PDF Google Drive Downloader v1.1


Báo lỗi sự cố

Nội dung text Bài 20.1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (LT).pdf

Bài 20. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (LT) ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh Tel (Zalo): 0358.969.708 – Email: [email protected] 01 CHỦ ĐỀ 7: MÔI TRƯỜNG VÀ QUẦN THỂ SINH VẬT I. Môi trường sống của sinh vật - Môi trường sống của sinh vật là tất cả các nhân tố bao quanh sinh vật có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và các hoạt động của sinh vật. - Môi trường sống được chia thành 4 loại: môi trường nước, môi trường đất, môi trường trên cạn và môi trường sinh vật. II. Các nhân tố sinh thái 1. Khái niệm - Nhân tố sinh thái là các yếu tố của môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. - Bao gồm: + Nhân tố vô sinh bao gồm các yếu tố vật lí, hoá học, khí hậu, thổ nhưỡng của môi trường, ví dụ như nhiệt độ, ánh sáng, nước, pH, áp suất, nồng độ oxygen, ... Các nhân tố vô sinh tác động trực tiếp đến đời sống của sinh vật. Các nhân tố sinh thái vô sinh thường tác động không phụ thuộc vào mật độ cá thể của loài + Nhân tố hữu sinh gồm các yếu tố sinh học của môi trường, tác động đến sinh vật thông qua các mối quan hệ như hỗ trợ hoặc đối kháng. Các nhân tố sinh thái hữu sinh thường tác động phụ thuộc vào mật độ. - Con người có thể tác động cả đến các nhân tố vô sinh, hữu sinh của môi trường, qua đó tác động tới các sinh vật hoặc tác động trực tiếp đến các sinh vật. Do vậy, con người là nhân tố tác động mạnh nhất đến các sinh vật.) 2. Quy luật tác động của các nhân tố sinh thái Giới han sinh thái Tác động tổng hợp Tác động không đồng đều Nội dung quy luật Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà sinh vật có thể tồn tại và phát triển. Môi trường gồm nhiều nhân tố sinh thái gắn bó chặt chẽ với nhau thành một tổ hợp sinh thái và cùng tác động lên sinh vật. Các nhân tố sinh thái tác động không đồng đều lên đời sống sinh vật. Đặc điểm Giới hạn sinh thái thường được chia thành hai khoảng: khoảng thuận lợi và khoảng chống chịu. Sinh vật sẽ chết nếu giá trị của nhân tố sinh thái nằm ngoài giới hạn chống chịu. Để một sinh vật có thể tồn tại và phát triển thì tất cả các nhân tố sinh thái phải nằm trong giới hạn sinh thái của sinh vật đó. - Sự phát triển của một loài sinh vật đôi khi chịu ảnh hưởng rất lớn bởi một nhân tố sinh thái, trong khi các nhân tố khác ảnh hưởng rất nhỏ. - Mỗi giai đoạn phát triển và mỗi bộ phận chức năng của cơ thể sống cần có những điều kiện sinh thái khác nhau. Ví dụ Cây lúa (Oryza sativa L.) thường có giới hạn Muốn cây trồng phát triển tốt thì phải cung cấp đủ - 100% trứng của rùa biển Chelonia mydas nở thành con đực Bài 20
Bài 20. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (LT) ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh Tel (Zalo): 0358.969.708 – Email: [email protected] 02 Giới han sinh thái Tác động tổng hợp Tác động không đồng đều sinh thái về nhiệt độ môi trường trong khoảng 12 – 38oC, trong đó nhiệt độ thuận lợi cho sinh trưởng và phát triển khoảng 25 – 32oC. nước và khoáng, tạo điều kiện thuận lợi về ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm, pH, ... khi ấp ở ≤ 27,6oC, khi ấp ở nhiệt độ ≥ 30,6oC thì 100% trứng nở thành rùa cái. - Cá hồi (Salmo solar) sinh ra và lớn lên ở vùng nước ngọt, đến khi trưởng thành chúng bơi ra vùng nước mặn để sinh sống, đến mùa sinh sản chúng quay trở về vùng nước ngọt đẻ trứng. 3. Sự tác động qua lại giữa môi trường và sinh vật 3.1. Ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái đến sinh vật a) Ánh sáng * Đối với thực vật: - Ánh sáng có vai trò là nguồn năng lượng cho quang hợp; ánh sáng cũng dẫn tới sự phân tầng của các thảm thực vật. - Dựa vào sự thích nghi với điều kiện ánh sáng khác nhau, thực vật được chia thành 2 nhóm. + Cây ưa sáng thường sống ở nơi có ánh sáng mạnh; lá cây thường nhỏ, dày, xếp ngang; mô giậu và mô dẫn phát triển. + Cây ưa bóng thường sống ở nơi có ánh sáng yếu, lá thường lớn, phiến mỏng, xếp xen kẽ và thường nằm ngang; mạng gân lá ít và lá có ít khí khổng. * Đối với động vật: - Ánh sáng giúp cho các loài động vật định hướng, nhận biết các sự vật, hiện tượng xung quanh, nhờ đó có thể nhận ra đồng loại, tìm kiếm thức ăn hoặc chạy trốn kẻ thù; ánh sáng giúp sưởi ấm cơ thể. - Dựa vào sự thích nghi với điều kiện ánh sáng khác nhau, động vật cũng được chia thành hai nhóm: + Động vật ưa hoạt động ban ngày có cơ quan tiếp nhận ánh sáng, ví dụ như thị giác, màu sắc cơ thể đa dạng. + Động vật ưa hoạt động ban đêm có thị giác kém phát triển, cơ quan thính giác, khứu giác và xúc giác phát triển, thân thường có màu đen. b) Nhiệt độ - Nhiệt độ ảnh hưởng tới sinh trưởng, phát triển, phân bố của các loài sinh vật. Trong một năm, nhiệt độ thay đổi theo các mùa và tác động lên sinh vật; hình thành nhịp sinh trưởng theo mùa. - Nhiệt độ ảnh hưởng đến sinh trưởng, phát triển và hình thái của động vật. Hình thái của nhiều loài động vật đã thay đổi để thích nghi với những điều kiện nhiệt độ khác nhau. 3.2. Ảnh hưởng của sinh vật đến môi trường Hoạt động sống của các loài sinh vật có thể làm thay đổi các yếu tố môi trường như nhiệt độ, độ ẩm, hàm lượng các chất trong đất, nước và khí quyển, ... III. Nhịp sinh học - Nhịp sinh học là những phản ứng nhịp nhàng của cơ thể sinh vật với những thay đổi có tính chu kì của các nhân tố môi trường.
Bài 20. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (LT) ThS. Nguyễn Ngọc Cảnh Tel (Zalo): 0358.969.708 – Email: [email protected] 03 - Nhịp sinh học đảm bảo cho sinh vật thích ứng với những thay đổi có tính chu kì của môi trường. Những phản ứng mang tính chu kì này ở sinh vật được hình thành trong quá trình phát triển của mỗi loài, dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên mà tác nhân chọn lọc là sự thay đổi có tính chu kì của các nhân tố sinh thái trong môi trường. Vì vậy, nhịp sinh học là những đặc điểm thích nghi của loài (sinh vật) với những thay đổi có tính chu kì của môi trường.

Tài liệu liên quan

x
Báo cáo lỗi download
Nội dung báo cáo



Chất lượng file Download bị lỗi:
Họ tên:
Email:
Bình luận
Trong quá trình tải gặp lỗi, sự cố,.. hoặc có thắc mắc gì vui lòng để lại bình luận dưới đây. Xin cảm ơn.