Nội dung text Thi thử lần 1 - 2025 - Đề thi - Ngữ văn (KC).pdf
Trang 1 TRƯỜNG PHỔ THÔNG NĂNG KHIẾU TRUNG TÂM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC (PTNK-Hub) **** Đề thi gồm có 04 trang THI THỬ TUYỂN SINH LỚP 10 – LẦN 1 NĂM 2025 Môn thi: NGỮ VĂN (Không chuyên) Thời gian làm bài: 100 phút (không kể thời gian phát đề) ******** Đọc văn bản và thực hiện các yêu cầu: TỔ QUỐC Nguyễn Sĩ Đại (Tạp chí Văn học và Tuổi trẻ, số tháng 4 năm 2024) ... Tổ quốc là khi mẹ sinh con Có cái mũi dọc dừa, màu da vàng như nắng Đêm trở dạ có bà con chòm xóm Bếp lửa hồng ấm suốt cả đời ta Con lớn như măng trong sự tích đằng ngà Hồn trẻ Việt tự mang hồn Thánh Gióng Nết phúc hậu dịu dàng cô Tấm Nghĩa đồng bào ôm trọn biển và non Là ngọt ngào tiếng Việt môi son Ôi tiếng Việt bao thăng trầm xa xót Cánh cò bay lả vào câu hát Chạm trang Kiều, tiếng Việt hóa lung linh Là mùa xuân lắc thắc mưa phùn Chân bấm ngõ làng đi hội Tết Hội vui mở suốt giang sơn trời đất Giêng hai nao thương nhớ cũng la ngà... Là mùa hè sen ngát những ao quê Sông Ngân chảy mơ huyền đêm cổ tích Mùa thu gió thổi đằm hương mật Hơi thở con căng ngực đất lành Tổ quốc là biên trấn áo mong manh Tây rồi bắc đổi mùa ràn rạt gió Bao thế kỷ những đợi chờ hóa đá Đất nước vĩnh hằng cánh võng trước thềm khơi Là dòng máu cha ông tha thiết chảy muôn đời Thấm vào đất, vào con, vào sắc cờ cháy rực Là tất cả những gì yêu dấu nhất Không gọi được thành lời, thì gọi Tổ quốc ơi!
Trang 3 PHẦN TỰ LUẬN Câu 1 (0.75 điểm) Chỉ ra và phân tích tác dụng của chất liệu văn học dân gian được sử dụng trong đoạn thơ sau: Con lớn như măng trong sự tích đằng ngà Hồn trẻ Việt tự mang hồn Thánh Gióng Nết phúc hậu dịu dàng cô Tấm Nghĩa đồng bào ôm trọn biển và non Câu 2 (0.75 điểm) Cảm hứng chủ đạo của bài thơ là gì? Dựa vào đâu để có thể xác định cảm hứng chủ đạo ấy? II. VIẾT (6.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận văn học: Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) phân tích nội dung chủ đề hoặc một nét đặc sắc về hình thức nghệ thuật của văn bản “Tổ quốc” (Nguyễn Sĩ Đại). Qua đó, trình bày giá trị của chủ đề hoặc hiệu quả thẩm mĩ của nét đặc sắc nghệ thuật đối với những suy tư của em về Tổ quốc trong quá trình đọc. Câu 2 (4.0 điểm) Viết bài văn nghị luận xã hội: Thí sinh được chọn và thực hiện một trong hai đề bài sau: Đề 1: Nhà thơ Lưu Quang Vũ có bài thơ Tiếng Việt ca ngợi sự giàu có, phong phú của tiếng dân tộc: Tiếng trong trẻo như hồn dân tộc Việt Trong bài thơ Tổ quốc, nhà thơ Nguyễn Sĩ Đại thể hiện tình yêu và niềm tự hào đối với tiếng Việt Là ngọt ngào tiếng Việt môi son Ôi tiếng Việt bao thăng trầm xa xót Cánh cò bay lả vào câu hát Chạm trang Kiều, tiếng Việt hóa lung linh Là người trẻ, em nghĩ như thế nào về sự giàu đẹp của tiếng Việt? Theo em, người trẻ hôm nay cần làm gì để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? Hãy viết bài văn trình bày suy nghĩ của em.