Nội dung text PHẦN I CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM - ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST - GV.docx
ĐỘT BIẾN CẤU TRÚC NST PHẦN I: CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM Câu 1. Dạng đột biến nào sau đây chỉ làm thay đổi trình tự sắp xếp của các gene trên NST mà không làm thay đổi hình thái của NST? A. Đột biến đảo đoạn qua tâm động B. Đột biến đảo đoạn ngoài tâm động. C. Đột biến chuyển đoạn và đảo đoạn. D. Đột biến gen và đột biến đảo đoạn. Câu 2. Một NST có trình tự các gen là ABCDEFG●HI bị đột biến thành NST có trình tự các gen là ADCBEFG●HI.. Đây là dạng đột biến nào? A. Chuyển đoạn. B. Lặp đoạn. C. Đảo đoạn. D. Mất đoạn. Câu 3. Ở ruồi giấm, đột biến …(1)…Bar trên nhiễm sắc thể giới tính X làm mắt lồi thành mắt dẹt. Cụm từ (1) là A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn. Câu 4. Ở người, đột biến …(1)…nhỏ mang gene mã hoá protein myelin trên cánh ngắn của nhiễm sắc thể số 17 gây rối loạn dây thần kinh ngoại vi (hộichứng Charcot-Marie-Tooth). Cụm từ (1) là A. đảo đoạn. B. lặp đoạn. C. chuyển đoạn. D. mất đoạn. Câu 5. Ở người, đột biến …(1)…vùng quanh tâm động của nhiễm sắc thể số 9 tạo ra các giao tử bất thường làm tăng nguy cơ sảy thai, các trường hợp có khả năng sống sẽ mắc các dị tật bẩm sinh. Cụm từ (1) là A. đảo đoạn. B. lặp đoạn. C. chuyển đoạn. D. mất đoạn. Câu 6. Ở người, đột biến …(1)… giữa nhiễm sắc thể số 9 và 22 gây bệnh bạch cầu dòng tuỷ mạn tính. Cụm từ (1) là A. đảo đoạn. B. lặp đoạn. C. chuyển đoạn không tương hỗ. D. chuyển đoạn tương hỗ. Câu 7. Hình dưới đây thể hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng nào? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn. Câu 8. Hình dưới đây thể hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng nào? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn. Câu 9. Hình dưới đây thể hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng nào? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn. Câu 10. Hình dưới đây thể hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng nào? A. Đảo đoạn quanh tâm. B. Đảo đoạn ngoài tâm. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn.
Câu 11. Hình dưới đây thể hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng nào? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn không tương hỗ. D. Chuyển đoạn tương hỗ. Câu 12. Hình dưới đây thể hiện đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể dạng nào?. A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Chuyển đoạn. D. Mất đoạn. Câu 13. Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi số lượng gene của nhiễm sắc thể? A. Đảo đoạn. B. Mất đoạn. C. Lặp đoạn. D. Chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 14. Loại đột biến nào sau đây không làm thay đổi độ dài của nhiễm sắc thể? A. Đảo đoạn. B. Lặp đoạn. C. Mất đoạn. D. Chuyển đoạn không tương hỗ. Câu 15. Loại đột biến nào sau đây làm giảm độ dài của nhiễm sắc thể? A. Lặp đoạn. B. Đảo đoạn. C. Mất đoạn. D. Thêm một cặp nucleotide. Câu 16. Dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể nào sau đây có thể làm cho hai allele của một gene cùng nằm trên một nhiễm sắc thể đơn? A. Chuyển đoạn trong một nhiễm sắc thể. B. Đảo đoạn. C. Mất đoạn. D. Lặp đoạn. Câu 17. Trong một quần thể thực vật, người ta phát hiện thấy do đột biến đảo đoạn đã tạo ra các gene trên NST số 7 có các gene phân bố theo trình tự là 1 – ABCDEFGH.2 – ABCDGFEH.3 – ABGDCFEH. Nếu dạng 1 là dạng ban đầu thì thứ tự xuất hiện các dạng tiếp theo là A. 2 ← 1 → 3. B. 2 ← 1 → 3. C. 1 → 3 → 2. D. 1 → 2 → 3. Câu 18. Những dạng đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gene trên một nhiễm sắc thể là A. đảo đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể. B. mất đoạn và lặp đoạn. C. lặp đoạn và chuyển đoạn trên cùng một nhiễm sắc thể. D. mất đoạn và đảo đoạn. Câu 19. Khi nói về đột biến đảo đoạn, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến đảo đoạn có thể sẽ dẫn tới làm phát sinh loài mới. B. Đột biến đảo đoạn có thể làm cho một gene nào đó đang hoạt động trở nên không hoạt động.
A. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một NST. B. (1): chuyển đoạn không chứa tâm động; (2): chuyển đoạn trong một NST. C. (1): chuyển đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn chứa tâm động. D. (1): đảo đoạn chứa tâm động; (2): đảo đoạn không chứa tâm động. Câu 28. Ở một loài động vật, người ta đã phát hiện 4 nòi có trình tự các gene trên nhiễm sắc thể số III như sau: Nòi 1: ABCDEFGHI; Nòi 2: HEFBAGCDI; Nòi 3: ABFEDCGHI; Nòi 4: ABFEHGCDI. Cho biết nòi 1 là nòi gốc, mỗi nòi còn lại được phát sinh do một đột biến đảo đoạn. Trình tự đúng của sự phát sinh các nòi trên là: A. 1 → 3 → 4 →2 B. 1→ 4 → 2 → 3 C. 1 → 3 → 2 → 4 D. 1 → 2 → 4 → 3. Câu 29. Ở kì đầu của giảm phân I, sự tiếp hợp và trao đổi chéo không cân giữa các đoạn chromatid cùng nguồn gốc trong cặp NST tương đồng sẽ dẫn tới dạng đột biến A. mất cặp và thêm cặp nucleotide. B. đảo đoạn NST. C. mất đoạn và lặp đoạn NST. D. chuyển đoạn NST. Câu 30. Khi nói về đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây đúng? A. Đột biến mất đoạn không làm thay đổi số lượng gene trên nhiễm sắc thể. B. Đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường mà không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính. C. Đột biến đảo đoạn làm cho gene từ nhóm liên kết này chuyển sang nhóm liên kết khác. D. Đột biến chuyển đoạn có thể không làm thay đổi số lượng và thành phần gene của một nhiễm sắc thể. Câu 31. Khi nói về đột biến NST, phát biểu nào sau đây sai? A. Đột biến cấu trúc NST làm tăng hoặc giảm số lượng gen trên nhiễm sắc thể, thay đổi trình tự sắp xếp của các gen trên nhiễm sắc thể. B. Tất cả các đột biến số lượng NST đều làm thay đổi hàm lượng DNA ở trong nhân tế bào. C. Đột biến đa bội chủ yếu xảy ra ở thực vật, ít gặp ở động vật do cơ quan sinh sản nằm sâu bên trong cơ thể. D. Tất cả các đột biến cấu trúc NST khi xảy ra đều làm thay đổi cấu trúc và số lượng NST. Câu 32. Cho các trường hợp sau, biết rằng cá thể XY đang xét có kiểu gen đồng hợp:. Cho các trường hợp sau: (a) Sự tiếp hợp, trao đổi chéo không cân giữa 2 vùng (1) và (2). (b) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 vùng (5) và (7). (c) Đột biến chuyển đoạn tương hỗ giữa 2 vùng (1) và (4). (d) Sự tiếp hợp, trao đổi chéo cân giữa 2 vùng (3) và (4). (e) Đột biến đảo đoạn giữa vùng (8) và (4). Số trường hợp không tạo ra nhóm gen liên kết mới là A. 2 B. 1 C. 4 D. 5