Nội dung text 04. Tổng ôn chủ đề 2- Đề bài.docx
TỔNG ÔN CHỦ ĐỀ 2 CARBOHYDRATE- ĐỀ BÀI I. PHẦN 1- DẠNG CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM – NHIỀU PHƯƠNG ÁN LỰA CHỌN Câu 1. Glucose là một loại monosaccharide có nhiều trong quả nho, quả xoài, quả vải,... Công thức phân tử của Glucose là A. C 12 H 22 O 11 . B. (C 6 H 10 O 5 ) n . C. C 2 H 4 O 2 . D. C 6 H 12 O 6 . Câu 2: Công thức cấu tạo dạng mạch vòng - fructose A. O OH OH 1 23 4 5 6 OH OH OH OHO OH 1 23 4 5 6 OH OH OH B. 34 5 6OHOH 2 1 OH OH OH O C. 34 5 6 OH OH OH O OH 2 1 OH D. Câu 3: Thủy phân 1 phân tử saccharose thì thu được 2 phân tử A. α-glucose và α-fructose. B. β-glucose và β-fructose. C. α-glucose và β- fructose. D. glucose và fructose Câu 4: Nhận xét nào dưới đây là không đúng khi nói về glucose và fructose? A. Đều tạo dược dung dịch màu xanh lam khi tác dụng với Cu(OH) 2 trong môi trường kiềm. B. Đều tạo được kết tủa đỏ gạch Cu 2 O khi tác dụng với Cu(OH) 2 , đun nóng trong môi trường kiềm. C. Đều làm mất màu nước bromine. D. Đều tồn tại ở cả dạng mạch vòng và mạch hở. Câu 5: Chất nào sau đây không có phản ứng thủy phân A. Fructose. B. Amylose. C. Cellulose. D. Amylopectin Câu 6: Mệnh đề nào sau đây không đúng A. Có thể phân biệt maltose và saccharose bằng dung dịch [Ag(NH) 3 ] 2 OH khi đun nóng. B. Tinh bột dễ tan trong nước lạnh. C. Cellulose tan được trong nước Svayde D. Glucose có phản ứng lên men thành lactic acid. Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng ? A. Mỗi mắt xích trong phân tử tinh bột là 1 gốc α- glucose. B. Mỗi mắt xích trong phân tử cellulose là 1 gốc β- glucose. C. Công thức của cellulose còn được biểu diễn là [C 6 H 7 O 2 (OH) 3 ] n . D. Tinh bột và cellulose là đồng phân của nhau. Câu 8: Dung dịch glucose và fructose hòa tan Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch xanh lam qua phản ứng nào sao đây ? A. 2C 6 H 12 O 6 + Cu(OH) 2 (C 6 H 11 O 6 ) 2 Cu + 2H 2 O. B. CH 2 OH-[CHOH] 4 -CHO + 2Cu(OH) 2 +NaOH ot CH 2 OH-[CHOH] 4 -COONa + Cu 2 O +3H 2 O.
C. CH 2 OH-[CHOH] 4 -CHO +2[Ag(NH 3 ) 2 ]OH ot CH 2 OH-[CHOH] 4 -COONH 4 + 2Ag + 3NH 3 +H 2 O. D. CH 2 OH-[CHOH] 4 -CHO + Br 2 +H 2 O ot CH 2 OH-[CHOH] 4 -COOH + 2HBr. Câu 9: Khi bị ốm, mất sức, nhiều người bệnh thường được truyền dịch đường để bổ sung nhanh năng lượng. Chất trong dịch truyền có tác dụng trên là A. Glucose. B. Maltose. C. Tinh bột. D. Saccharose. Câu 10: Carbohydrate nào có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt và củ cải đường? A. Fructose. B. Maltose. C. Tinh bột. D. Saccarose. Câu 11: Để chứng minh glucose có tính chất của aldehyde, người ta không sử dụng thí nghiệm của dung dịch glucose với chất nào: A. Cu(OH) 2 trong NaOH, đun nóng. B. Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường. C. Thuốc thử Tollens. D. Dung dịch Br 2 . Câu 12: Chất nào sau đây không phải là đồng phân của α-glucose là: A. β-glucose. B. α-fructose. C. β-fructose. D. Amylose. Câu 13: Tinh bột thuộc loại là một trong những chất dinh dưỡng cơ bản của người và động vật. Tinh bột thuộc loại A. Polysaccharide B. Disaccharide: C. lipid. D. Monosaccharide. Câu 14: Tổng hệ số các chất tham gia và sản phẩm trong phản ứng lên men glucose thành ethyl alcohol là A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 Câu 15: Ứng dụng nào sau đây của hợp chất carbohydrate là chưa đúng A. Đường maltose là một trong các nguyên liệu để sản xuất bia. B. Glucose có nhiều trong quả nho chín được dùng để sản xuất rượu vang. C. Cellulose được dùng để điều chế thuốc súng không khói. D. Saccharose được dùng để làm lương thực hàng ngày. Câu 16: Liên kết α-1,2-glycoside xuất hiện trong phân tử hợp chất nào 1 23 4 5 6 glucose OH OH OH fructose 1 2 3 4 5 6 OH OH O OH OH OO OH Lieân keát -1,2- glycoside A. Glucose B. Maltose C. Tinh bột D. Saccharose Câu 17: Chất T có các đặc điểm: (1) thuộc loại monosaccharide; (2) có nhiều trong mật ong; (3) không tác dụng với nước bromine; (4) có phản ứng tráng gương. Chất T là A. Glucose. B. Saccharose. C. Fructose. D. Cellulose.
Câu 18: Cho các phát biểu sau: (a) Hợp chất carbohydrate thường có dạng tổng quát C n (H 2 O) m . (c) Nhỏ vài giọt dung dịch I 2 vào 1 lát chuối xanh thì thấy xuất hiện màu xanh tím. (d) Nhóm -OH hemiacetal trong phân tử glucose có phản ứng với CH 3 OH với xúc tác là HCl. (e) Lên men quả nho chín thì thu được ethanol. Số phát biểu đúng là A. 4 B. 5. C. 3. D. 2. II. PHẦN 2 –Câu trắc nghiệm đúng sai. Thí sinh trả lời từ câu 1 đến câu 4. Trong mỗi ý a), b), c), d) ở mỗi câu, thí sinh chọn đúng hoặc sai. Câu 1: Saccharose và maltose là 2 disaccharide quen thuộc và có nhiều ứng dụng trong đời sống, cho các nhận định sau về 2 hợp chất này a) Đều có 42,1% C về khối lượng. b) Đều tồn tại ở dạng mạch hở và mạch vòng. c) Đều là chất rắn, dễ tan trong nước, vị ngọt. d) Có thể dùng thuốc thử Tollens hoặc dung dịch Br 2 để phân biệt dung dịch 2 chất trên. Câu 2: Tiến hành thí nghiệm với dung dịch fructose nồng độ 2%. Thí nghiệm 1: Cho dung dịch glucose tác dụng với thuốc thử Tollens đung nóng nhẹ. Thí nghiệm 2: Nhỏ dung dịch I 2 /NaOH vào dung dịch fructose a) ở TN1 thành ống nghiệm xuất hiện kết tủa sáng bạc. b) ở TN 2 xuất hiện kết tủa màu vàng. c) TN1 chứng minh fructose có tính k.hử d) TN2 chứng tỏ fructose có gốc –CH 3 liên kết trực tiếp với nhóm carbonyl. Câu 3: Cho các nhận định về hợp chất carbohydrate a) Fructose không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. b) Khử glucose hay fructose bằng LiAlH 4 thu được cùng 1 sản phẩm. c) Thủy phân hoàn toàn cellulose trong dung dịch H 2 SO 4 đun nóng thu được fructose. d) Tinh bột hòa tan tốt trong nước và ethanol. Câu 4: Hiện nay phương pháp nấu rượu truyền thống bằng cách lên men tinh bột vẫn được nhiều người dân sử dụng. Tinh bột sau khi thủy phân, lên men thì được chưng cất để thu lấy ethanol. Trong quá trình chưng cất, chất lỏng ban đầu thu được có vị rất nồng, sau đó nhạt dần và cuối cùng có vị chua. Để rượu ngon, khi chưng cất người ta thường bỏ đi khoảng 100 - 200 ml chất lỏng chảy ra đầu tiên. Nấu rượu truyền thống a) Hỗn hợp đem chưng cất có C 2 H 5 OH, H 2 O, CH 3 COOH. b) Nhiệt độ sôi xếp theo thứ tự tăng dần như sau C 2 H 5 OH, CH 3 COOH, H 2 O. c) Bỏ đi khoảng 100 - 200 mL chất lỏng chảy ra đầu tiên là để loại bỏ chất độc như CH 3 OH, CH 3 CHO. d) Có tối thiểu 4 phản ứng hóa học xảy ra trong quá trình trên. Phần III: TRẮC NGHIỆM TRẢ LỜI NGẮN Câu 1: Cho dãy các chất sau : cellulose, amylopectin, amylose, glucose, fructose, maltose, có bao nhiêu chất
bị thủy phân trong môi trường acid loãng, nóng? Câu 2: Cho dãy các chất sau: glycerol, ethylene glycol, glucose, maltose, acetic acid, acetic aldehyde có bao nhiêu chất mà dung dịch của nó hòa tan được Cu(OH) 2 ở nhiệt độ thường? Câu 3: Cho 20 mL dung dịch glucose nồng độ x M tráng bạc hoàn toàn thì thu được 10,8 gam Ag, vậy giá trị của x là Câu 4: Trong các quá trình sau (1) Thủy phân tinh bột trong môi trường acid. (2) Đốt cháy cellulose. (3) Cho dd Br 2 tác dụng với dd glucose. (4) Cho dd fructose tác dụng với thuốc thử Tollens đun nóng. (5) Hòa tan Cu(OH) 2 bằng dung dịch saccharose. (6) Cho dung dịch maltose tác dụng với Cu(OH) 2 /NaOH đun nóng. Số thí nghiệm mà các hợp chất glucide bị oxi hóa là? Các thí nghiệm Câu 5: Để sản xuất 1 tấn thuốc nổ cellulose trinitrate cần bao nhiêu tấn gỗ chứa 50% cellulose biết hiệu suất phản ứng đạt 80% ( kết quả làm tròn đến số thập phân thứ hai) Câu 6: Phản ứng quang hợp tạo ra glucose cần được cung cấp năng lượng: 6 CO 2 + 6 H 2 O + 673 kcal asmt chlorophyll C 6 H 12 O 6 + 6 O 2 Nếu có một cây xanh với tổng diện tích lá 100 dm 2 , mỗi dm 2 nhận được 3000 cal năng lượng mặt trời trong 1 giờ và chỉ có 10% năng lượng đó tham gia phản ứng tổng hợp glucose, thì trong 10 giờ có x gam glucose được tạo thành. Xác định giá trị của x (làm tròn một chữ số thập phân). -HẾT-