PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Chuyên Đề 49 - thực hành thí nghiệm hóa học -Phạm Tiến Dũng-HN hoàn thành.docx

Chuyên đề 49- Thực hành – Thí nghiệm hóa học Phạm Tiến Dũng – HN Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 1 Tên Chuyên Đề: .....49........... Thực hành - thí nghiệm hóa học PHẦN A: LÝ THUYẾT I. Một số dụng cụ thí nghiệm cơ bản II. Thao tác thí nghiệm và an toàn phòng thí nghiệm 1. Thao tác thí nghiệm - Khi lấy hóa chất rắn ở dạng hạt nhỏ hay bột ra khỏi lọ phải dùng thìa kim loại hoặc thủy tinh để xúc. - Lấy hóa chất rắn ở các dạng hạt to, dây, thanh có thể dùng panh để gắp (không được đặt lại thìa, panh vào lọ đựng hóa chất sau khi đã sử dụng). - Lấy hóa chất lỏng từ chai miệng nhỏ thường phải rót qua phễu hoặc qua cốc, ống đong có mỏ, lấy lượng nhỏ dung dịch thường dùng ống hút nhỏ giọt. - Các hóa chất dùng xong còn thừa, không được đổ trở lại bình chứa mà cần được xử lí theo hướng dẫn của giáo viên. 2. An toàn phòng thí nghiệm - Học sinh cần tuyệt đối tuân thủ nội qui an toàn PTN. - Không sử dụng hóa chất đựng trong đồ chứa không có nhãn hoặc nhãn mờ, mất chữ. - Trước khi sử dụng cần đọc cẩn thận nhãn hóa chất và cần tìm hiểu kĩ các tính chất, các lưu ý, cảnh báo của mỗi loại hóa chất để thực hiện thí nghiệm an toàn.
Chuyên đề 49- Thực hành – Thí nghiệm hóa học Phạm Tiến Dũng – HN Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 2 - Khi bị hóa chất dính vào người hoặc hóa chất bị đổ, tràn ra ngoài cần báo cáo với giáo viên để được hướng dẫn xử lý. III. Phương pháp thu khí và làm khô 1. Phương pháp thu khí Nguyên tắc: Phải nắm vững tính chất vật lý (tính tan và tỉ khối) để áp dụng phương pháp thu khí đúng. - Thu theo phương pháp đẩy không khí: + Khí không phản ứng với oxi của không khí. + Nặng hơn hoặc nhẹ hơn không khí (CO 2 , SO 2 , Cl 2 , H 2 , NH 3 ...) Úp ống thu?? Ngửa ống thu?? - Thu theo phương pháp đẩy nước: khí ít tan trong nước. (H 2 , O 2 , CO 2 , N 2 , CH 4 , C 2 H 4 , C 2 H 2 ...). - Các khí tan nhiều trong nước (khí HCl, khí NH 3 ): không thu được bằng cách đẩy nước. + Ở 20 o C, 1 thể tích nước hòa tan tới gần 500 thể tích khí HCl. + Ở điều kiện thường, 1 lít nước hòa tan khoảng 800 lít khí NH 3 . Lưu ý: SO 2 là khí tan nhiều trong nước (không giống như CO 2 ). 2. Làm khô khí - Nguyên tắc: Chất làm khô phải hút nước mạnh và không có phản ứng với chất cần làm khô. - Các chất làm khô thường dùng: H 2 SO 4 đặc, P 2 O 5 , CaO (vôi sống, mới nung), CuSO 4 (khan, màu trắng), CaCl 2 (khan), NaOH, KOH (rắn hoặc dung dịch đậm đặc)… V. Tách và tinh chế các chất 1. Phương pháp chưng cất - Cơ sở của phương pháp chưng cất: Dựa vào nhiệt độ sôi khác nhau của các chất lỏng trong hỗn hợp. - Nội dung phương pháp chưng cất: Khi đun sôi một hỗn hợp lỏng, chất nào có nhiệt độ sôi thấp hơn sẽ chuyển thành hơi sớm hơn và nhiều hơn. Khi gặp lạnh, hơi sẽ ngưng tụ thành dạng lỏng chứa chủ yếu là chất có nhiệt độ sôi thấp hơn. 2. Phương pháp chiết - Cơ sở của phương pháp chiết: Dựa vào độ tan khác nhau trong nước hoặc trong dung môi khác của các chất lỏng, chất rắn. Khi hai chất lỏng không trộn lẫn được vào nhau chất lỏng nào có khối
Chuyên đề 49- Thực hành – Thí nghiệm hóa học Phạm Tiến Dũng – HN Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 3 lượng riêng nhỏ hơn sẽ tách thành lớp trên, chất lỏng nào có khối lượng riêng lớn hơn sẽ nằm ở phía dưới. - Nội dung của phương pháp chiết: Dùng dụng cụ chiết (phễu chiết) tách các chất lòng không hòa tan vào nhau ra khỏi nhau (chiết lỏng - lỏng). Người ta còn thường dùng chất lỏng hoà tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn (chiết lỏng - rắn). 3. Phương pháp kết tinh - Cơ sở của phương pháp kết tinh: Dựa vào độ tan khác nhau của các chất rắn theo nhiệt độ. - Nội dung của phương pháp kết tinh: Hòa tan chất rắn vào dung môi đến bão hòa, lọc tạp chất rồi cô cạn, chất rắn trong dung dịch sẽ kết tinh ra khỏi dung dịch theo nhiệt độ (chất tách ra có thể ngậm nước) 4. Phương pháp lọc - Cơ sở của phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng Thí dụ: Đường bị lẫn một ít cát. Để làm sạch đường bằng phương pháp vật lí ta hòa tan hỗn hợp đường và cát vào nước. Khi đó đường bị tan vào nước còn lại cát không tan. Cho giấy lọc vào phễu, lọc và thu phần nước lọc, đem cô cạn phần nước lọc ta thu được đường. 5. Phương pháp từ tính - Cơ sở của phương pháp từ tính: Dùng để tách chất bị nhiễm từ (bị nam châm hút) ra khỏi hỗn hợp rắn gồm chát bị nhiễm từ và chất không bị nhiễm từ (Một số chất bị nhiễm từ là Fe, Fe 3 O 4 ,...). Thí dụ: Để tách riêng Fe và Cu ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lí ta dùng thanh nam châm (đã bọc nilon mỏng), chà nhiều lần lên hỗn hợp. Do sắt có tính nhiễm từ nên bị hút vào thanh nam châm, còn đồng thì không bị hút do không có tính nhiễm từ. Làm đi làm lại nhiều lần ta thu được sắt riêng, đồng riêng. 6. Phương pháp lắng gạn - Cơ sở của phương pháp lắng gạn: Dùng để tách các chất rắn có khối lượng riêng khác nhau ra khỏi nước hoặc dung dịch. Thí dụ: Bột CuO bị lẫn bột than. Để tách riêng bột CuO ra khỏi hồn hợp bằng phương pháp vật lí ta cho hỗn hợp trên vào cốc, thêm nước vào, khấy đều rồi lắng gạn. Làm đi làm lại nlũều lần, bột than nhẹ sẽ trôi theo nước ra ngoài, bột CuO chìm xuống đáy. Lúc này ta thu được CuO bằng phương pháp lọc. Chú ý: Ngoài các phương pháp trên còn nhiều phương pháp khác như: phương pháp điện di, thẩm thấu, sắc ký, li tâm, hấp phụ, thăng hoa,...
Chuyên đề 49- Thực hành – Thí nghiệm hóa học Phạm Tiến Dũng – HN Nhóm Thầy: Nguyễn Quốc Dũng – Tel & Zalo: 0904.599.481 Page 4 PHẦN B: BÀI TẬP ĐƯỢC PHÂN DẠNG Dạng 1: Sử dụng dụng cụ thí nghiệm Câu 1: Để đảm bảo an toàn, người làm thí nghiệm không được trực tiếp cầm ống nghiệm bằng tay mà phải dùng kẹp gỗ (được mô tả như hình vẽ). Kẹp ống nghiệm ở vị trí nào là đúng? A. Kẹp ở 1/3 từ đáy ống nghiệm lên. B. Kẹp ở 1/3 từ miệng ống nghiệm xuống. C. Kẹp ở giữa ống nghiệm. D. Kẹp ở gần miệng ống nghiệm. Câu 2: Đèn cồn trong phòng thí nghiệm (được mô tả như hình vẽ) là dụng cụ cung cấp nhiệt cho quá trình đun nóng dung dịch, nung chất rắn. Chỉ ra thao tác sai khi đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn: A. Khi đun, phải hơ qua ống nghiệm để ống giãn nở đều. B. Khi đun, để đáy ống nghiệm vào sát bấc đèn cồn. C. Khi đun, để đáy ống nghiệm vào chỗ nóng nhất của ngọn lửa đèn cồn, tức là vị trí 2/3 của ngọn lửa từ dưới lên. D. Khi đun nóng cần lắc nhẹ ống nghiệm và hướng miệng ống về phía không có người. Câu 3: Đèn cồn trong phòng thí nghiệm (được mô tả như hình vẽ) không có tác dụng nào sau đây? A. Đun nóng dung dịch trong ống nghiệm, làm cho phản ứng diễn ra nhanh hơn. B. Thắp sáng phòng thí nghiệm. C. Nung chất rắn trong đĩa sứ để thực hiện phản ứng phân hủy. D. Làm khô các chất không bị phân hủy bởi nhiệt như NaCl, NaOH,... Câu 4: Chỉ ra thao tác sai khi sử dụng đèn cồn (được mô tả như hình vẽ) trong phòng thí nghiệm: A. Châm lửa đèn cồn bằng băng giấy dài. B. Tắt đèn cồn bằng cách dùng nắp đậy lại.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.