PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text CĐ4-BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CHẤT VIẾT PTHH-HS.pdf

1 BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CHẤT PHẢN ỨNG THEO LỜI DẪN A. PHƯƠNG PHÁP TƯ DUY - Đọc hết 1 lượt đề bài để xác định được các phản ứng diễn ra theo từng giai đoạn để dự đoán các chất trước và sau phản ứng. - Lập luận hoặc lập sơ đồ tư duy để dự đoán chất. - Dựa vào tính chất hóa học của chất cụ thể để xác định phương trình hóa học xảy ra. - Sau khi đã có tư duy về chất phản ứng và chất sản phẩm ta tiến hành xác định và viết các phương trình hóa học xảy ra. B. BÀI TẬP VẬN DỤNG Bài 1: Đá vôi khi phân hủy ở 900 - 10000C thu được vôi sống hay vôi nung (A); vôi sống tác dụng được với nước tạo thành vôi tôi (B); vôi tôi có thể tan trong nước tạo thành nước vôi trong. Khi cho CO2 vào nước vôi trong tạo thành kết tủa trắng (C), nếu tiếp tục cho CO2 vào thì kết tủa này tan tạo dung dịch (D). Các hợp chất (A), (B), (C), (D) ở trên tác dụng vừa đủ với dung dịch H2SO4 tạo ra hợp chất (E). (E) là thành phần chính của thạch cao có nhiều ứng dụng trong cuộc sống như: đúc tượng, đúc các chi tiết tinh vi làm trang trí nội thất, làm phấn viết bảng, bó bột khi gãy xương... Hãy viết các phương trình hóa học xảy ra. Bài 2. Cho hỗn hợp gồm Al2O3, Cu, Fe2O3 vào dung dịch H2SO4 loãng dư thu được dung dịch X và chất rắn Y. Lọc bỏ chất rắn Y, sau đó cho từ từ dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch X thu được dung dịch Z và kết tủa M. Lọc tách kết tủa M, rửa sạch và nung ngoài không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn N. Cho khí H2 dư đi qua N nung nóng thu được chất rắn P. Sục CO2 tới dư vào dung dịch Z thu được kết tủa Q. Biết các phương trình phản ứng trên đều xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Bài 3: Cho a mol CO2 hấp thụ hết vào dung dịch chứa b mol NaOH - Nếu b =2a thì thu được dung dịch A. - Nếu b = a thì được dung dịch B. - Nếu b =1,4a thì được dung dịch C. Tiến hành các thí nghiệm sau: - Thí nghiệm 1: Cho dung dịch CaCl2 dư lần lượt vào dung dịch A, B, C - Thí nghiệm 2: Cho dung dịch Ca(OH)2 dư lần lượt vào dung dịch A, B, C - Thí nghiệm 3: Cho dung dịch CaCl2 dư lần lượt vào dung dịch A, B, C và đun nóng Mô tả các hiện tượng quan sát được và viết PTHH của các phản ứng xảy ra? Bài 4. Cho các chất X, Y, Z, T (trong đó X, Y, Z đều là muối của Sodium) thỏa mãn các tính chất sau: - X hoặc Z tác dụng với dung dịch của chất Y đều thu được khí CO2. - X hoặc Y tác dụng với dung dịch của chất T đều thu được kết tủa trắng. - X hoặc T đều không phản ứng với dung dịch của chất Z. Biết phân tử khối của các chất thỏa mãn: MX + MZ = 190; MX + MT = 365; MZ + MT = 343; MT + MY = 379. Xác định các chất X, Y, Z, T và viết các phương trình phản ứng minh họa. Bài 5: Cho các dung dịch muối vô cơ A, B, C, D chứa các gốc acid khác nhau. Biết A và D là muối của kim loại barium. B và C là muối của sodium. Tiến hành các thí nghiệm sau: - A tác dụng với B tạo kết tủa trắng (không tan trong nước và acid mạnh), khí không màu, không mùi và nặng hơn không khí.
2 - B tác dụng với C thu được dung dịch đồng nhất và khí không màu, mùi hắc, nặng hơn không khí. - A tác dụng với C tạo kết tủa trắng tan được trong acid. - D tác dụng với dung dịch AgNO3 thu được kết tủa trắng. Xác định công thức hóa học của các dung dịch muối trên. Bài 6. Hòa tan hoàn toàn FexOy vào dung dịch KHSO4 loãng dư thu được dung dịch X. Biết X hòa tan được Cu và làm mất màu dung dịch KMnO4. Lập luận để xác định công thức FexOy và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Bài 7: Cho kim loại A tác dụng với một dung dịch muối B. Viết phương trình hóa học xảy ra trong các trường hợp sau: a. Tạo một chất khí, một kết tủa trắng và một kết tủa xanh. b. Tạo một chất khí và một kết tủa trắng. Sục khí CO2 dư vào sản phẩm, kết tủa tan, dung dịch trong suốt. c. Tạo hai chất khí và dung dịch trong suốt. Cho dung dịch HCl vào dung dịch thu được thấy giải phóng khí. Dẫn khí này vào nước vôi trong dư thấy nước vôi đục. Bài 8. Cho 3 dung dịch muối A, B, C (muối trung hòa hoặc muối acid) ứng với 3 gốc acid khác nhau, thỏa mãn điều kiện sau: A + B  có khí thoát ra B + C  có kết tủa xuất hiện A + C  vừa có kết tủa xuất hiện vừa có khí thoát ra. Xác định A, B, C và viết các phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra. Bài 9. Dẫn luồng khí CO dư qua hỗn hợp các chất: BaO, CuO, Fe3O4, Al2O3 nung nóng (các chất có số mol bằng nhau). Kết thúc các phản ứng thu được chất rắn X và khí Y. Cho X vào H2O (lấy dư) thu được dung dịch E và phần không tan Q. Cho Q vào dung dịch AgNO3 (số mol AgNO3 bằng hai lần tổng số mol các chất trong hỗn hợp ban đầu) thu được dung dịch T và chất rắn F. Lấy khí Y cho sục qua dung dịch E được dung dịch G và kết tủa H. a) Xác định thành phần các chất của X, Y, E, Q, F, T, G, H. b) Viết các phương trình hóa học xảy ra. Bài 10. Đốt cháy carbon trong oxygen vừa đủ ở nhiệt độ cao được hỗn hơp khí . Cho tác dụng với nung nóng thu được khí và hỗn hợp chất rắn . Cho tác dụng với dung dịch nước vôi trong thu được kết tủa và dung dịch , đun sôi lại thu được kết tủa . Cho tan trong dung dịch , thu được khí và dung dịch . Cho tác dụng với dung dịch dư được kết tủa hydroxide . Nung trong không khí tới khối lượng không đổi thu được chất rắn . Xác định các chất . Viết các phương trình phản ứng xảy ra. Bài 11. Cho biết A, B, C, D, E là các hợp chất của Na. Cho A lần lượt tác dụng với các dung dịch B, C thu được các khí tương ứng X, Y. Cho D, E lần lượt tác dụng với nước thu được các khí tương ứng Z, T. Biết X, Y, Z, T là các khí thông thường. Viết phương trình hóa học xảy ra. Bài 12. Có 4 dung dịch muối A, B, C, D ( mỗi dung dịch chứa 1 muối, các muối có gốc acid khác nhau). Tiến hành các thí nghiệm sau: TN1: Trộn dung dịch A với dung dịch B đồng thời đun nóng nhẹ thấy thoát ra chất khí làm đỏ giấy quỳ tím ẩm và xuất hiện kết tủa trắng. TN2: Cho từ từ đến dư dung dịch A vào dung dịch C sau một thời gian thấy sủi bọt khí. TN3: Trộn dung dịch B với dung dịch C hoặc dung dịch D đều thấy xuất hiện kết tủa trắng. TN4: Trộn dung dịch C với dung dịch D thấy có kết tủa và sủi bọt khí. Hãy lựa chọn các chất A, B, C, D thích hợp và viết phương trình phản ứng.
3 Bài 13. Cho các thí nghiệm sau: Thí nghiệm 1: Cho BaO vào dung dịch H2SO4 loãng, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được kết tủa A và dung dịch B. Thí nghiệm 2: Cho Al dư vào dung dịch B thu được khí E và dung dịch D. Thí nghiệm 3: Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch D thu được kết tủa F. Xác định các chất A, B, D, E, F và viết PTHH. Bài 14. Sục khí A vào dung dịch chứa chất B thu được rắn C màu vàng và dung dịch D. Khí X có màu vàng lục tác dụng với khí A tạo ra C và F. Nếu X tác dụng với khí A trong nước tạo ra Y và F, rồi thêm BaCl2 vào dung dịch thì có kết tủa trắng. A tác dụng với dung dịch chất G là muối nitrat kim loại tạo ra kết tủa H màu đen. Đốt cháy H bởi oxi ta được chất lỏng I màu trắng bạc. Xác định A, B, C, F, G, H, I, X, Y và viết phương trình hóa học của các phản ứng Bài 15. Cho than vào dung dịch H2SO4 đặc nóng thu được khí A. Chia A thành 3 phần. Cho phần 1 vào dung dịch NaOH dư; cho phần 2 vào dung dịch thuốc tím; cho phần 3 vào dung dịch nước bromineine. Viết PTHH. Bài 16. Khí A không màu, khi sục qua dung dịch bromine làm dung dịch đậm màu hơn. Khí B không màu, khi sục một lượng dư B qua dung dịch bromine làm dung dịch bromine mất màu. Nếu sục khí A vào dung dịch H2SO4 đặc cũng có khí B thoát ra. Xác định A, B và viết PTHH. Bài 17. Bình A chứa đầy không khí khô (đã loại bỏ hơi nước). Cho 1 mẩu sodium vào bình A, được chất rắn B. Thêm dung dịch Al(NO3)3 dư vào bình A, được kết tủa D và khí E. Xác định các chất trong B, D, E và viết PTHH. Bài 18. Hai hợp chất khí X và Y đều chứa nguyên tố A. X và Y phản ứng trực tiếp được với nhau tạo thành đơn chất A. Cả X và Y đều phản ứng được với nước vôi trong và dung dịch thuốc tím. Khi sục X hoặc Y cùng với khí clo vào nước đều có phản ứng xảy ra. Chọn các chất X, Y thích hợp và viết các PTHH. Bài 19. Hòa tan hoàn toàn Fe3O4 trong dung dịch HCl dư thu được dung dịch A. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư được dung dịch B và kết tủa C. Nung C ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi được chất rắn D. Viết các phương trình hóa học xảy ra. Bài 20. Đốt cháy hỗn hợp carbon và sulfur trong oxygen thu được hỗn hợp khí A. Cho một phần A qua dung dịch NaOH dư được đung dịch B và khí C. Cho khí C qua bột CuO nung nóng được khí D. Phần A còn lại cho tác dụng với nước bromine thu được dung dịch E. Thêm dung dịch BaCl2 vào dung dịch E thấy có kết tủa màu trắng. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Viết các phương trình phản ứng minh họa. Bài 21. Xác định các chất X, Y, Z, T và viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, biết rằng: a) X là nguyên tố kim loại phổ biến nhất trong vỏ Trái Đất, nhẹ, màu trắng bạc. X tan được trong cả dung dịch HCl và dung dịch NaOH. b) Y là chất khí không màu, độc. Y tạo được kết tủa màu đen với dung dịch CuSO4. Dung dịch Y để ngoài không khí sau một thời gian thấy xuất hiện vẩn đục màu vàng. c) Z là hợp chất gồm 2 nguyên tố, được tạo thành khi nhiệt phân đá vôi. Phản ứng của Z với nước tỏa nhiều nhiệt thu được dung dịch Z1. Khi cho dung dịch H3PO4 phản ứng với lượng dư dung dịch Z1 thu được chất kết tủa Z2. d) T là chất khí không màu, mùi hắc, độc. T làm mất màu dung dịch nước brom và làm vẩn đục dung dịch nước vôi trong dư. Bài 22: Nhiệt phân một lượng CaCO3, sau một thời gian được chất rắn A và khí B. Cho khí B hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch KOH, thu được dung dịch D. Dung dịch D tác dụng được với dung dịch BaCl2 và với dung dịch NaOH. Cho chất rắn A tác dụng với dung dịch HCl dư, được khí B và dung dịch E. Cô cạn dung dịch E, được muối khan F. Điện phân muối F nóng chảy, được kim loại M. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
4

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.