Nội dung text đề cương hpt 2.pdf
ĐỀ CƯƠNG HÓA PHÂN TÍCH 2 1. Trình bày phân loại trong phân tích dụng cụ? Đáp án: - Phân tích quang học: Các hiệu ứng bức xạ điện từ được sử dụng trong phân tích quang học là: + Phát bức xạ: + Hấp thụ bức xạ: + Tán xạ ánh sáng: + Khúc xạ: + Nhiễu xạ + Phân cực ánh sáng: - Phân tích điện hóa: Dựa vào quá trình điện cực xảy ra khi cho dòng điện đi qua dung dịch, các tín hiệu phân tích là: + Điện trở: + Điện thế + Cường độ: + Điện lượng - Kỹ thuật tách phân tích: Nguyên tắc phân tích dựa vào sự phân bố khác nhau giữa các pha của đối tượng phân tích dưới tác dụng của điện từ trường, lực cơ học. Có thể thống kê nhiều kỹ thuật: + Sắc ký lỏng: Sắc ký cột, sắc ký lỏng hiệu năng cao, sắc ký lớp mỏng. + Sắc ký lỏng siêu tới hạn. + Sắc ký khí. + Điện di: Điện di trên gel, điện di mao quản. - Nhóm hỗn hợp: Nhóm này bao gồm các kỹ thuật phân tích dựa vào các tín hiệu khác nhau. 2. Nêu khái niệm về hiệu chuẩn, chất chuẩn? Lấy ví dụ về chất chuẩn? Đáp án: -Hiệu chuẩn là quá trình thiết lập đáp ứng của thiết bị đo lường(thiết bị phân tích ) với nồng độ (lượng chính xác) chất phân tích trong điều kiện cụ thể, so sánh đại lượng đo được với giá trị đối chiếu. -Chất chuẩn gồm : + Chuẩn hoá học :là các đơn chất hoặc hợp chất tinh khiết , ổn định được dùng trong chuẩn độ thể tích. Ví dụ : -Chuẩn độ acid- base:Na2CO3,Na2B4O7.10H2O,.... - Chuẩn độ oxy hóa khử:K2CR2O7,KIO3,... -Chuẩn độ kết tủa :AgNO3,NaCl,.. +Chất đối chiếu :các chất đối chiếu thường được dùng để chứng minh độ đúng , độ tin cậy của kết quả phân tích. VD: Mẫu chuẩn xác định Hg(II) trong trầm tích Các chất đối chiếu thường được dùng để : Thẩm định một phương pháp mới Chuẩn hoá các chất đối chiếu khác
Khẳng định giá trị pháp lý của một phương pháp đã chuẩn hoá. 3. Các đặc trưng của phân tích dụng cụ? Đáp án: Có 6 đặc trưng định lượng cho một phương pháp phân tích giúp các nhà hoá học lựa chọn để giải quyết một vấn đề cụ thể. 6 đặc trưng đó là: Độ chính xác Độ chệch Độ chọn lọc Độ nhạy: là khả năng phân biệt được một sự thay đổi nhỏ của nồng độ chất phân tích. Giới hạn phát hiện: là nồng độ hoặc khối lượng nhỏ nhất có thể được phát hiện với mức tin cậy xác định. Khoảng nồng độ phân tích: để định lượng một chất thường chọn khoảng nồng độ có sự phụ thuộc tuyến tính giữ tín hiệu đo S và nồng độ chất phân tích C. 4. Giải thích tại sao phân tích hóa học là phương pháp tuyệt đối còn phân tích dụng cụ là phương pháp tương đối? Lấy ví dụ? Đáp án: Phân tích hóa học là phương pháp tuyệt đối, còn phân tích dụng cụ là phương pháp tương đối vì: + Phân tích hóa học Không cần dùng chất chuẩn của chất phân tích Kết quả dựa trên các quy luật chi phối thông số vật lý, hóa học trong hệ như: khối lượng của mẫu thử đã dùng, khối lượng của tủa; thể tích dung dịch chuẩn; hằng số như khối lượng nguyên tử, số Faraday; phân tích khối lượng và thể tích thuộc phương pháp này. VD: sử dụng phương pháp phố cực quang để xác định hàm lượng của một chất trong mẫu hoá học + Phân tích dụng cụ phần lớn dùng cách đo so sánh: so sánh đáp ứng của chất phân tích với đáp ứng của chuẩn đối chiếu để tính kết quả. Dùng chất chuẩn, kết quả so sánh với dãy dung dịch chuẩn có nồng độ đã biết, qua phương trình hồi quy tuyến tính giữa nồng độ và giá trị máy phân tích để nội suy kết quả; bao gồm phương pháp phân tích dụng cụ. VD: việc sử dụng kính hiển vi để quan sát và nghiên cứu cấu trúc của các vật liệu hay vi sinh vật. 5. Nêu các màu sắc và dải bước sóng tương ứng trong vùng khả kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy)? Đáp án: Màu Bước sóng (nm) Màu Bước sóng (nm) Đỏ 760 – 630 Lam 500 - 450 Cam 630 – 600 Chàm 450 - 430
Vàng 600 – 570 Tím 430 - 400 Lục 570 – 500 6. Thế nào là cặp màu phụ nhau? Lấy ví dụ bốn cặp màu phụ nhau? Đáp án: Một cặp màu phụ nhau (hay cặp màu bổ sung cho nhau) là một cặp màu mà trong đó màu này hấp thụ mạnh các tia màu kia và ngược lại. Ví dụ về cặp màu phụ nhau: Lục vàng - Tím, Vàng - Lam, Da cam - Lam Lục, Đỏ - Lục Lam, Đỏ tía - Lục. 7. Biểu thức tính độ truyền qua T và độ hấp thụ A trong quang phổ UV-Vis? Đáp án: 1. Độ truyền qua (T) Độ truyền qua T được tính dưới dạng % theo công thức: T = I I0 X 100(%) Trong đó: T là độ truyền qua I là cường độ chùm sáng ló ra ngoài I0 là cường độ chùm sáng tới 2.Độ hấp thụ (A) còn được gọi là mật độ quang (D) hoặc độ tắt (E) Độ hấp thụ A được tính theo công thức : A= lg 1 T = -lgT = lgI0 I Trong đó: A là độ hấp thụ I là cường độ chùm sáng ló ra ngoài I0 là cường độ chùm sáng tới 8. Nêu định luật lambert-beer và các hệ số hấp thụ? Đáp án: A.Định luật Lambert-Beer: Định luật Lambert-Beer được phát triển từ định luật Lambert, hệ số k trong biểu thức I=I0e −kl được biểu diễn qua nồng độ và một hệ số khác (sau khi chuyển đổi cơ số của logarit). Theo định luật Lambert – Beer thì: lgI0 I = ε.l. C Trong đó: ε là hệ số hấp thụ phụ thuộc vào bản chất của dung dịch, bước sóng của chùm tia đơn sắc l là bề dày của dung dịch