Nội dung text ĐỀ 6 - ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 HÓA 11 ( Theo minh họa 2025 ).docx
A. propane-1,2-diol, CH 3 CH(OH)CH 2 OH. B. propan-2-ol, CH 3 CH(OH)CH 3 . C. propane-1,3-diol, HOCH 2 CH 2 CH 2 OH. D. ethanol, CH 3 CH 2 OH. Câu 11. Ở điều kiện thường, chất tồn tại ở thể rắn là A. ethanol. B. benzene. C. phenol. D. toluene. Câu 12. Chất nào sau đây có khả năng tạo kết tủa với nước bromine? A. Phenol. B. Ethylene. C. Benzene. D. Acetylene. Câu 13. Hợp chất nào sau đây có tên gọi là butanal? A. CH 3 CH 2 COCH 3. B. CH 3 CH 2 CHO . C. CH 3 CH 2 CH 2 CHO . D. (CH 3 ) 2 CHCHO. Câu 14. Cho sơ đồ phản ứng: CH 3 CH 2 CH=O 4LiAlH X. Tên gọi của hợp chất hữu cơ X là A. propan-1-ol. B. propan-2-ol. C. propanal. D. ethanol. Câu 15. Cặp chất nào sau đây có thể phân biệt bằng phản ứng tạo iodoform? A. CH 3 CHO và CH 3 COCH 3 . B. CH 3 CHO và C 2 H 5 COCH 3 . C. CH 3 OCH 3 và C 2 H 5 COC 2 H 5 . D. CH 3 CHO và C 2 H 5 COC 2 H 5 . Câu 16. Chất nào dưới đây có phản ứng với thuốc thử Tollens? A. Ethanol. B. Ethanal. C. Acetone. D. Methane. Câu 17. Chất nào dưới đây phản ứng với sodium carbonat sinh ra khí carbon dioxide? A. CH 3 OH. B. CH 3 Cl. C. CH 3 COOH. D. CH 3 CH=O. Câu 18. Các dung dịch chứa từng chất riêng: acetic acid, phenol (C 6 H 5 OH), acetaldehyde, ethyl alcohol được kí hiệu ngẫu nhiên là X, Y, Z, T. Một số kết quả thí nghiệm được ghi lại ở bảng: Mẫu thử Thuốc thử Hiện tượng Y AgNO 3 trong dung dịch NH 3 , đun nóng Tạo kết tủa trắng bạc X Nước Br 2 Tạo kết tủa trắng T NaHCO 3 Có bọt khí bay ra Dung dịch chứa acetic acid, phenol, acetaldehyde, ethyl alcohol được kí hiệu tương ứng là A. T, X, Y, Z. B. X, Y, Z, T. C. Y, T, Z, X. D. T, Z, Y, X. PHẦN II. Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1. Cho 30 mL dung dịch HNO 3 đặc và 25 mL dung dịch H 2 SO 4 đặc vào bình cầu ba cổ có lắp ống sinh hàn, phễu nhỏ giọt và nhiệt kế rồi làm lạnh hỗn hợp đến 30 °C. Cho từng giọt benzene vào hỗn hợp phản ứng, đồng thời lắc đều và giữ nhiệt độ ở 60 °C trong 1 giờ. Để nguội bình, sau đó rót hỗn hợp phản ứng vào phễu chiết, hỗn hợp tách thành hai lớp. Tách bỏ phần acid ở bên dưới. Rửa phần chất lỏng còn lại bằng dung dịch sodium carbonate, sau đó rửa bằng nước, thu được chất lỏng nặng hơn nước, có màu vàng nhạt. a. Chất lỏng màu vàng nhạt là nitrobenzene. b. Sulfuric acid có vai trò chất xúc tác. c. Đã xảy ra phản ứng thế vào vòng benzene. d. Nếu thay benzene bằng toluene thì sản phẩm chính thu được chủ yếu là m-nitrotoluene. Câu 2. Phenol là hợp chất hữu cơ trong phân tử có một hay nhiều nhóm hydroxy (-OH) liên kết trực tiếp với nguyên tử carbon của vòng benzene. a. Tính acid của phenol mạnh hơn alcohol. b. Phenol có tính acid nên phenol làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ. c. Phenol tác dụng dễ dàng với dung dịch kiềm. d. Nhỏ nước bromine vào dung dịch phenol, thấy xuất hiện kết tủa màu vàng. Câu 3. Thực hiện thí nghiệm theo các bước như sau: