PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 7. ĐỀ VIP 7 - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA MÔN VẬT LÝ 2025 - P2.pdf

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ 7 – P2 (Đề thi có ... trang) KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2025 MÔN: VẬT LÍ Thời gian làm bài 50 phút, không kể thời gian phát đề Họ, tên thí sinh: ................................................... Số báo danh: ....................................................... Cho biết: π = 3,14; T (K)= t (°C) + 273; R = 8,31 J.mol-1.K-1; NA = 6,02.1023 hạt/mol. Cho biết:  = 3,14; T (K) = t (0C) + 273; R = 8,31 J/(mol.K); NA = 6,02.1023 hạt/mol. PHẦN I. Câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 18. Mỗi câu hỏi thí sinh chỉ chọn một phương án. Câu 1. Cho số Avogadro NA = 6,02.1023 hạt/mol. Số neutron có trong 3,5 g Carbon 14 6 C có giá trị bằng A. 3,01.1023 . B. 6,02.1023 . C. 9,03.1023 . D. 12,04.1023 . Câu 2. Khi làm vỡ nhiệt kế thủy ngân, ta dùng biện pháp nào sau đây để thu gom thủy ngân có hiệu quả nhất? A. Dùng chổi gom mảnh vỡ của nhiệt kế rồi dùng khăn tẩm dung dịch giấm ăn, lau sạch nơi nhiệt kế vỡ. B. Dùng chổi gom mảnh vỡ của nhiệt kế lại bỏ vào thùng rác và quét nhiều lần để làm sạch lượng thủy ngân. C. Lấy bột lưu huỳnh rắc lên chỗ nhiệt kế vỡ, sau đó dùng chổi quét gom lại bỏ vào lọ thủy tinh có nút đậy hoặc túi kín trước khi bỏ vào thùng rác. D. Lấy muối ăn rắc lên chỗ nhiệt kế vỡ, sau đó dùng chổi quét gom lại bỏ vào thùng rác. Sử dụng các thông tin sau cho Câu 3 và Câu 4: Một lò nấu luyện nhôm sử dụng điện, trung bình nấu chảy được 400 kg nhôm trong mỗi lần luyện. Biết nhiệt nóng chảy riêng của nhôm là 4.105 J/kg. Câu 3. Nhiệt lượng cần cung cấp để nấu chảy hoàn toàn nhôm ở nhiệt độ nóng chảy trong mỗi lần luyện là A. 4.105 J. B. 160 000 J. C. 16.107 J. D. 4.107 J. Câu 4. Lò nấu sử dụng điện để luyện nhôm với hiệu suất 90%. Tính lượng điện năng (theo đơn vị kW.h) cần cung cấp cho quá trình làm nóng chảy lượng nhôm ở Câu 3. A. 49,4 kW.h. B. 12,3 kW.h. C. 4,94 kW.h. D. 1,23 kW.h. Câu 5. Nội năng của khối khí giảm 15 J khi truyền cho khối khí một nhiệt lượng 35 J. Khi đó, khối khí đã A. thực hiện công là 50 J. B. nhận công là 20 J. C. thực hiện công là 20 J. D. nhận công là 50 J. Câu 6. Một nồi áp suất có van xả tự động sẽ mở khi áp suất hơi trong nồi bằng 9 kPa. Ở 21 0C, hơi trong nồi có áp suất 2 500 Pa. Van xả tự động mở khi nhiệt độ của hơi trong nồi bằng A. 75,6 0C. B. 348,6 K. C. 785,4 K. D. 1058,4 K.
Câu 7. Một khối khí lí tưởng xác định thực hiện quá trình biến đổi trạng thái được biểu diễn như hình bên dưới. Hình nào sau đây biểu diễn đúng quá trình biến đổi trên? A. Hình 2. B. Hình 1. C. Hình 4. D. Hình 3. Câu 8. Xung quanh vật nào sau đây không có từ trường? A. Dòng điện không đổi. B. Hạt mang điện chuyển động. C. Hạt mang điện đứng yên. D. Nam châm hình chữ U. Câu 9. Sự sắp xếp kim nam châm ở hình nào sau đây là đúng? A. Hình 3. B. Hình 4. C. Hình 1. D. Hình 2. Câu 10. Khi nam châm dịch chuyển ra xa ống dây (như hình bên), trong ống dây có dòng điện cảm ứng. Nếu nhìn từ phía thanh nam châm vào đầu ống dây thì phát biểu nào sau đây là đúng? A. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực Bắc của ống dây và hút cực Bắc của thanh nam châm. B. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực Bắc của ống dây và đẩy cực Nam của thanh nam châm.
C. Dòng điện chạy ngược chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực Nam của ống dây và đẩy cực Nam của thanh nam châm. D. Dòng điện chạy theo chiều kim đồng hồ, đầu 1 là cực nam của ống dây và hút cực Bắc của thanh nam châm. Câu 11. Khoảng giữa tháng 3 năm 2015, khi bàn giao tài sản do thay đổi nhân sự phụ trách an toàn bức xạ, một nhà máy thép tại Bà Rịa – Vũng Tàu phát hiện một nguồn phóng xạ 60 27Co đã bị thất lạc. Nhà chức trách chỉ đạo phải khẩn cấp tìm nguồn phóng xạ đã bị thất lạc này. Việc khẩn cấp tìm kiếm nguồn phóng xạ 60 27Co bị thất lạc là rất quan trọng vì nguồn này A. rất đắt tiền. B. khó sản xuất nên khó tìm thấy trên thị trường. C. có thể gây nguy hiểm đến sức khỏe dân cư. D. cần thiết trong việc khảo sát sức khỏe bền của thép. Câu 12. Một đoạn dây dài 2,0 m mang dòng điện 0,60 A được đặt trong vùng từ trường đều có độ lớn cảm ứng từ là 0,50 T, theo phương song song với phương của cảm ứng từ. Lực từ tác dụng lên dây có độ lớn là: A. 6,00 N. B. 0,60 N. C. 0,15 N. D. 0 N. Câu 13. Một dây dẫn được đặt nằm ngang theo hướng Nam  Bắc trong một từ trường đều có cảm ứng từ nằm ngang hướng về phía Đông. Trong dây dẫn có dòng electron chuyển động theo chiều về phía Nam. Phát biểu nào sau đây là đúng? A. Lực từ tác dụng lên dây có hướng là hướng đông. B. Lực từ tác dụng lên dây có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống. C. Lực từ tác dụng lên dây có phương thẳng đứng, chiều hướng lên. D. Lực từ tác dụng lên dây có hướng là hướng tây. Câu 14. Một đoạn mạch điện xoay chiều chỉ có điện trở thuần với giá trị 200 Ω. Đặt điện áp u = 100 2 cos 100πt (V) vào hai đầu đoạn mạch trên thì A. dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng bằng 2 A. B. dòng điện chạy trong mạch có tần số 100 Hz. C. công suất tỏa nhiệt trung bình trên điện trở bằng 200 W. D. dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng bằng 0,5 A. Câu 15. Hai hạt nhân có tỉ số số khối là 8 27. Tỉ số hai bán kính của chúng là A. 2 3 . B. 8 27. C. 4 15. D. 4 9 . Câu 16. Trong hạt nhân của một nguyên tử có 8 proton và 9 neutron. Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân này bằng 7,75 MeV/nucleon. Biết mp = 1,0073 amu, mn = 1,0087 amu và 1 amu  931,5 MeV/c2 . Khối lượng của hạt nhân đó bằng ......... amu. A. 16,545 amu. B. 17,138 amu. C. 16,995 amu. D. 17,243 amu. Câu 17. Phản ứng hạt nhân nào sau đây không phải là phản ứng nhiệt hạch? A. 2 1H + 2 1H → 4 2He. B. 2 1H + 6 3 Li  2 4 2He. C. 4 2He + 14 7 N  17 8 O + 1 1H. D. 1 1H + 3 1H → 4 2He. Câu 18. Một khung dây dẫn kín hình vuông có cạnh dài 20 cm gồm 500 vòng được đặt trong từ trường đều sao cho vectơ đơn vị pháp tuyến của mặt phẳng khung dây cùng phương cùng chiều với vectơ cảm ứng từ. Điện trở suất và tiết diện của dây kim loại có giá trị lần lượt là 2.10―8 Ω.m và S’ = 0,2 mm2 . Giá trị cảm ứng từ biến thiên theo thời gian như đồ thị trong hình bên dưới. Công suất tỏa nhiệt sinh ra trong khung dây có giá trị bao nhiêu?
A. 225 mW. B. 22,5 mW. C. 90 mW. D. 900 mW. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Một xi lanh đặt nằm ngang có pit-tông chuyển động được (ma sát giữa xi lanh và pit-tông không đáng kể), chứa 2 g khí Helium (He), khối khí thực hiện chu trình biến đổi trạng thái từ (1)  (2)  (3)  (4)  (1) được biểu diễn trên giãn đồ P – T như hình vẽ. Cho p0 = 1,5.105 Pa, T0 = 300 K. Biết khối lượng mol của Helium là 4 g/mol; R = 8,31 J/(mol.K). a) Chu trình biến đổi trạng thái của khối khí gồm các quá trình sau: (1)  (2) là đẳng áp; (2)  (3) là đẳng nhiệt; (3)  (4) là đẳng áp; (4)  (1) là đẳng tích. b) Số mol của lượng khí Helium chứa trong bình là 0,25 mol. c) Thể tích của khối khí khi ở trạng thái (4) là V4 = 2,77 lít. d) Trong giai đoạn biến đổi từ trạng thái (1) sang trạng thái (2) công mà khối khí đã thực hiện là 831 J. Câu 2. Trong ô tô, người ta thường đặt ở hệ thống tay lái một thiết bị nhằm bảo vệ người lái xe khi xe gặp tai nạn, gọi là “túi khí”. Túi khí được chế tạo bằng vật liệu co giãn, chịu được áp suất lớn. Trong túi khí thường chứa chất Sodium Azide (NaN3), khi xe va chạm mạnh vào vật cản thì hệ thống cảm biến của xe sẽ kích thích chất rắn này làm nó phân hủy tạo thành Sodium (Na) và khí Nitrogen (N2). Khí N2 được tạo thành có tác dụng làm phồng túi khí, giúp người lái xe không bị va chạm trực tiếp vào hệ thống lái. Trong túi khí chứa 130 g NaN3 có thể tích mol là 24,0 lít/mol. Thể tích túi khí khi căng phồng tối đa là 45 lít. Khối lượng mol của Na, N lần lượt là 23 g/mol, 14 g/mol; NA = 6,02.1023 hạt/mol; R = 8,31 J/(mol.K).

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.