Nội dung text 4.2. PHẦN 3 - HÓA HỌC.pdf
H S A ĐỀ THI THAM KHẢO KỲ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC Phần thi thứ ba: KHOA HỌC hoặc TIẾNG ANH (Lựa chọn 3 trong 5 chủ đề dưới đây) Thời gian làm bài: 60 phút Tổng điểm phần thi Khoa học: 50 điểm H S A hoặc Tiếng Anh (dành xét tuyển khối ngành ngoại ngữ) Thời gian hoàn thành phần thi Tiếng Anh: 60 phút Tổng điểm phần thi Tiếng Anh: 50 điểm Hà Nội, tháng 8 năm 2024
H S A Phần thứ ba. KHOA HỌC Chủ đề Hóa học có 17 câu hỏi từ 201 đến 217 Câu 201: Biết rằng mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là hỗn hợp các amine và một số chất khác. Để khử mùi tanh của các trước khi nấu chúng ta có thể sử dụng dung dịch chất nào dưới đây? A. Dung dịch xút. B. Nước vôi trong. C. Giấm ăn. D. Nước muối. Câu 202: Trong phòng thí nghiệm, cần xác định nồng độ của KMnO4 do hợp chất này dễ bị khử đến MnO2 bằng oxalic acid theo phương trình hóa học như sau: KMnO H C O H SO MnSO CO H O K SO 4 2 2 4 2 4 4 2 2 2 4 + + ® + + + Quá trình chuẩn độ sẽ kết thúc khi dung dịch KMnO4 đổi màu từ màu tím thành màu hồng nhạt bền. Người ta thực hiện chuẩn độ dung dịch KMnO4 bằng dung dịch H2C2O4 0,05M. Thí nghiệm chuẩn độ được thực hiện như sau: - Đổ đầy dung dịch KMnO4 vào buret 25 mL, chỉnh về vạch số 0. - Dùng pipet lấy chính xác 10,00 mL dung dịch oxalic acid 0,05M vào bình erlen có dung tích 250 mL, thêm vào 1,00 mL dung dịch H2SO4 (1:1). Sau đó đun nóng hỗn hợp này đến 70oC – 80oC (Không đun sôi vì dung dịch H2C2O4 sẽ bị phân hủy). - Nhỏ từng giọt dung dịch KMnO4 vào bình erlen, lắc đều. Chuẩn độ cho tới khi xuất hiện màu hồng nhạt bền vững trong 30 giây thì dừng chuẩn độ, ghi lại thể tích KMnO4 đã sử dụng. - Lặp lại thí nghiệm 3 lần, thu được các giá trị thể tích KMnO4 đã dùng như sau: Thể tích KMnO4 xác định được là (làm tròn đến chữ số thập phân thứ ba) A. 0,033M. B. 0.034M. C. 0,035M. D. 0,036M. Câu 203: Dung dịch acid nào dưới đây ở trong dung dịch vẫn có tồn tại phân tử acid? A. HF. B. HCl. C. HBr. D. HI.
H S A Câu 204: Liệu pháp điều trị bằng rượu thuốc là một phương pháp hết sức độc đáo của y học cổ truyền đã có lịch sử hàng nghìn năm; được ứng dụng trong phòng bệnh, điều trị bệnh và bồi bổ sức khỏe. Rượu thuốc là sự kết hợp giữa thuốc, bài thuốc y học cổ truyền và rượu. Người ta sẽ tiến hành ngâm các loại thuốc y học cổ truyền là động vật hoặc thực vật có nguồn gốc tự nhiên vào trong rượu tốt. Các hợp chất quý có tác dụng chữa bệnh có trong vị thuốc sẽ hòa tan vào trong rượu, và dung dịch rượu sau khi ngâm thuốc sẽ được sử dụng như thuốc xoa bóp hoặc thuốc uống. Phương pháp ngâm rượu thuốc là ứng dung của A. phương pháp chiết lỏng – lỏng. B. phương pháp chưng cất. C. phương pháp chiết lỏng - rắn. D. phương pháp kết tịnh. Câu 205: Terpinen-4-ol là thành phần chính của tinh dầu tràm trà. Đây là một chất chống ung thư, được sử dụng trong các chế phẩm sát trùng, chữa lành vết thương, được sử dụng trong các sản phẩm trị nấm, điều trị tình trạng viêm, mụn,... Công thức cấu tạo của terpinen-4-ol là Nhận định nào dưới đây là sai về terpine-4-ol? A. Terpinen-4-ol là một hợp chất hữu cơ có hoạt tính sinh học. B. Terpinen-4-ol là một alcohol đơn chức bậc 2.
H S A C. Công thức phân tử của terpinen-4-ol là C10H18O. D. Terpinen-4-ol là một alcohol không no. Câu 206: Glycogen có trong cơ thể động vật với vai trò là chất dự trữ năng lượng. Glycogen có cấu trúc tương tự amilopectin nhưng có độ phân nhánh nhiều hơn. Trong cơ thể người, glycogen có nhiều trong gan và trong các cơ. Vậy glycogen là A. Lipid. B. Polysaccharide. C. Chất béo. D. Protein. Câu 207: Dãy các hợp chất có cùng bản chất liên kết hóa học là A. NaCl, HCl, K2S, CaO. B. NaCl, NaH, BaO, KI. C. NO2, HNO3, NaCl, HCl. D. PCl3, NaH, CaO, KI. Câu 208: Một bạn học sinh thực hiện thí nghiệm sau: - Cho vào bát sứ khoảng 2 mL dầu thực vật (hoặc khoảng 2 gam mỡ) và 4 – 5 mL dung dịch NaOH 40%. - Đun hỗn họp sôi nhẹ và khuấy đều bằng đũa thủy tinh, thỉnh thoảng cho vài giọt nước cất để tránh hỗn hợp bị cạn. - Đun khoảng 10 phút thì dừng, cho thêm 10 mL dung dịch NaCl bão hòa vào và khuấy đều. Nhận xét nào dưới đây là đúng về thí nghiệm trên? A. Bạn học sinh đang thực hiện thí nghiệm điều chế chất giặt rửa tổng hợp. B. Có thể thay thế dung dịch NaCl bão hòa bằng dung dịch CaCl2 bão hòa. C. Có thể thay việc đun sôi nhẹ hỗn hợp bằng phương pháp đun cách thủy. D. Sản phẩm thu được có khả năng tẩy màu quần áo. Câu 209: