Nội dung text BÀI 16. HỒ CHÍ MINH – VỊ ANH HÙNG GIẢI PHÓNG DÂN TỘC.docx
Câu 4: “Trước hết phải có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức quần chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi…Đảng có vững thì cách mệnh mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thì thuyền mới chạy… Bây giờ học thuyết nhiều, chủ ngĩa nhiều nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lê-nin…’ (Trích Đường kách mệnh trong hồ Chí Minh: Toàn tập, Tập 2, NXB Chính trị quốc gia, 2011, tr.289) A. Sự cần thiết phải thành lập một chính Đảng vô sản lãnh đạo cách mạng. B. Khẳng định sự tin theo chủ nghĩa Lê-nin của Nguyễn Ái Quốc. C. Khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định đến sự thành công của cách mạng. D. Khẳng định Đảng ra đời cách mạng Việt Nam sẽ tất yếu sẽ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Câu 5: Khi Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội toàn quốc lần thứ XVIII của Đảng xã hội Pháp ở thành phố Tua, bỏ phiếu tán thanhf gia nhập Quốc tế cộng sản do Lê-nin sang lập, Rô-dơ – thư kí của Đại hội hỏi lí do vì sao ủng hộ Quốc tế cộng sản, Nguyễn Ái Quốc trả lời dứt khoát: “Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi muốn”. (Trích SGK lớp 12 Cánh Diều – trang 91). A. Lí do Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế cộng sản là muốn đem lại độc lập cho dân tộc. B. Lí do Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế cộng sản là muốn đem lại tự do cho đồng bào. C. Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế cộng sản vì muốn đem lại độc lập cho tất cả các dân tộc thuộc địa. D. Nguyễn Ái Quốc gia nhập Quốc tế Cộng sản đánh dấu bước ngoặt trong cuộc đời hoạt động cách mạng của Người. Câu 6: Tại Pháp, Nguyễn Ái Quốc tham gia sang lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pháp, ra báo tiếng Pháp Người cùng khổ (Le Paria), viết bài trên báo Nhân đạo (Pháp), viết Bản án chế độ thực dân Pháp (năm 1925)…Năm 1923, Nguyễn Ái Quốc sang Liên Xô tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân, Đại hội Quốc tế Cộng sản (năm 1924), tìm hiểu kinh nghiệm xây dựng Đảng Cộng sản Liên Xô và Chính quyền Xô Viết, viết bài cho Tạp chí Cộng sản, Thư tín quốc tế (1923-1924)…Tại Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (1925), ra báo Thanh niên (21/6/1925), mở các lớp đào tạo huấn luyện cán bộ cách mạng, trang bị lí luận cách mạng cho các hội viên. (Trích SGK lớp 12 – Chân trời sang tạo – trang 99). A. Từ 1921 đến 1925 là thời kì Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về tư tường, chính trị, tổ chức cho việc lập Đảng. B. Thời kì từ 1921 đến 1925, Nguyễn Ái Quốc vừa học tập nghiên cứu chủ nghĩa Lê- nin, vừa xây dựng lí luận giải phóng dân tộc cho Việt Nam. C. Một trong những phương thức truyền bá lí luận giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc về nước là thông qua sách báo.
D. Nguyễn Ái Quốc tham dự Hội nghị Quốc tế Nông dân, Đại hội Quốc tế Cộng sản (năm 1924) bước đầu đánh dấu sự chyển biến trong lập trường cứu nước của Người. Câu 7. Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại hoạt động ở Pháp. Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc – Xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, trong đó kí tên là Nguyễn Ái Quốc. Tháng 7 -1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cường về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. (Trích SGK lớp 12 Kết nối tri thức – trang 92). A. Trước khi tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc đã trải qua quá đi tìm tòi, trình khảo nghiệm lâu dài. B. Nguyễn Ái Quốc sẵn sàng chịu trách nhiệm khi quyết định kí tên trong bản Yêu sách của nhân dân An Nam gửi tới Hội nghị Véc-xai. C. Tháng 7-1920, đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong quá trình hoạt động cách mạng của Nguyễn Ái Quốc – chuyển từ lập trường yêu nước sang lập trường vô sản. D. Một trong những công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng VN là quyết định chọn con đường cách mạng vô sản cho dân tộc Việt Nam. Câu 8. Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại hoạt động ở Pháp. Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc – Xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, trong đó kí tên là Nguyễn Ái Quốc. Tháng 7 -1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cường về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Tháng 12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. (Trích SGK lớp 12 Kết nối tri thức – trang 92). A. Công lao to lớn đầu tiên của Nguyễn Ái Quốc đối với cách mạng Việt Nam là đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. B. Sau khi đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cường về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin, Người khẳng định đây chính là con đường cứu nươc đúng cho dân tộc. C. Việc Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước, nhiều châu trong thời gian từ 1911 đến 1917, đã giúp Người đưa ra quyết định con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. D. Việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước cho dân tộc Việt Nam - con đường cách mạng vô sản, đã chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cách mạng ở nước ta. Câu 9. Từ năm 1911 đến năm 1917, Nguyễn Tất Thành đến nhiều nước ở châu Á, châu Âu, châu Phi, tích cực tìm hiểu cuộc sống của nhân dân lao động. Năm 1917, Nguyễn Tất Thành trở lại hoạt động ở Pháp. Năm 1919, Nguyễn Tất Thành thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Véc – Xai bản Yêu sách của nhân dân An Nam, trong đó kí tên là Nguyễn Ái Quốc. Tháng 7 -1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa của Lê-nin. Tháng
12-1920, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam. (Trích SGK lớp 12 Kết nối tri thức – trang 92). A.Tuy quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc thời kì 1911 – 1917, chưa đem lại kết quả gì, nhưng là cơ sở cho những quyết định quan trọng sau này của Người. B. Nét độc đáo trong quá trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc là vừa đi vừa tìm tòi học hỏi, vừa khảo nghiệm các con đường cứu nước. C. Năm 1919, sau khi gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc – Xai, Nguyễn Tất Thành đã đòi được các quyền dân tộc cơ bản cho nhân dân ta. D. Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản và tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp, từ đây cách mạng Việt Nam chấm dứt sự khủng hoảng về đường lối. Câu 10. Các tổ chức cộng sản ra đời đã thúc đẩy phong trào cách mạng trên cả nước phát triển, nhưng các tổ chức này hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau làm cho cách mạng Việt Nam có nguy cơ dẫn đến sự chia rẽ lớn. Vì vậy, cần phải hợp nhất các tổ chức cộng sản thành một đảng cộng sản. A. Các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ là một trong những lí do thành lập Đảng cộng sản. B. Đầu năm 1930, điều kiện thành lập đảng cộng sản ở Việt Nam đã chín muồi. C. Các tổ chức cộng sản hoạt động riêng rẽ, tranh giành ảnh hưởng với nhau đã thúc đẩy phong trào cách mạng phát triển mạnh mẽ. D. Các tổ chức cộng sản ra đời là sự chuẩn bị trực tiếp cho việc thành lập một chính đảng cộng sản ở Việt Nam. ĐÁP ÁN Câu hỏi Đáp án a Đáp án b Đáp án c Đáp án d Câu 1 Đ S Đ S Câu 2 Đ Đ S S Câu 3 Đ Đ Đ S Câu 4 Đ Đ Đ S Câu 5 Đ Đ S Đ Câu 6 Đ Đ Đ S Câu 7 Đ Đ S S Câu 8 Đ Đ S S Câu 9 Đ Đ SS S Câu 10 Đ Đ S Đ