PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CHUYÊN ĐỀ 3. HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC (File HS).pdf

CHUYÊN ĐỀ 3. HÓA TRỊ VÀ CÔNG THỨC HÓA HỌC KIẾN THỨC CẦN NHỚ I. Công thức hóa học (CTHH) ♦ Khái niệm: Công thức hóa học của một chất là cách biểu diễn chất bằng kí hiệu hóa học của nguyên tố kèm theo chỉ số ở chân bên phải kí hiệu hóa học. ♦ Cách viết công thức hóa học + Công thức hóa học của đơn chất: gồm kí hiệu của một nguyên tố kèm chỉ số: Ax (nếu x = 1 thì không phải viết). VD: Cu, Mg, C, S, O2, N2, Cl2, O3, ... + Công thức hóa học của hợp chất: gồm kí hiệu các nguyên tố tạo nên hợp chất kèm chỉ số. VD: Hợp chất 2 nguyên tố có dạng AxBy: H2O, CO2, Al2O3, ... Hợp chất 3 nguyên tố có dạng AxByCz : HNO3, H2SO4, CaCO3, ... ♦ Ý nghĩa của công thức hóa học Công thức hóa học cho biết: - Các nguyên tố hóa học tạo nên chất. - Số lượng nguyên tử mỗi nguyên tố có trong một phân tử của chất. - Khối lượng phân tử của chất. ♦ Phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất - Phần trăm khối lượng của nguyên tố A trong hợp chất AxBy: (M: KLNT, KLPT) - Tổng phần trăm khối lượng của các nguyên tố trong hợp chất luôn bằng 100%. II. Hóa trị ♦ Khái niệm: Hóa trị là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với nguyên tử nguyên tố khác. - Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị bằng số cặp electron dùng chung của nguyên tử nguyên tố đó với nguyên tử nguyên tố khác. - Qui ước: Hóa trị của H là I, của O là II. - Nguyên tử của nguyên tố khác liên kết được với bao nhiêu nguyên tử H thì có hóa trị bấy nhiêu. ♦ Qui tắc hóa trị Nội dung: Trong công thức hóa học, tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.  a.x = b.y (a, b là hóa trị của A, B) hay . Hệ quả: Đổi chéo hóa trị ⇒ chỉ số (rút gọn nếu có) Kim loại Phi kim Nhóm nguyên tử Hóa trị I Na, K, Ag H, F, Cl, Br, I OH, NO3, NH4, HCO3 Hóa trị II Mg, Ca, Ba, Zn, ... O CO3, SO3, SO4, HPO4 Hóa trị III Al, Au PO4 Nhiều hóa trị Fe (II, III); Cu (I, II) C (II, IV), S (II, IV, VI); N (I, II, III, IV, V) A A A hîp chÊt A B m x.M %m .100% .100% M x.M y.M    a b Ax By x b y a 
❖ BÀI TẬP TỰ LUẬN ♦ VÍ DỤ MINH HỌA Câu 1. Viết công thức hóa học của các chất sau: Đơn chất Công thức hóa học Magnesium Natri (sodium) Lưu huỳnh (sulfur) Khí nitơ (nitrogen) Khí chlorine Carbon Bạc (silver) Câu 2. [KNTT - SBT] Công thức của sulfuric acid là H2SO4. (a) Gọi tên các nguyên tố có trong sulfuric acid. (b) Có bao nhiêu nguyên tử của mỗi nguyên tố đó trong một phân tử sulfuric acid. Câu 3. [KNTT - SBT] Hãy viết công thức hóa học của các hợp chất sau đây: (a) Magnesium oxide, biết một phân tử của nó chứa một nguyên tử magnesium và một nguyên tử oxygen. (b) Copper (II) sulfate, biết một phân tử của nó chứa một nguyên tử đồng, một nguyên tử sulfur và bốn nguyên tử oxygen. (c) Đường ăn, biết một phân tử của nó chứa 12 nguyên tử carbon, 22 nguyên tử hydrogen và 11 nguyên tử oxygen. Câu 4. Viết công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các hợp chất sau: (a) Calcium oxide (vôi sống), trong phân tử có 1Ca và 1O. (b) Khí amoniac, trong phân tử có 1N và 3H. (c) Đồng sunfat, trong phân tử có 1Cu, 1S và 4O. KIẾN THỨC CẦN NHỚ III. Lập công thức hóa học của hợp chất ♦ Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết hóa trị + Bài toán: Lập công thức hóa học tạo bởi A (hóa trị a) và B (hóa trị b). + Phương pháp giải: - Bước 1: Gọi công thức hóa học của hợp chất có dạng AxBy - Bước 2: Áp dụng quy tắc hóa trị ta có: ax = by ⇒ - Bước 3: Chọn x, y theo tỉ lệ tối giản ở bước 2. ♦ Lập công thức hóa học của hợp chất khi biết phần trăm khối lượng và khối lượng phân tử + Bài toán: Cho hợp chất X có phần trăm khối lượng của các nguyên tố là %mA, %mB, .... Khối lượng phân tử của X là MX. Xác định công thức hóa học của hợp chất X. + Phương pháp giải: - Gọi công thức hóa học của X có dạng: AxBy. Cách 1: Cách 2: Ta có: x b y a  X A A X B B A B A B M .%m m M .%m m m x ;m y CTHH. 100% M 100% M        A B X A B X A B A B m m M x.M y.M M x,y CTHH. %m %m 100% %m %m 100%       
(d) Barium hydroxide, trong phân tử gồm 1Ba, 2O, 2H. (e) Magnesium nitrat, trong phân tử gồm 1Mg, 2N, 6O. (g) Calcium phosphate, trong phân tử gồm 3Ca, 2P, 8O. Câu 5. Các công thức hóa học sau cho ta biết những gì? (a) Cl2, H2, N2, O2, O3. (b) H2O, CO2, SO2, HNO3, CaCO3, NaNO3. (c) C12H22O11, KMnO4, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3. Câu 6. [CD - SBT] Chọn từ/ cụm từ hoặc số la mã thích hợp đã cho điền vào chỗ ..... trong các câu sau: không góp chung, góp chung, I, II, III, IV. (a) Hóa trị của một nguyên tố trong hợp chất cộng hóa trị bằng số electron mà nguyên tử nguyên tố đó đã ..... với nguyên tử khác. (b) Nguyên tử của các nguyên tố Li, Na và K đều có 1 electron ở lớp vỏ ngoài cùng, vì vậy các nguyên tố trên có hóa trị ..... trong các hợp chất. (c) Nguyên tử của các nguyên tố Mg, Ca và Ba đều có 2 electron ở lớp ngoài cùng, vì vậy các nguyên tố trên có hóa trị ..... trong hợp chất. (d) Trong hydrogen sulfide, một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử H, vậy S có hóa trị .....; còn trong sulfur dioxide, một nguyên tử S liên kết với hai nguyên tử O, vậy S có hóa trị ..... Câu 7. [CD - SBT] a) Xác định hóa trị của Ba và Cr trong các hợp chất với O. Biết một nguyên tử Ba liên kết với một nguyên tử O, hai nguyên tử Cr liên kết với ba nguyên tử O. (b) Xác định hóa trị của Al trong hợp chất aluminium hydroxide. Biết một nguyên tử Al liên kết với ba nhóm (OH). (c) Xác định hóa trị của Cu trong hợp chất copper sulfate. Biết trong hợp chất này, mỗi nguyên tử Cu liên kết với một nhóm (SO4). Câu 8. Xác định hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau: (a) HCl, H2S, NH3, CH4, HNO3, H2SO4, H3PO4. (b) Na2O, Ag2O, BaO, FeO, Fe2O3. (c) NaCl, FeCl2, AuCl3 (biết Cl hóa trị I). (d) FeSO4, Fe2(SO4)3, K2SO4 (biết nhóm SO4 hóa trị II). Câu 9. [CTST - SBT] Xác định công thức hoá học của hợp chất sulfur dioxide có cấu tạo từ sulfur hoá trị VI và oxygen. Câu 10. Lập công thức hóa học trong các trường hợp sau: Na (I) và O (II); Al (III) và Cl (I); S (VI) và O (II); Cu (II) và NO3 (I); Ba (II) và PO4 (III). Câu 11. Điền công thức hóa học thích hợp vào chỗ trống? Na (I) Mg (II) Al (III) Cu (II) H (I) Ag (I) OH (I) SO4 (II) Cl (I) PO4 (III) Câu 12. Cho các công thức: H2O, NaCl2, ZnCl, AlCl2, K2SO4, BaNO3, Zn(SO4)2, Ca(NO3)3, AuCl2, Mg2SO4, Cu(NO3)2, Fe2O. Công thức nào viết sai? Hãy viết lại cho đúng. Câu 13. Nguyên tố X tạo với O hợp chất X2O3; nguyên tố Y tạo với H hợp chất YH. Xác định công thức tạo thành giữa X và Y biết rằng X, Y có hóa trị giống hóa trị trong hợp chất X2O3 và YH? Câu 14. [KNTT - SBT] Nguyên tử của các nguyên tố X, Y và Z lần lượt có 8, 17 và 11 electron. Nguyên tử neon và argon lần lượt có 10 và 18 electron.
(a) Xác định công thức hóa học của các hợp chất được tạo thành từ các nguyên tử của các nguyên tố sau: (i) X và Z (ii) Y và Z (iii) X với X. (b) Kiểu liên kết hóa học giữa các ngyên tử trong các hợp chất trên là liên kết gì? (c) Dự đoán hai tính chất của hợp chất được tạo thành trong trường hợp a(i) và a(ii). Câu 15. Tính x và ghi lại công thức hóa học của các hợp chất sau: - Hợp chất Fe2(SO4)x có KLPT là 400 amu. - Hợp chất FexO3 có KLPT là 160 amu. - Hợp chất Al2(SO4)x có KLPT là 342 amu. ♦ BÀI TẬP TỰ LUYỆN Câu 16. [KNTT - SBT] Công thức hóa học của sodium hydroxide là NaOH. Hợp chất này chứa những nguyên tố hóa học nào? Trong một phân tử sodium hydroxide có bao nhiêu nguyên tử của mỗi nguyên tố đó? Câu 17. [KNTT - SBT] Điền công thức hóa học và mô tả số lượng các nguyên tử của các nguyên tố vào chỗ trống để hoàn thiện bảng sau: Công thức hóa học Một phân tử hợp chất đó bao gồm MgO ..(1).. ..(2).. Một nguyên tử sulfur liên kết với hai nguyên tử oxygen ..(3).. Một nguyên tử nhôm liên kết với ba nguyên tử chlorine ..(4).. Một nguyên tử calcium liên kết với một nguyên tử lưu huỳnh MgCO3 ..(5).. Câu 18. Các công thức hóa học sau cho ta biết những gì? (a) HCl, HNO3, H2SO4, CuSO4, FeCl2. (b) KOH, MgCO3, Fe2(SO4)3, K2Cr2O7. Câu 19. Xác định hóa trị của các nguyên tố và nhóm nguyên tử trong các hợp chất sau: (a) HF, HI, H2CO3, H2SO4, H3PO4. (b) K2O, MgO, Cu2O, Fe2O3, MnO2, CrO3. (c) KNO3, Ba(NO3)2, Zn(NO3)2, Al(NO3)3 (biết NO3 hóa trị I). (d) Na3PO4, Ca3(PO4)2, AlPO4 (biết nhóm PO4 hóa trị III). Câu 20. [CTST - SBT] Xác định công thức hoá học của hợp chất calcium phosphate có cấu tạo từ Ca và nhóm (PO4). Tính khối lượng phân tử của hợp chất calcium phosphate. Câu 21. Lập công thức hóa học trong các trường hợp sau: K (I) và S (II), C (IV) và O (II), Ca (II) và NO3 (I), Al (III) và SO4 (II), Mg (II) và CO3 (II), H (I) và PO4(III). Câu 22. [KNTT - SBT] Sử dụng thông tin ở bảng hóa trị thường gặp của một số nguyên tố hóa học hãy viết công thức hóa học của: (a) copper (I) oxide, (hợp chất hai nguyên tố giữa Cu và O, trong đó Cu có hóa trị I). (b) zinc phosphate (hợp chất chứa Zn liên kết với nhóm nguyên tử PO4). (c) calcium carbonate (hợp chất chứa Ca liên kết với nhóm nguyên tử CO3). (d) sodium hydroxide (hợp chất chứa Na liên kết với nhóm nguyên tử OH). Câu 23. Điền công thức hóa học thích hợp vào chỗ trống? K (I) Zn (II) Mg (II) Fe (III) Ba (II) Cl (I) CO3 (II) NO3 (I)

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.