PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text ĐÁP ÁN ĐIỀN KHUYẾT - ĐỊA 11 KNTT ( HK1 )

BÀI 1. SỰ KHÁC BIỆT VÊ TRÌNH ĐỘ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC I. CÁC NHÓM NƯỚC. - Các nước trên thế giới phân chia thành 2 nhóm nước: phát triển và nước đang phát triển. - Tiêu chí chủ yếu phân biệt các nhóm nước là tổng thu nhập quốc gia bình quân đầu người (GNI/người), cơ cấu kinh tế và chỉ số phát triển con người (HDI). - GNI/người: + Bằng tổng thu nhập quốc gia chia cho số dân của một nước. + Phản ánh mức sống và năng suất lao động của người dân trong một nước. + Phân chia thành 4 nhóm nước: thu nhập cao, thu nhập trung bình cao, thu nhập trung bình thấp và thu nhập thấp. - Cơ cấu kinh tế: + Là tập hợp các ngành, lĩnh vực và bộ phận kinh tế có quan hệ hữu cơ tương đối ổn định với nhau, trong đó quan trọng nhất là cơ cấu ngành kinh tế. + Chỉ tiêu phản ánh mức độ đóng góp của các ngành kinh tế vào GDP của một nước. + Thể hiện trình độ phát triển khoa học - công nghệ, lực lượng sản xuất,... của nền sản xuất xã hội. + Bao gồm 3 ngành (khu vực): nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản; công nghiệp và xây dựng; dịch vụ. - HDI: + Là thước đo tổng hợp phản ánh sự phát triển của con người trên các phương diện: sức khoẻ, học vấn và thu nhập. + Phân thành 4 nhóm: nước có HDI rất cao, cao, trung bình và thấp. → Nhóm các nước phát triển có thu nhập bình quân đầu người cao; ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm tỉ trọng rất lớn trong cơ cấu kinh tế và xếp thứ hạng rất cao về HDI. → Nhóm các nước đang phát triển, nhìn chung, có mức sống, thu nhập, sự phát triển kinh tế và công nghiệp ở mức thấp hơn các nước phát triển. II. SỰ KHÁC BIỆT VỀ KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA CÁC NHÓM NƯỚC. 1. Sự khác biệt về kinh tế. Tiêu chí Nước phát triển Đang phát triển Quy mô GDP Lớn GDP trung bình và thấp Tốc độ tăng GDP Khá ổn định Khá cao Cơ cấu kinh tế Dẫn đầu trong các cuộc cách mạng công nghiệp. Ngành dịch vụ có đóng góp nhiều nhất cho GDP (chiếm tỉ trọng cao) Hướng công nghiệp hoá - hiện đại hoá (ngành công nghiệp và dịch vụ tăng tỉ trọng) Trình độ phát triển kinh tế Cao, tập trung vào đổi mới và phát triển các sản phẩm có hàm lượng khoa học - công nghệ cao. Thấp, bắt đầu chú trọng phát triển các lĩnh vực có hàm lượng khoa học - công nghệ và tri thức cao.
2. Sự khác biệt về xã hội. Tiêu chí Nước phát triển Nước đang phát triển Tỉ lệ tăng tự nhiên của dân số Thấp Đang có xu hướng giảm nhưng một số nước vẫn còn cao Cơ cấu dân số Già Phần lớn có cơ cấu dân số trẻ và đang có xu hướng già hoá Đô thị hoá - Diễn ra sớm. - Tốc độ đô thị hoá diễn ra chậm - Tỉ lệ dân thành thị cao - Diễn ra muộn. - Tốc độ đô thị hoá diễn ra nhanh. - Tỉ lệ dân thành thị chưa cao. Chất lượng cuộc sống, tuổi thọ TB, số năm đi học TB HDI Cao, tuổi thọ trung bình cao. HDI nhiều mức: cao, trung bình, thấp; tuổi thọ TB và số năm đi học TB đang tăng dần. Điều kiện giáo dục, y tế Phát triển, dễ tiếp cận Đang tăng lên và được cải thiện
BÀI 2. TOÀN CẦU HÓA VÀ KHU VỰC HÓA KINH TẾ I. TOÀN CẦU HÓA KINH TẾ Toàn cầu hóa là quá trình liên kết các quốc gia trên thế giới về nhiều mặt, từ kinh tế đến văn hóa, khoa học,... Trong đó, toàn cầu hóa kinh tế có tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của nền kinh tế - xã hội thế giới. 1. Biểu hiện của toàn cầu hóa kinh tế - Các dòng hàng hóa - dịch vụ, vốn, lao động và tri thức ngày càng được tự do dịch chuyển. - Các giao dịch quốc tế về thương mại, đầu tư và tài chính tăng nhanh. Nhiều hình thức thương mại và đầu tư mới xuất hiện như thương mại điện tử, đầu tư phát triển bền vững... - Hình thành và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu. Toàn cầu hoá kinh tế đã dẫn tới sự ra đời và phát triển các tổ chức kinh tế toàn cầu như Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), Ngân hàng Thế giới (WB),... Các tổ chức này có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế toàn cầu và đời sống kinh tế - xã hội của các quốc gia. - Các công ty đa quốc gia có vai trò quan trọng. Các công ty đa quốc gia ngày càng mở rộng về phạm vi hoạt động và liên kết thành một mạng lưới sản xuất, kinh doanh toàn cầu, giữ vai trò chi phối các chuỗi giá trị toàn cầu; góp phần liên kết các quốc gia lại với nhau và làm cho quá trình toàn cầu hoá trở nên sâu sắc hơn. - Các tiêu chuẩn toàn cầu được áp dụng ngày càng rộng rãi trong quá trình sản xuất kinh doanh. 2. Hệ quả của toàn cầu hóa kinh tế a) Tích cực. - Tăng cường chuyên môn hóa và hợp tác hóa, thúc đẩy phân công lao động. - Tạo ra sự dịch chuyển về lao động, vốn, công nghệ, tri thức. Phát triển các mạng lưới, chuỗi liên kết toàn cầu nhằm tận dụng tối đa lợi thế của các nước, các khu vực. - Có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế: phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ có hàm lượng công nghệ và tri thức cao  phát triển xanh và bền vững. b) Tiêu cực. Gia tăng sự phân hóa trình độ phát triển kinh tế và khoảng cách giàu nghèo trong từng nước và giữa các nước. 3. Ảnh hưởng của toàn cầu hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới a) Tích cực. - Góp phần khai thác lợi thế cạnh tranh của từng quốc gia, tăng cường chuyên môn hoá và phân công lao động trên phạm vi quốc tế, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. - Thúc đẩy các nước cải cách kinh tế, hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thể chế, cải thiện môi trường đầu tư và kinh doanh,... - Gia tăng các nguồn lực bên ngoài (vốn, lao động, công nghệ,...) b) Tiêu cực. + Gia tăng sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa các nước. Bất kì biến động lớn nào về kinh tế trên thế giới cũng ảnh hưởng tới kinh tế của một quốc gia.
+ Gây ra các vấn đề môi trường như: phát thải khí nhà kính, ô nhiễm không khí, phá huỷ các hệ sinh thái và đa dạng sinh học tại các nước. + Việc phân phối tiêu dùng hàng hóa cũng đang tạo ra một vấn đề lớn về rác thải, đặc biệt rác thải nhựa. II. KHU VỰC HOÁ KINH TẾ. Là quá trình liên kết và hợp tác kinh tế giữa các nước trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội hoặc có chung mục tiêu và lợi ích phát triển. 1. Biểu hiện của khu vực hóa kinh tế - Gia tăng số lượng và quy mô của các tổ chức khu vực trên thế giới. Các tổ chức khu vực trên thế giới ngày càng gia tăng và phát triển thông qua việc kí kết ngày càng nhiều hiệp định thương mại song phương và đa phương nhằm bổ sung các nguồn lực và điều kiện phát triển giữa các thành viên để nâng cao vị thế của khu vực trong tương quan với các khu vực khác. - Hợp tác khu vực ngày càng đa dạng và phát triển. Các tổ chức liên kết khu vực đã hình thành như: Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương, Thị trường chung Nam Mỹ, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á, Liên minh châu Âu. 2. Hệ quả của khu vực hóa kinh tế * Tích cực - Tạo lập một thị trường sản xuất và tiêu dùng rộng lớn. - Thúc đẩy đầu tư và thương mại nội khối, tăng cường hợp tác, nâng cao trình độ khoa học - công nghệ trong khu vực. - Thúc đẩy quá trình mở cửa thị trường, tạo cơ hội việc làm, thu hút các nhà đầu tư. * Tiêu cực. Hình thành các rào cản thương mại đối với những nước bên ngoài khu vực (thuế, tiêu chuẩn chất lượng,...) 3. Ý nghĩa của khu vực hóa kinh tế đối với các nước trên thế giới - Khu vực hoá kinh tế giúp các nước trong khu vực có thể dễ dàng liên kết với nhau và rút ngắn khoảng cách đạt được mục tiêu phát triển kinh tế. - Tăng vị thế, vai trò, tăng sức cạnh tranh của khu vực, phát huy năng lực của các quốc gia. - Thúc đẩy toàn cầu hóa và từng bước làm cho nền kinh tế thế giới trở thành một thể thống nhất.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.