Nội dung text BAI 40_ SINH SAN O NGUOI.pdf
CHƯƠNG VII: SINH HỌC CƠ THỂ NGƯỜI BÀI 40: SINH SẢN Ở NGƯỜI Môn học: Khoa học tự nhiên lớp 8 I. MỤC TIÊU 1. Về kiến thức - Nêu được chức năng của hệ sinh dục; kể tên và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ. - Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai; nêu được hiện tượng kinh nguyệt và cách phòng tránh thai. - Kể tên và trình bày được cách phòng chống một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục. - Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên; vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khỏe bản thân. - Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường học về sức khỏe sinh sản vị thành niên (an toàn tình dục). 2. Về năng lực a) Năng lực chung - Tự chủ và tự học: Chủ động, tự tìm hiểu về sinh sản ở người. - Giao tiếp và hợp tác: + Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn đạt về sinh sản ở người. + Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu của GV trong khi thảo luận về sinh sản ở người, đảm bảo các thành viên trong nhóm đều được tham gia và trình bày báo cáo. - Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Giải quyết vấn đề kịp thời với các thành viên trong nhóm để thảo luận hiệu quả, giải quyết các vấn đề trong bài học và hoàn thành các nhiệm vụ học tập. b) Năng lực khoa học tự nhiên - Nhận thức khoa học tự nhiên: + Nêu được chức năng của hệ sinh dục, kể tên và trình bày được chức năng của các cơ quan sinh dục nam, cơ quan sinh dục nữ. + Nêu được khái niệm thụ tinh và thụ thai; nêu được hiện tượng kinh nguyệt và cách phòng tránh thai. + Kể tên và trình bày được cách phòng chống một số bệnh lây truyền qua đường sinh dục. + Nêu được ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ sức khỏe sinh sản vị thành niên. - Tìm hiểu tự nhiên: Điều tra được sự hiểu biết của học sinh trong trường học về sức khỏe sinh sản vị thành niên (an toàn tình dục). - Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: Vận dụng được hiểu biết về sinh sản để bảo vệ sức khoẻ bản thân. 3. Về phẩm chất
- Tham gia tích cực hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân. - Cẩn thận, trung thực và thực hiện các yêu cầu trong chủ để bài học. - Có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập khoa học tự nhiên. II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU - Các hình ảnh theo sách giáo khoa; - Máy chiếu, bảng nhóm; - Phiếu học tập. Lớp chia thành 3 nhóm lớn (thực hiện sản phẩm trước ở nhà) + Nhóm 1: Tìm hiểu về bệnh giang mai. + Nhóm 2: Tìm hiểu về bệnh lậu. + Nhóm 3: Tìm hiểu về HIV/AIDS. Nội dung tìm hiểu: Biểu hiện, nguyên nhân, con đường lây nhiễm, cách phòng tránh. Sản phẩm trình bày dạng infographic khổ A2. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC A. PHƯƠNG PHÁP VÀ KĨ THUẬT DẠY HỌC - Dạy học theo nhóm, nhóm cặp đôi. - Kết hợp các phương pháp trực quan, vấn đáp, trò chơi. - Kĩ thuật sử dụng phương tiện trực quan, kĩ thuật phân tích video, think-pair-share, kĩ thuật hỏi chuyên gia, kĩ thuật khăn trải bàn xoay,... - Dạy học nêu và giải quyết vấn đề thông qua câu hỏi trong SGK. B. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động 1: Khởi động (5 phút) a) Mục tiêu: Dẫn dắt giới thiệu vấn đề, để học sinh biết về sinh sản ở người. b) Nội dung: - GV tiến hành cho HS xem video về hiện tượng mộng tinh và kinh nguyệt, sau đó cho HS trả lời câu hỏi từ đó dẫn dắt vào bài học: Em hãy cho biết một số đặc điểm nào đã và đang xảy ra khi đến tuổi dậy thì? c) Sản phẩm: - HS trả lời câu theo sự hiểu biết của bản thâ. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: - GV tiến hành cho HS xem video về hiện tượng mộng tinh và kinh nguyệt, sau đó cho HS trả lời câu hỏi từ đó dẫn dắt vào bài học: Em hãy cho biết một số đặc điểm nào đã và đang xảy ra khi đến tuổi dậy thì? Xem video. Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ Quan sát, hỗ trợ HS khi cần thiết. Dựa vào hiểu biết bản thân trả lời câu hỏi Báo cáo kết quả: Yêu cầu đại diện 1 số HS nêu ý kiến Đại diện 1 số HS phát biểu ý kiến cá nhân Chốt lại và đặt vấn đề vào bài Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới Tìm hiểu về hiện tượng kinh nguyệt và các biện pháp tránh thai Tìm hiểu về hiện tượng kinh nguyệt a) Mục tiêu: Giải thích được hiện tượng kinh nguyệt và biện pháp chăm sóc cơ thể thời kì kinh nguyệt. b) Nội dung: - GV mời một vài bạn nam lên, dựa vào sự hiểu biết và phỏng đoán để trả lời một số câu hỏi về hiện tượng kinh nguyệt ở nữ giới, sau đó GV mời một bạn nữ dựa vào các hiện tượng cơ thể trải qua để trả lời cho các bạn nam hiểu và biết. Các câu hỏi ví dụ: Hiện tượng kinh nguyệt là gì? Hiện tượng kinh nguyệt 1 tháng xảy ra mấy lần?
Hiện tượng kinh nguyệt có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe không? Mỗi lần đến kì kinh nguyệt, các bạn nữ chảy máu nhiều như vậy có ảnh hưởng gì nghiêm trọng hay không? - Sau đó GV đặt câu hỏi và cho HS hoạt động theo cặp trong vòng 3 phút để trả lời các câu hỏi và chốt lại kiến thức. 1. Trình bày sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt? 2. Sự thay đổi này có ý nghĩa gì? c) Sản phẩm: Câu trả lời của HS * Câu trả lời định hướng: 1. Sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt: - Ở giai đoạn bắt đầu chu kì kinh nguyệt (khoảng ngày 1 đến ngày 5 của chu kì), lớp niêm mạc tử cung bị bong ra → lớp niêm mạc tử cung mỏng dần. - Ở giai đoạn tiếp theo (khoảng ngày 6 đến ngày 28 của chu kì), lớp niêm mạc của tử cung bắt đầu dày lên → lớp niêm mạc tử cung dày nhất vào cuối của chu kì để chuẩn bị cho phôi đến làm tổ. 2. Ý nghĩa: Niêm mạc tử cung có vai trò quan trọng khi thụ thai, vì đây là nơi làm tổ của trứng sau khi đã thụ tinh. Niêm mạc tử cung quá dày hoặc mỏng quá cũng là yếu tố bất lợi cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Do đó, sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt đảm bảo niêm mạc có độ dày thích hợp (không quá mỏng cũng không quá dày) cho sự làm tổ và phát triển của phôi thai. Trong đó, sự tăng độ dày niêm mạc sau giai đoạn hành kinh tạo cho niêm mạc tử cung chứa đầy chất dinh dưỡng, sẵn sàng cung cấp cho trứng được thụ tinh khi di chuyển vào làm tổ trong buồng tử cung. d) Tổ chức thực hiện: Hoạt động của GV Hoạt động của HS Giao nhiệm vụ: - Tổ chức hoạt động cá nhân, quan sát tranh hình 40.4. Chu kì kinh nguyệt, trả lời câu hỏi: 1. Trình bày sự thay đổi độ dày niêm mạc tử cung trong chu kì kinh nguyệt? HS nhận nhiệm vụ.