xi lanh. C. Dãn đẳng áp khối khí trong ống xi lanh. D. Cho ống xi lanh tiếp xúc với vật có nhiệt độ thấp hơn như cho vào cốc nước lạnh. Câu 13: Theo nguyên lí I nhiệt động lực học, khi nội năng của vật tăng thì có thể vật đã A. nhận công |A| và tỏa nhiệt |Q| (với |Q| > |A|). B. vừa sinh công |A| vừa tỏa nhiệt |Q|. C. sinh công |A| và nhận nhiệt |Q| (với |Q| < |A|). D. vừa nhận công |A| vừa nhận nhiệt |Q|. Câu 14: Ba khối khí lí tưởng có cùng khối lượng biến đổi đẳng nhiệt có đồ thị là các đường hypebol được biểu diễn trong đồ thị pOV như hình bên. So sánh nào sau đây là đúng? A. T 1 = T 2 = T 3 . B. T 1 > T 2 > T 3 . C. T 1 < T 3 < T 2 . D. T 1 < T 2 < T 3 . O p V 3T 2T 1T Câu 15: Ở nhiệt độ sôi của một chất lỏng X, nếu cung cấp nhiệt lượng Q1 = 40 kJ thì khối lượng chất lỏng hóa thành hơi là m1 = 60 g. Nếu cung cấp nhiệt lượng Q2 = 60 kJ thì khối lượng chất lỏng hóa thành hơi là bao nhiêu? Bỏ qua sự tỏa nhiệt ra môi trường xung quanh. A. 60 g. B. 40 g. C. 90 g. D. 80 g. Câu 16: Một khung dây dẫn có diện tích 50 cm 2 gồm 500 vòng dây quay đều với tốc độ 2000 vòng/phút trong một từ trường đều B→ có phương vuông góc với trục quay của khung và có độ lớn cảm ứng từ là 0,02 T. Giá trị cực đại của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung dây là A. 8,42 V. B. 6,89 V. C. 10,47 V. D. 13,47 V. Câu 17: Một khối khí lí tưởng có thể tích 3 lít ở áp suất 8 bar chứa trong một xilanh ở nhiệt độ 300 K. Kéo dãn piston cho thể tích hỗn hợp tăng thêm 2 lít và nhiệt độ của xilanh tăng thêm 10%. Áp suất của hỗn hợp khí sau cùng sau khi kéo dãn piston là A. 5,28 bar. B. 6,10 bar. C. 5,76 bar. D. 6,42 bar. Câu 18: Người ta cọ xát hai vật với nhau, nhiệt dung (nhiệt lượng cần để làm nóng cho vật thêm 4 0 C) của hai vật lần lượt là 500 J/K và 800 J/K. Sau một phút người ta thấy nhiệt độ của mỗi vật tăng thêm 30 K. Công suất trung bình của việc cọ sát bằng bao nhiêu? A. 650 W. B. 750 W. C. 800 W. D. 500 W. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Mỗi câu ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Khi thực hiện quá trình truyền nhiệt cho vật, ta nói rằng vật nhận thêm nhiệt lượng nên nội năng thay đổi, giữa nội năng và nhiệt lượng có một mối liên hệ qua lại với nhau. Phát biểu Đúng Sai a) Nhiệt lượng là số đo độ biến thiên nội năng của vật trong quá trình truyền nhiệt b) Đơn vị của nhiệt lượng cũng là đơn vị của nội năng. c) Một vật lúc nào cũng có nội năng, do đó lúc nào vật cũng có nhiệt lượng. d) Một vật có nội năng khi cho tiếp xúc với vật khác có nội năng nhỏ hơn thì sẽ xảy ra quá trình truyền nhiệt. Câu 2: Các phân tử chất khí chuyển động nhiệt hỗn loạn, chúng va chạm nhau và va chạm với thành bình nên khi nhiệt độ tăng Phát biểu Đúng Sai a) Tốc độ trung bình chuyển động nhiệt của các phân tử giảm do một số phân tử sau va chạm có tốc độ giảm. b) Sự va chạm của các phân tử với thành bình mạnh hơn. c) Số va chạm của các phân tử khí với thành bình cũng tăng lên. d) Áp suất khí trong bình giảm mạnh do các phân tử va chạm rất với nhau làm động năng
của chúng giảm. Câu 3: Một bình kín chứa khí oxygen có thể tích 8 lít đặt trên một cân điện tử thì số chỉ của cân là 80 g. Dùng một áp kế và nhiệt kế để đo áp suất và nhiệt độ của khối khí thì các giá trị đo được là 1,5 atm và −13 0 C. Lấy khối lượng mol nguyên tử của oxygen là 32 g/mol và hằng số khí R = 0,082 (atm.lít)/(mol.K). Phát biểu Đúng Sai a) Khối lượng của bình xấp xỉ 62 g. b) Khối lượng riêng của khí trong bình xấp xỉ 1,8 g/lít c) Nếu làm lạnh bình khí xuống nhiệt độ −53°C rồi đem cân thì số chỉ của cân vẫn không thay đổi. d) Trong trường hợp làm lạnh khí xuống nhiệt độ −53°C, áp suất khí trong bình lúc đó xấp xỉ 1,27 atm. Câu 4: Khi số đường sức từ xuyên qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên thì trong cuộn dây dẫn đó xuất hiện dòng điện cảm ứng. Để làm cho số đường sức từ qua tiết diện của cuộn dây dẫn kín biến thiên theo thời gian thì ta Phát biểu Đúng Sai a) Thay đổi vị trí của cuộn dây so với nam châm. b) Thay đổi góc hợp bởi mặt phẳng cuộn dây và hướng của đường sức từ. c) Thay đổi cường độ dòng điện qua nam châm điện. d) Sử dụng lõi sắt non đặt cố định bên trong ống dây PHẦN III. Câu trắc nghiệm trả lời ngắn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 6. Câu 1: Dòng điện chạy trong dây dẫn thẳng dài vô hạn gây ra tại điểm A cách dây 3 cm cảm ứng từ có độ lớn 2.10 -5 T. Cường độ dòng điện chạy trên dây bằng bao nhiêu ampe (A)? Đáp án Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, người ta điều chế được 40 cm 3 khí hydrogen (H 2 ) ở áp suất 750 mmHg và nhiệt độ 27 0 C. Thể tích của lượng khí trên ở áp suất 760 mmHg và nhiệt độ 0°C bằng bao nhiêu cm 3 ? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Đáp án Câu 3: Mối liên hệ giữa nhiệt độ trong thang nhiệt Farenheit (t F ) và nhiệt độ trong thang nhiệt độ Celsius (t C ) là t F = 1,8t C + 32. Độ không tuyệt đối (0K) ứng với nhiệt độ bao nhiêu 0 F trong thang nhiệt độ Farenheit? (Kết quả làm tròn đến chữ số hàng đơn vị). Đáp án Câu 4: Một khối khí lí tưởng xác định ở áp suất 2 bar. Ban đầu cho khối khí biến đổi đẳng nhiệt để thể tích tăng gấp đôi, sau đó tiếp tục biến đổi đẳng tích để áp suất của khí tăng lên 3 lần. Áp suất của khối khí sau khi kết thúc quá trình thay đổi bằng bao nhiêu bar? Đáp án Câu 5: Một đoạn dây dẫn thẳng MN có chiều dài 6 cm, có cường độ dòng điện I = 5 A chạy qua đặt trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T. Lực từ tác dụng lên đoạn dây dẫn có độ lớn F = 7,5.10 -2 N. Góc hợp bởi đoạn dây mang dòng điện và vector cảm ứng từ bằng bao nhiêu độ? Đáp án Câu 6: Nhiệt độ ở khu vực phía trên bề mặt nước biển bị ảnh hưởng mạnh bởi nhiệt dung riêng của nước. Một trong những nguyên nhân là khi 1 m3 nước nguội đi 1 0 C nó sẽ làm cho nhiệt độ của một thể tích không khí lớn tăng thêm 1 0 C. Biết nhiệt dung riêng của không khí và của nước xấp xỉ bằng 1000 J/kg.K và 4186 J/kg.K; khối lượng riêng của không khí và của nước lần lượt là 1,3 kg/m 3 và 1000 kg/m 3 . Thể tích của khối không khí này bằng bao nhiêu m 3 ? Đáp án −−−−− HẾT −−−−−
Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm!