Nội dung text 2. CHUYÊN ĐỀ- ĐẠI CƯƠNG KIM LOẠI.docx
Trang 2 1. Yêu cầu cần đạt Đặc điểm cấu tạo và liên kết kim loại Nhận biết: – Nêu được đặc điểm của liên kết kim loại. (HH1.1) – Trình bày được đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại và tinh thể kim loại. (HH1.2) Tính chất vật lí và tính chất hoá học của kim loại Thông hiểu: – Giải thích được một số tính chất vật lí chung của kim loại (tính dẻo, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, tính ánh kim). (HH1.6) – Trình bày được ứng dụng từ tính chất vật lí chung và riêng của kim loại. (HH1.2) – Trình bày được phản ứng của kim loại với phi kim (chlorine, oxygen, lưu huỳnh) và viết được các phương trình hoá học. (HH1.2) – Thực hiện được một số thí nghiệm của kim loại tác dụng với phi kim, acid (HCl, H 2 SO 4 ), muối. (HH2.4) Vận dụng: – Sử dụng bảng giá trị thế điện cực chuẩn của một số cặp oxi hoá – khử phổ biến của ion kim loại/ kim loại (có bổ sung thế điện cực chuẩn các cặp: H 2 O/OH – + 1/2H 2 ; 2H + /H 2 ; 2–4SO + 4H + / SO 2 + 2H 2 O) để giải thích được các trường hợp kim loại phản ứng với dung dịch HCl, H 2 SO 4 loãng và đặc; nước; dung dịch muối. (HH1.6) Quặng, mỏ kim loại trong tự nhiên và các phương pháp tách kim loại Nhận biết: – Nêu được khái quát trạng thái tự nhiên của kim loại và một số quặng, mỏ kim loại phổ biến. (HH1.1) Thông hiểu: – Trình bày được phương pháp tách kim loại hoạt động mạnh như sodium, magnesium, nhôm (aluminium); Phương pháp tách kim loại hoạt động trung bình như kẽm (zinc), sắt (iron); Phương pháp tách kim loại kém hoạt động như đồng (copper). (HH1.2) – Giải thích được phương pháp tách kim loại hoạt động mạnh như sodium, magnesium, nhôm (aluminium); Phương pháp tách kim loại hoạt động trung bình như kẽm (zinc), sắt (iron); Phương pháp tách kim loại kém hoạt động như đồng (copper). (HH1.6) Vận dụng: – Trình bày được nhu cầu và thực tiễn tái chế kim loại phổ biến sắt, nhôm, đồng. (HH1.2) Hợp kim Nhận biết: – Nêu được thành phần một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm (gang, thép, dural,. ). (HH1.1) – Trình bày được khái niệm hợp kim (HH1.2) – Trình bày được việc sử dụng phổ biến hợp kim. (HH1.2) – Nêu được tính chất một số hợp kim quan trọng của sắt và nhôm (gang, thép, dural,...). (HH1.1) Thông hiểu: – Trình bày được một số tính chất của hợp kim so với kim loại thành phần. (HH1.2) Sự ăn mòn kim loại Thông hiểu: – *Nêu được khái niệm ăn mòn kim loại từ sự biến đổi của một số kim loại, hợp kim
Trang 4 1.2. Đặc điểm cấu tạo của nguyên tử kim loại - Nguyên tử kim loại thường có ít electron lớp ngoài cùng (1, 2, 3 electron) - Bán kính nguyên tử lớn hơn so với các nguyên tố phi kim cùng chu kì - Độ âm điện nhỏ hơn so với các phi kim cùng chu kì => Nguyên tử kim loại dễ nhường electron hóa trị hơn tạo ion dương. 1.3. Tinh thể kim loại a) Tinh thể kim loại - Ở nhiệt độ thường, đơn chất kim loại ở thể rắn và có cấu tạo tinh thể (trừ thủy ngân Hg ở thể lỏng) - Cấu tạo tinh thể kim loại: Các ion dương kim loại nằm ở các nút mạng tinh thể và các electron hóa trị chuyển động tự do xung quanh. Kiểu mạng tinh thể Mạng lập phương tâm khối Mạng lập phương tâm mặt Mạng lục phương chặt khít Cấu trúc Độ đặc khít 68% 74% 74% Số phối trí 8 12 12 Ví dụ Li, Na, K, Ba … Ca, Sr, Cu … Be, Mg … b) Liên kết kim loại - Liên kết kim loại được hình thành do