PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 0.TRẮC NGHIỆM TỔNG ÔN TOÁN 9 - PHẦN 1.docx

TRẮC NGHIỆM TOÁN 9 1 Phần I. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI TẬP TRẮC NGHIỆM Cho những thay đổi trong tính chất và phương pháp thi trong năm học này nên việc ôn tập cũng phải thay đổi. Hình thức thi trắc nghiệm sẽ là phổ biến trong các môn thi. Đặc biệt trong các kỳ thi này, các môn thi và các môn học là tương ứng. Để đáp ứng thi trắc nghiệm cần phải đạt được 4 mức độ kiến thức: 1. Nhận biết:  Nhận biết có thể được hiểu là học sinh nêu hoặc nhận ra khác khái niệm, nội dung, vấn đề đã học khi được yêu cầu.  Các hoạt động tương ứng với cấp độ nhận biết là: nhận dạng, đối chiếu, chỉ ra…  Các động từ tương ứng với cấp độ nhận biết có thể là: xác định, liệt kê, đối chiếu hoặc gọi tên, giới thiệu, chỉ ra, nhận thức được những kiến thức đã nêu trong sách giáo khoa. Học sinh nhớ được (bản chất) những khái niệm cơ bản của chủ đề và có thể nêu hoặc nhận ra các khái niệm khi được yêu cầu. Đây là bậc thấp nhất của nhận thức khi học sinh kể tên, nêu lại, nhớ lại một sự kiện hiện tượng. Chẳng hạn ở mức độ này, học sinh chỉ cần có kiến thức về hàm số bậc nhất để thay tọa độ điểm vào phương trình đường thẳng để tìm ra tọa độ điểm phù hợp. Ví dụ 1. Cho hàm số bậc nhất 34d.yx Điểm nào dưới đây thuộc đồ thị hàm số d. A. 1;2.A B. 1;2.B C. 0;4.C D. D2;0. Dễ thấy 43.04 nên đáp án C là chính xác. Đáp án C. Ví dụ 2. Cho hình vẽ sau, biết ,EF lần lượt là trung điểm đoạn ,MNPQ và .PQMN Trong các đoạn thẳng sau ,,OPOEOF đoạn thẳng nào nhỏ nhất? A. .OP B. .OE C. .OF D. Không xác định được. Đáp án C. Ví dụ 3. Công thức nào sâu đây sai? A. 22sincos1; B. sin tan; cos   cos cot; sin    C. tan.cot0;
TRẮC NGHIỆM TOÁN 9 2 D. 2 2 1 1tan; cos 2 2 1 1cot. sin  Đáp án C. 2. Thông hiểu.  Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản, có khả năng diễn đạt được kiến thức đã học theo ý hiểu của mình và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra tương tự hoặc gần với các ví dụ học sinh đã được học ở trên lớp.  Các hoạt động tương ứng với cấp độ thông hiểu là: diễn giải, kể lại, viết lại, lấy được ví dụ theo cách hiểu của mình.  Các động từ tương ứng với cấp độ thông hiểu có thể là:tóm tắt, giải thích, mô tả, so sánh đơn giản, phân biệt, trình bày lại, viết lại, minh họa, hình dung, chứng tỏ, chuyển đổi. . . Học sinh hiểu các khái niệm cơ bản và có thể sử dụng khi câu hỏi được đặt ra gần với các ví dụ học sinh đã được học trên lớp. Ví dụ 1. Cho hình vuông ABCD nội tiếp đường tròn tâm O bán kính .R Điểm M bất kì thuộc cung nhỏ AD thì số đo của góc CMD là: A. 22,5. B. 45. C. 90. D. Không tính được. Đáp án B. Ví dụ 2. Cho góc nhọn . Nếu 3 sin 5 , thì cos bằng A. 2 . 5 B. 3 . 5 C. 4 . 5 D. 3 . 5 Đáp án C. Ví dụ 3. Trong các hàm số sau hàm số nào là hàm số bậc nhất: A. 1 1.y x B. 2 2. 3 x y C. 2 1.yx D. 21.yx Đáp án B. 3. Vận dụng.  Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể sử dụng, xử lý các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã gặp trên lớp. Học sinh có khả năng sử dụng kiến thức, kỹ năng đã học trong những tình
TRẮC NGHIỆM TOÁN 9 3 huống cụ thể, tình huống tương tự nhưng không hoàn toàn giống như tình huống đã học ở trên lớp.  Các hoạt động tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp là: xây dựng mô hình, phỏng vấn, trình bày, tiến hành thí nghiệm, xây dựng các phân loại, áp dụng quy tắc, định lý, định luật, mệnh đề, sắm vai và đảo vai trò. . .  Các động từ tương ứng với vận dụng ở cấp độ thấp có thể là: thực hiện, giải quyết, minh họa, tính toán, diễn kịch, bày tỏ, áp dụng, phân loại, sửa đổi, đưa vào thực tế, chứng minh, ước tính, vận hành. . . Học sinh vượt qua cấp độ hiểu đơn thuần và có thể vận dụng các khái niệm của chủ đề trong các tình huống tương tự trên lớp để giải quyết một tình huống cụ thể trong thực tế hoặc học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây nhưng có thể giải quyết bằng kỹ năng. kiến thức và thái độ đã được học tập và rèn luyện. Các vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường. Ví dụ 1. Hai máy bơm cùng bơm nước vào một cái bể thì sau 12 giờ sẽ đầy bể. Nếu máy thứ nhất bơm 3 giờ và sau đó máy thứ hai bơm tiếp 18 giờ nữa thì cũng đầy bể. Hỏi nếu mỗi máy bơm một mình thì bể sẽ đầy sau bao lâu? A. Máy I: 20 giờ, máy II: 30 giờ. B. Máy I: 29 giờ, máy II: 20 giờ. C. Máy I: 30 giờ, máy II: 20 giờ. D. Máy I: 30 giờ, máy II: 19 gờ. Đáp án C. Ví dụ 2. Cho tam giác ABC có 8AC cm, 6BC cm, 10AB cm. Đường tròn O là đường tròn nhỏ nhất đi qua C và tiếp xúc với .AB Gọi ,PQ lần lượt là giao điểm khác C của đường tròn O và cạnh ,.CACB Độ dài đoạn PQ là: A. 4,8 cm. B. 5 cm. C. 42 cm. D. 4,75 cm. Đáp án B. 4. Vận dụng ở mức độ cao hơn. Học sinh có khả năng sử dụng các khái niệm cơ bản để giải quyết một vấn đề mới hoặc không quen thuộc, chưa từng được học hoặc trải nghiệm trước đây nhưng có thể giải quyết bằng các kỹ năng và kiến thức đã được dạy ở mức độ tương đương. Những vấn đề này tương tự như các tình huống thực tế học sinh sẽ gặp ngoài môi trường lớp học.
TRẮC NGHIỆM TOÁN 9 4 Ở mức độ này học sinh phải xác định được những thành tố trong một tổng thể và mối quan hệqua lại giữa chúng; phát biểu ý kiến cá nhân và bảo vệ được ý kiến đó về một sự kiện, hiện tượng hay nhân vật lịch sử nào đó. Ví dụ 4. Cho nửa đường tròn tâm O , đường kính 2BCR và điểm A nằm trên nửa đường tròn ( A khác ,BC ). Hạ AH vuông góc với BC ( H thuộc BC ). I và K lần lượt đối xứng với H qua AB và .AC Diện tích tứ giác BIKC lớn nhất bằng A. 24R. B. 22R. C. 23R. D. 2R. Ví dụ 2. Dân số của một thành phố sau 2 năm tăng từ 4000000 lên 4096576 người. Trung bình hàng năm dân số của thành phố tăng là: A. 1,4%. B. 1,3%. C. 1,2%. D. 1,1%. Đáp án C. Với bài thi trắc nghiệm thường sẽ là những bài yêu cầu giải nhanh và không quá rườm rà, yêu cầu kiến thức rộng và bao quát hơn. Nếu như các em đang theo phương pháp “chậm và chắc” thì bạn phải đổi ngay từ “chậm” thành “nhanh”. Giải nhanh chính là chìa khóa để bạn có được điểm cao ở môn thi trắc nghiệm. Với các bài thi nặng về lý thuyết thì sẽ yêu cầu ghi nhớ nhiều hơn, các em nên chú trọng phần liên hệ. Ngoài việc sử dụng kiến thức để làm bài thi các em có thể vận dụng thêm các phương pháp sau đây:  Phương pháp phỏng đoán: Dựa vào kiến thức đã học đưa ra phỏng đoán để tiết kiệm thời gian làm bài.  Phương pháp loại trừ: Một khi các em không cho mình một đáp án thực sự chính xác thì phương pháp loại trừ cũng là một cách hữu hiệu giúp bạn tìm ra câu trả lời đúng. Mỗi câu hỏi thường có 4 đáp án, các đáp án cũng thường không khác nhau nhiều lắm về nội dung, tuy nhiên vẫn có cơ sở để các em dùng phương án loại trừ bằng “mẹo” của mình cộng thêm chút may mắn nữa. Thay vì đi tìm đáp án đúng, bạn hãy thử tìm phương án sai. . . đó cũng là một cách hay và loại trừ càng nhiều phương án càng tốt. Khi các em không còn đủ cơ sở để loại trừ nữa thì hãy dùng cách phỏng đoán, nhận thấy phương án nào khả thi hơn và đủ tin cậy hơn thì khoanh vào phiếu trả lời. Đó là cách cuối cùng dành cho các em.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.