Nội dung text 4.3. PHẦN 3 - SINH HỌC.pdf
H S A Chủ đề Sinh Học 301. C 302. B 303. B 304. C 305. D 306. B 307. C 308. C 309. B 310. A 311. A 312. B 313. C 314. B 315. C 316. A 317. D
H S A ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Phần thi thứ ba: KHOA HỌC hoặc TIẾNG ANH (Lựa chọn 3 trong 5 chủ đề dưới đây) Thời gian làm bài: 60 phút Tổng điểm phần thi Khoa học: 50 điểm H S A hoặc Tiếng Anh (dành xét tuyển khối ngành ngoại ngữ) Thời gian hoàn thành phần thi Tiếng Anh: 60 phút Tổng điểm phần thi Tiếng Anh: 50 điểm Hà Nội, tháng 8 năm 2024
H S A Phần thứ ba. KHOA HỌC Chủ đề Sinh học có 17 câu hỏi từ 301 đến 317 Dựa vào thông tin sau đây và trả lời các câu hỏi sau từ câu 301 - 303: Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được. Trong giới hạn sinh thái có điểm giới hạn trên (max), điểm giới hạn dưới (min), khoảng cực thuận (khoảng thuận lợi) và các khoảng chống chịu. Vượt ra ngoài các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết. Hình 1. Sơ đồ giới hạn sinh thái về nhiệt của 3 loài sinh vật. Những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp. Ở cơ thể còn non hoặc cơ thể trưởng thành nhưng trạng thái sinh lí thay đổi, giới hạn sinh thái đối với nhiều nhân tố bị thu hẹp. Câu 301: Loài nào trong 3 loài sinh vật trên có vùng phân bố rộng nhất? A. Loài 1. B. Loài 1 và loài 2. C. Loài 2. D. Loài 2 và loài 3. Đáp án đúng là C Phương pháp giải Những loài có giới hạn sinh thái rộng với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, những loài có giới hạn sinh thái hẹp đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố hẹp. Lời giải Quan sát đồ thị giới hạn sinh thái của 3 loài sinh vật thì ta dễ dàng nhận thấy loài 2 có giới hạn sinh
H S A thái rộng thấy (100C – 350C) nên loài này có thể có vùng phân bố rộng nhất. Câu 302: Khi cả 3 loài cùng sống trong một khu vực địa lí, nhận định nào sau đây chính xác? A. Loài 1 và loài 2 không xảy ra sự cạnh tranh. B. Loài 1 và loài 2 xảy ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn cả loài 2 và loài 3. C. Loài 2 và loài 3 xảy ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn cả loài 1 và loài 2. D. Chỉ xảy ra cạnh tranh giữa loài 1 và loài 3. Đáp án đúng là B Phương pháp giải Khi có sự giao thoa giới hạn sinh thái thì sẽ xảy ra sự cạnh tranh. Lời giải Khi có sự giao thoa giới hạn sinh thái thì sẽ xảy ra sự cạnh tranh. Quan sát biểu đồ, ta dễ dàng thấy sự giao thao giới hạn sinh thái của loài 1 và loài 3 nhiều hơn của loài 2 và 3, nên loài 1 và loài 2 xảy ra sự cạnh tranh khốc liệt hơn sự cạnh tranh của loài 2 và loài 3. Giữa loài 1 và loài 3 không có sự giao thoa nên có thể không xảy ra sự cạnh tranh. Câu 303: Khi nhiệt độ môi trường khoảng 130C, thì sức sống của 3 loài sinh vật trên như thế nào? A. Loài 2 có sức sống tốt nhất. B. Loài 1 có sức sống tốt nhất, loài 2 có sức sống kém và loài 3 không sống sót. C. Loài 3 có sức sống tốt nhất, loài 1 và loài 2 có sức sống kém hơn. D. Loài 2 có sức sống tốt nhất, loài 1 có sức sống kém và loài 3 không sống sót. Đáp án đúng là B Phương pháp giải Giới hạn sinh thái là giới hạn chịu đựng của sinh vật đối với một nhân tố sinh thái nhất định của môi trường, trong đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian, nằm ngoài giới hạn sinh thái thì sinh vật không tồn tại được. Lời giải Như chúng ta thấy, ở nhiệt độ khoảng 130C: