PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text 49. LÊ THỊ THẮM.pdf

1 ĐẶT VẤN ĐỀ Đua thuyền Canoeing là môn thể thao mới được đưa vào Việt Nam từ tháng 8 năm 1997. Đến nay trên toàn quốc đã có 16 tỉnh thành phát triển môn này. Tuy là môn thể thao mới nhưng Canoeing đã nhanh chóng được Ủy Ban TDTT và Sở TDTT Hà Nội đặc biệt quan tâm đầu tư phát triển với cơ sở vật chất ngày càng khang trang; Hệ thống đào tạo bài bản, các huấn luyện viên giàu kinh nghiệm, các chuyên gia nước ngoài phục vụ cho công tác đào tạo VĐV. Cũng như nhiều môn thể thao khác, thể thao thành tích cao, thành tích của VĐV Canoeing phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố như kỹ thuật – thể lực – tâm lý của VĐV... trong đó các tố chất thể lực chung và đặc biệt là tố chất sức mạnh tốc độ, sức mạnh bền đóng vai quan trọng. Do đặc điểm của VĐV phải hoạt động dưới nước, ngoài trọng lượng của cơ thể, VĐV phải thắng được lực cản của nước, của sóng, của gió, trọng lượng của thuyền đồng thời phải phát huy được sức mạnh bền chuyên môn. Hiện nay đua thuyền Canoeing phải phát triển hầu hết các tố chất thể lực như sức mạnh, sức bền, sức khóe léo... và đặc biệt là thể lực sức mạnh chuyên môn. Hiện nay đua thuyền là môn thể thao mới nên chưa có đề tài thuộc lĩnh vực này của tác giả Việt Nam nào nghiên cứu. Thể lực là nền tảng thành công của vận động viên thể thao nói chung và trong môn Đua thuyền nói riêng, do đó việc nghiên cứu nâng cao các yếu tố về thể lực cho VĐV nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao thành tích cho VĐV là vô cùng quan trọng. Xuất phát từ các lý do trên, tôi tiến hành nghiên cứu: “Ứng dụng các bài tập nâng cao sức mạnh bền chuyên môn cho vận
2 động viên nữ môn Đua thuyền Canoeing Cự ly 200 mét đội tuyển trẻ An Giang". Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu lựa chọn và ứng dụng các bài tập nâng cao sức mạnh bền chuyên môn cho vận động viên nữ môn Đua thuyền Canoeing Cự ly 200 mét đội tuyển trẻ An Giang, phục vụ công tác huấn luyện một cách khoa học, đem lại hiệu quả cao. Kết quả nghiên cứu có thể làm cơ sở tham khảo cho các huấn luyện viên và đồng nghiệp. Mục tiêu nghiên cứu: Mục tiêu 1: Đánh giá thực trạng sức mạnh bền chuyên môn của vận động viên nữ môn Đua thuyền Canoeing Cự ly 200 mét đội tuyển trẻ An Giang. - Xác định các test đánh giá sức mạnh bền chuyên môn của vận động viên nữ môn Đua thuyền Canoeing Cự ly 200 mét đội tuyển trẻ An Giang. + Tổng hợp các test đánh giá sức mạnh bền chuyên môn cho vận động viên môn Đua thuyền của các tác giả. + Phỏng vấn và lựa chọn các test đánh giá sức mạnh bền chuyên môn của vận động viên nữ môn Đua thuyền Canoeing Cự ly 200 mét đội tuyển trẻ An Giang. + Xác định độ tin cậy các test đánh giá sức mạnh bền chuyên môn của vận động viên nữ môn Đua thuyền Canoeing Cự ly 200 mét đội tuyển trẻ An Giang. - Đánh giá thực trạng sức mạnh bền chuyên môn của vận động viên nữ môn Đua thuyền Canoeing Cự ly 200 mét đội tuyển trẻ An Giang.

4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Khái quát sự phát triển của môn Canoeing 1.2. Đặc điểm của môn Canoeing 1.3. Cơ sở lý luận về huấn luyện sức mạnh và sức mạnh bền 1.4. Đặc điểm về bài tập thể dục thể thao 1.5. Đặc điểm vận động viên trẻ 1.6. Giới thiệu vài nét về môn canoeing tại tỉnh An Giang 1.7. Một số công trình nghiên cứu có liên quan CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1. Phương pháp nghiên cứu 2.1.1. Phương pháp tham khảo tài liệu 2.1.2. Phương pháp phỏng vấn 2.1.3. Phương pháp kiểm tra sư phạm 2.1.4. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 2.1.5. Phương pháp toán học thống kê 2.2. Tổ chức nghiên cứu 2.2.1. Đối tượng và khách thể nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Các bài tập nâng cao sức mạnh bền chuyên môn cho vận động viên nữ môn Đua thuyền Canoeing Cự ly 200 mét đội tuyển trẻ An Giang. Khách thể nghiên cứu: + Khách thể phỏng vấn: 30 chuyên gia huấn luyện viên, nhà quản lý, giáo viên, giảng viên trọng tài môn Đua thuyền Canoeing.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.