PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Đề thi thử TN THPT 2025 - Cấu trúc mới - Môn Ngữ Văn - Đề 22 - File word có lời giải.docx

ĐỀ THI THỬ CHUẨN CẤU TRÚC ĐỀ 22 (Đề thi có 04 trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài 120 phút; không kể thời gian phát đề Họ và tên thí sinh:…………………………………. Số báo danh: ………………………………………. I. PHẦN ĐỌC HIỂU (4,0 điểm) Đọc đoạn trích sau: Với làng quê Việt Nam, cổng làng và ngõ quê là những kiến trúc lâu đời thật thân thiết gắn bó với ký ức của mỗi người, gắn bó mỗi cá nhân với cộng đồng để làm nên hồn làng, hồn quê, hồn nước. Cổng làng là điều đầu tiên gặp khi đặt chân đến làng, là ranh giới giữa các làng với nhau, giữa làng với không gian bên ngoài. [...] Dù to hay nhỏ, có thể xây bằng gạch hoặc bằng đá, cổng làng thể hiện phần nào cốt cách của người làng. Dù chưa đi vào trong làng, đứng trước cổng làng ta có thể cảm nhận được phần nào nếp sống của người dân. Điều đó còn thể hiện từ những lời răn dạy, nhắc nhở được viết thành câu đối trước cổng làng. [...] Kiến trúc cổng làng truyền thống không cầu kỳ phô trương mà vẫn tôn nghiêm trang trọng, thể hiện sự nề nếp kỷ cương của văn hóa làng xã. [...]. Tôi cũng đã có dịp về thăm làng cổ Đường Lâm cách trung tâm Hà Nội hơn 50km về hướng Tây. Đây là làng cổ nổi tiếng của mảnh đất hai vua (Ngô Quyền và Phùng Hưng). Chiếc cổng cổ xưa nhất vẫn được gìn giữ đến tận bây giờ. Nhà văn Hà Nguyên Huyến - người con của làng Mông Phụ (Đường Lâm) đã cho tôi biết cổng làng được xây từ năm 1833. Phía trên tựa dòng chữ “Thế hữu hưng ngơi đại” nghĩa là thời nào cũng có người tài. Làng có các ngõ khá rộng chạy ngoằn nghèo uốn lượn và thường được lát gạch ở giữa, cánh cổng nhà được xây bằng gạch đá ong màu nâu rất cổ kính. Bất chợt tôi bỗng nhớ đến những câu thơ đậm chất mộc mạc thôn dã của thi sỹ Bàng Bá Lân trong bài thơ “Cổng làng” của phong trào Thơ Mới với cảnh sinh hoạt nông thôn khá sinh động: “Cổng làng mở rộng ồn ào - Nông phu lững thững đi vào nắng mai” và: “Cổng làng các chị gái non - Dừng chân uể oải chờ cơn gió nồm”. Từ cơn gió nồm mát rượi thổi qua cánh đồng rợp vàng lúa chín trải rộng mênh mông mang theo cả hương vị ăm ắp đồng ruộng qua cánh cổng làng để len lỏi lan tỏa vào từng xóm thôn đến từng ngõ quê. Làng quê Việt Nam đều có nét chung, dọc đường làng rất nhiều bóng tre và đan xen vào đó là những ngõ quê, ngõ tre. Ngõ có gì lạ đâu, chỉ là ranh giới để phân biệt nhà này, nhà nọ; tường này, tường kia. Nhưng mỗi cái ngõ của mỗi nhà có một số phận riêng, dáng dấp riêng, một tính cách riêng. Mỗi miền quê, vùng quê, ngõ quê cũng khác. Ngõ quê, ngõ nhà cho ta biết được quá khứ đã qua, hiện tại đang sống. Ngõ quê giống như cái bìa sách cẩm nang đời sống mà mở ra ta sẽ bắt gặp muôn sắc thái, sắc màu của sinh hoạt đời thường, của gia phong ứng xử, của nếp nhà, nết người. Ngõ quê đóng và mở…, có nét thâm trầm bí ẩn tường cao cửa rộng, có nét đơn sơ nhưng không tạm bợ bao giờ. Bởi vì, ở đó, qua khuôn cửa đó định hình một sự vững chãi và mực thước. [...] Hình như trong mỗi con người đều có những kí ức sâu thẳm, nhất là khi đã xa quê. Vùng nhớ ngõ quê vừa có gì thăm thẳm… Nhớ ngõ quê là nhớ bóng gầy của mẹ lưng còng quét lá. Ngõ quê nối nhau giăng mắc vào nhau, ơi ới tiếng mời uống nước chè xanh, ăn củ khoai đầu mùa hôi hổi nóng. Mọi tin tức buồn vui cũng bắt đầu từ ngõ quê, ngõ nhỏ mà lan sang, tràn sang vui buồn với cả xóm, làng… Đời người theo thời gian già đi... Tiếng kẹt cửa đôi lúc làm ta giật mình. Bước qua ngõ quê là bước vào một thế giới bình an ăm ắp kỉ niệm. Chạm vào ngõ quê là chạm vào kí ức. Qua bao biến đổi thăng trầm ngõ quê vẫn còn, mở rộng ra cánh cổng làng vẫn còn. “May còn cánh cửa ngõ quê - Đi đâu rồi cũng nhớ về… mẹ ơi!” [...]. Hà Tĩnh, ngày 19 tháng 3 năm, 2022 (Từ cổng làng đến ngõ quê, Nguyễn Ngọc Phú, http://vanhocnghethuathatinh.org.vn/tuy-but-tu-cong- lang-den-ngo-que-cua-nguyen-ngoc-phu-1651025199.html) Thực hiện các yêu cầu: Câu 1. Chỉ ra các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên. Câu 2. Chỉ ra hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn trích. Câu 3. Trình bày hiệu quả của biện pháp tu từ so sánh được sử dụng trong câu văn sau: Ngõ quê giống như cái bìa sách cẩm nang đời sống mà mở ra ta sẽ bắt gặp muôn sắc thái, sắc màu của sinh hoạt đời thường, của gia phong ứng xử, của nếp nhà, nết người. Câu 4. Nhận xét việc sử dụng yếu tố tự sự trong đoạn trích trên. Câu 5. Từ nội dung bài tùy bút, anh/chị hãy nêu suy nghĩ về việc gìn giữ vẻ đẹp truyền thống của quê hương trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
II. Phần viết (6.0 điểm) Câu 1 (2.0 điểm) Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích yếu tố trữ tình được thể hiện trong đoạn trích Từ cổng làng đến ngõ quê của Nguyễn Ngọc Phú. Câu 2 (4.0 điểm) Là một học sinh lớp 12, anh/chị hãy viết một bức thư cho một em học sinh lớp dưới để trao đổi về kĩ năng quản lí thời gian cá nhân để học tập và rèn luyện có hiệu quả.
HƯỚNG DẪN CHẤM Phần Câu Nội dung Điểm I ĐỌC HIỂU 4,0 1 Các phương thức biểu đạt được sử dụng: biểu cảm, tự sự, miêu tả 0,5 2 Hình tượng trung tâm được khắc họa trong đoạn trích là cổng làng và ngõ quê 0,5 3 - Biện pháp so sánh: Ngõ quê giống như cái bìa sách cẩm nang đời sống - Tác dụng: + Làm tăng sức gợi hình gợi cảm khiến lời văn thêm sinh động, hấp dẫn + Khắc sâu hình ảnh ngõ quê với vai trò quan trọng mở ra rất nhiều điều ý nghĩa, giá trị trong đời sống ở làng quê Việt. + Thể hiện thái độ trân trọng của tác giả với vẻ đẹp truyền thống. 1,0 4 Nhận xét về việc sử dụng yếu tố tự sự trong văn bản: + Yếu tố tự sự: tác giả kể lại việc đã có dịp về thăm  làng cổ Đường Lâm, nhớ lại câu thơ của Bàng Bá Lân... + Nhận xét: Chất tự sự được sử dụng hiệu quả góp phần làm nên sức hấp dẫn của bài tùy bút; giúp người đọc hình dung, cảm nhận rõ hơn những vẻ đẹp, giá trị của cổng làng, ngõ quê đồng thời tô đậm tình cảm thiết tha của tác giả với quê hương và những giá trị văn hóa truyền thống. 1,0 5 - Thí sinh xác định nội dung của đoạn trích: ngợi ca vẻ đẹp và vai trò của cổng làng, ngõ quê từ đó nhắc nhở mỗi người cần biết trân trọng, giữ gìn những giá trị làm nên hồn làng, hồn quê, hồn nước. - Từ đó thí sinh viết đoạn văn nêu thông điệp ý nghĩa và lí giải + Hình thức: khoảng 5-7 dòng +Nội dung: cần biết trân trọng, gìn giữ những giá trị văn hóa cổ truyền/cần biết bảo tồn nét đẹp riêng của hồn quê... 1,0 II LÀM VĂN 6,0 1 Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) phân tích yếu tố trữ tình được thể hiện trong đoạn trích Từ cổng làng đến ngõ quê của Nguyễn Ngọc Phú. 2,0 a. Xác định được yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn Bảo đảm yêu cầu về hình thức và dung lượng của đoạn văn (khoảng 200 chữ). Thí sinh có thể triển khai đoạn văn theo cách diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp, móc xích, song hành. 0,25 b. Xác định đúng vấn đề nghị luận: đặc điểm chất trữ tình được thể hiện trong bài tùy bút Từ cổng làng đến ngõ quê của Nguyễn Ngọc Phú. 0,25 c. Viết đoạn văn đảm bảo các yêu cầu Lựa chọn các thao tác lập luận phù hợp, kết hợp chặt chẽ lí lẽ và dẫn chứng trên cơ sở đảm bảo các nội dung sau: - Chất trữ tình được thể hiện trước hết ở cái tôi tác giả yêu tha thiết, am hiểu sâu sắc về vẻ đẹp của nét quê, hồn quê, hồn nước qua những lời văn miêu tả, cảm nhận, suy ngẫm về cổng làng, ngõ quê. - Ngôn ngữ giàu chất thơ qua cách dùng từ, lựa chọn hình ảnh, sử dụng các biện pháp tu từ: so sánh, nhân hóa, liệt kê… (mỗi cái ngõ của mỗi nhà có một số phận riêng, dáng dấp riêng, một tính cách riêng; ngõ quê giống như cái bìa sách cẩm nang đời sống mà mở ra ta sẽ bắt gặp muôn sắc thái, sắc màu của sinh hoạt đời thường, của gia phong ứng xử, của nếp nhà, nết người …). Câu văn giàu nhạc điệu, “biết co duỗi nhịp nhàng”, trích dẫn thơ ca (Cổng làng mở rộng ồn ào - Nông phu lững thững đi vào nắng mai” và: “Cổng làng các chị gái non - Dừng chân uể oải chờ cơn gió nồm”)… 1.0

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.