PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 12. DE THI CUOI HOC KI II MON VAT LI KHOI 12 FORM 4 PHAN.docx


C. 1 12 khối lượng của một nguyên tử 12 6C. D. khối lượng của hạt nhân nguyên tử 1 1H. Câu 8: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các proton với proton trong hạt nhân. B. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các proton với nơtrôn trong hạt nhân. C. Lực hạt nhân là lực tương tác giữa các nơtron với nơtrôn trong hạt nhân. D. Lực hạt nhân chính là lực điện, tuân theo định luật Coulomb. Câu 9: Khi hạt nhân nguyên tử phóng xạ phát ra tia γ thì A. số proton giảm một, số nơtron giảm một. B. số proton giảm một, số nơtron tăng một. C. số proton và nơtron giữ nguyên. D. số proton tăng hai, số nơtron giảm hai. Câu 10: Cặp nào sau đây không có sự phù hợp giữa đồng vị phóng xạ và ứng dụng thực tiễn của nó? Đồng vị phóng xạ Ứng dụng A. 235U Sản xuất điện tích hạt nhân B. 60Co Tiêu diệt tế bào ung thư C. 14C Xác định tuổi của các hóa thạch D. 23Na Phát hiện vết nứt trong đường ống Câu 11: Ở nhiệt độ cao, hai hạt nhân deuteri 12H kết hợp với nhau thành hạt nhân helium 42He. Đây là A. phản ứng nhiệt hạch. B. phản ứng hóa học. C. quá trình phóng xạ. D. phản ứng phân hạch. Câu 12: Cho rằng khi một hạt nhân uranium 235 92U phân hạch thì tỏa ra năng lượng trung bình là 200 MeV. Năng lượng tỏa ra khi phân hạch hết 1 kg uranium 235 92U là A. 265,12.10 MeV.   B. 2651,2.10 MeV.  C. 152,56.10 MeV.  D. 162,56.10 MeV. PHẦN II. CÂU TRẮC NGHIỆM ĐÚNG SAI (2,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Cho một khung dây dẫn kín đồng chất, cứng, hình chữ nhật ABCD có diện tích 20,02 m. Biết khung dây có điện trở R = 0,5 . Khung dây dẫn được đặt trong từ trường đều sao cho cảm ứng từ Bur vuông góc với mặt phẳng khung dây (hình bên). Ban đầu, cảm ứng từ có độ lớn 0,9 T. Cho độ lớn cảm ứng từ giảm đều về 0,3 T trong khoảng thời gian Δt = 0,02 s. Xét tính đúng, sai của các phát biểu sau: Phát biểu Đ – S a) Từ thông ban đầu qua khung dây dẫn có độ lớn 0,018 Wb. b) Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong khung là 0,9 V. c) Dòng điện cảm ứng xuất hiện trong khung có chiều theo thứ tự A – B – C – D.
d) Cường độ dòng điện cảm ứng chạy trong khung dây trong khoảng thời gian nói trên là Câu 2: Xét tính đúng, sai của các phát biểu sau: Phát biểu Đ – S a) Một hệ quả của mẫu nguyên tử Rutherford là tính không bền của nguyên tử do electron mất năng lượng khi chuyển động có gia tốc. b) Trong mẫu nguyên tử Rutherford, điện tích dương trong nguyên tử phân bố đều, xen kẽ với các electron nên nguyên tử trung hòa về điện. c) Có thể xem khối lượng hạt nhân xấp xỉ bằng khối lượng nguyên tử. d) Nguyên tử chỉ tồn tại trong các trạng thái có năng lượng xác định, gọi là các trạng thái dừng. Khi ở trạng thái dừng, nguyên tử không phát xạ. PHẦN III. CÂU TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN (2,0 điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Câu 1: Một học sinh quấn máy biến áp có số vòng dây của cuộn A và của cuộn B lần lượt là 400 vòng và 600 vòng. Khi đặt điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng U vào hai đầu cuộn A thì điện áp hiệu dụng ở hai đầu cuộn B là 1,4U. Khi kiểm tra thì phát hiện trong cuộn B có n vòng dây bị quấn ngược chiều so với đa số các vòng dây còn lại. Giá trị của n bằng bao nhiêu? Câu 2: Một đoạn dây đồng CD dài 20 cm, nặng 15 gram được treo ở hai đầu bằng hai sợi dây mềm, rất nhẹ, cách điện sao cho đoạn dây CD nằm ngang. Đưa đoạn dây đồng vào trong từ trường đều có cảm ứng từ B = 0,5 T và các đường sức từ là những đường cong thẳng đứng hướng lên. Lấy 2g = 10 m/s. Cho dòng điện qua dây CD có cường độ I = 2 A thì lực căng mỗi sợi dây treo có độ lớn bằng bao nhiêu mN? Câu 3: Đồng vị 210 84Po phóng xạ 42αHe và biến thành một hạt nhân lead 20682Pb. Ban đầu có 0,169 gram 210 84Po nguyên chất. Lấy khối lượng mol của 210 84Po là 210 g/mol. Sau một chu kì bán rã, thể tích của khí helium sinh ra ở điều kiện tiêu chuẩn là bao nhiêu mL? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng đơn vị). Câu 4: Dùng hạt 42αHe bắn vào hạt nhân 147N đứng yên ta có phản ứng 1417 78α +NO + p. Hai hạt sinh ra có cùng vận tốc. Cho khối lượng hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tính tỉ số động năng của hạt 17 8O so với động năng của hạt α? (làm tròn kết quả đến chữ số hàng phần trăm). PHẦN IV. CÂU TỰ LUẬN (3,0điểm). Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 2. Câu 1: Như hình vẽ, hai ray song song cách nhau l = 40 cm nằm trong mặt phẳng nằm ngang, chúng được mắc với điện trở R. Đoạn dây có điện trở không đáng kể khối lượng m = 200 g và chiều dài l = 40 cm được đặt trên ray. Tại t = 0, đoạn dây bắt đầu chuyển động từ trạng thái đứng yên dưới tác dụng của lực kéo F = 3 N sang bên phải. Đến thời điểm t = 2 s, đoạn dây bắt đầu đi vào vùng từ trường đều B = 0,5 T hướng thẳng đứng xuống dưới và chuyển động thẳng đều trong từ trường này. Hệ số ma sát giữa đoạn dây và ray là μ = 0,25. Lấy 2g = 10 m/s.
a) Xác định tốc độ của đoạn dây khi nó chuyển động trong từ trường. b) Tính lực từ tác dụng lên đoạn dây khi chuyển động trong từ trường. c) Tính giá trị của R. Câu 2: Một đồng xu nguyên chất có khối lượng 3 gram chứa hoàn toàn các nguyên tử 63 29Cu. Bỏ qua năng lượng liên kết của các electron trong đồng xu. Lấy khối lượng của 63 29Cu, proton và neutron lần lượt là 62,92960 amu, 1,00783 amu và 1,00867 amu. Cho biết hằng số Avogadro là 23-1 AN = 6,023.1mol 0, khối lượng mol của 63 29Cu là 2 63 g/mol và 1amu = 931,5 MeV/c. Năng lượng cần thiết để bứt tất cả các protôn và nơtron trong đồng xu trên bằng bao nhiêu? --------------------- HẾT ------------------------ - Thí sinh không được sủ dụng tài liệu, giám thị coi thi không giải thich gì thêm.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.